ĐBQH bàn cách “giải bài toán” ngân sách

ĐBQH bàn cách “giải bài toán” ngân sách
(PLO) - “Giờ nhân dân đóng thuế nuôi cán bộ, mua điện thoại cho cán bộ, trả tiền điện thoại cho cán bộ nhưng người dân gọi cán bộ không nghe...", ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) phản ánh. ĐB này cho rằng, việc lắng nghe nhân dân là một yếu tố then chốt khắc phục những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế hiện nay.

Có thể nói, chưa một kỳ họp nào QH phải quyết định xem xét nâng bội chi ngân sách, phát hành trái phiếu Chính phủ một lượng lớn như kỳ họp QH lần này, nhất là  trong bối cảnh sau 12 năm luôn vượt chỉ tiêu, năm nay ngân sách hụt dự toán đến 63.000 tỷ đồng.

Những con số vẫn bị hoài nghi

Lo lắng cho thực trạng nên kinh tế, ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng)  phát biểu: “Báo cáo của Chính phủ chúng tôi nghe thấy thực sự an tâm, tuy nhiên, trong thực tiễn đề nghị Chính phủ cần đánh giá một cách khách quan toàn diện hơn. Tăng trưởng kinh tế năm nay cao hơn năm ngoái thì đáng nghi ngờ. Nghe báo cáo Chính phủ thì thấy màu hồng, nghe báo cáo thẩm tra của UB Tài chính - Ngân sách thấy màu xám, còn nhân dân nói thì màu tối”.
Cũng theo ĐB tỉnh Lâm Đồng, nền kinh tế phải được đánh giá cho đúng, "nếu chúng ta đánh giá không đúng, nó cũng như người bệnh. Cảm cúm nhẹ thì cho uống Tiffy là khỏi, cảm cúm nặng thì phải có thuốc khác".  
Hoài nghi về những con số trong báo cáo còn có ĐB Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị). Ông nêu ý kiến: báo cáo của Chính phủ chưa đánh giá hết mức độ "ốm yếu" của nền kinh tế. Các con số thống kê gây hoài nghi không nhỏ.
Theo ĐB Trương Văn Vở (đoàn Đồng Nai): Để đánh giá cho đúng thực trạng và có giải pháp phù hợp cho giai đoạn tiếp theo, tôi đề nghị Chính phủ quan tâm bổ sung làm rõ địa chỉ về trách nhiệm quản lý Nhà nước của bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương trong tổ chức thực hiện mục tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong giai đoạn vừa qua.

Hiến kế "giải bài toán" ngân sách

Trước bối cảnh nên kinh tế hiện tại, ĐB Lê Thị Yến (Phú Thọ) phân tích: Do bước đầu triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, nên tăng trưởng nền kinh tế thời gian trước mắt vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào tăng trưởng lượng vốn đầu tư, không đẩy mạnh đầu tư hơn thì sẽ không thể cải thiện được tốc độ tăng trưởng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến tạo việc làm, đến nguồn lực để thực hiện các bước phát triển lâu dài, gắn với tiết kiệm phát triển và thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.
“Từ những suy nghĩ đó, chúng tôi tán thành việc mở rộng đầu tư công ở chừng mực và khoảng thời gian hợp lý trong giới hạn nợ công cho phép. Thông qua việc huy động thêm một lượng vốn trái phiếu Chính phủ dưới chuẩn bội chi trong thời gian tới để có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển. Qua đó góp phần kích thích tăng trưởng, kích thích nhu cầu của thị trường và tạo thêm việc làm”, bà  Lê Thị Yến nói.
Đồng quan điểm này, Đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình) bày tỏ đồng tình với Chính phủ về việc tăng bội chi ngân sách cho phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14, đồng thời để  hoàn thành một số dự án lớn trọng điểm quốc gia và các dự án dở dang thiếu vốn đã được phê duyệt.
ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đề nghị phải kiểm soát tốt chi tiêu ngân sách, giảm dần bội chi bằng cách tập trung quản lý chi tiêu thường xuyên, kiểm soát chặt chẽ việc thành lập mới cơ quan, tổ chức nhằm tránh việc tăng chi tiêu ngân sách. Điều chỉnh giảm đầu tư công để cân đối với khả năng tiết kiệm, giảm nợ công, xây dựng hệ thống đấu thầu điện tử, thành lập cơ quan độc lập trực thuộc Quốc hội có thẩm quyền giám sát thanh tra, đánh giá các dự án lớn.
Nhận định việc đầu tư dàn trải là mối lo của đất nước, ĐB  Phạm Quang Khải (Bà Rịa-Vũng Tàu) phát biểu: “Chúng ta đang phải giải quyết làm tăng mức bội chi ngân sách, tăng nợ công. Đây là mối lo ngại của đất nước về quy hoạch và phát triển đã có quy hoạch vùng, vùng trọng điểm nhưng thiếu và chưa rõ nguồn lực thực hiện, thiếu tính đột phá, chưa cân đối được ngân sách trung, dài hạn để thực hiện đầu tư dàn trải lãng phí nguồn lực, nhiều dự án thiếu vốn kéo dài nên chậm phát huy hiệu quả.
Theo tôi, 1-2 năm tới chúng ta còn tiếp tục đối mặt với khó khăn, Quốc hội, Chính phủ cần có những giải pháp quyết liệt hơn, tổ chức thực hiện quyết liệt hơn mới có thể vượt qua".

Sức người dân là quan trọng

Về việc khắc phục những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế hiện nay, ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng việc lắng nghe nhân dân là một trong những yếu tố then chốt: “Ngày xưa các cán bộ phải vào nhà người dân để lấy tiếp tế, lấy thông tin đánh địch, giờ nhân dân đóng thuế nuôi cán bộ, mua điện thoại cho cán bộ, trả tiền điện thoại cho cán bộ nhưng người dân gọi cán bộ không nghe. Một bộ phận không nhỏ cán bộ bây giờ gọi bảo số lạ không bao giờ nghe.

Thực ra người dân rất muốn tiếp cận gặp lãnh đạo để phản ánh tâm tư, nguyện vọng nhưng gửi đơn lên chưa chắc đến được với lãnh đạo. Đến tiếp dân cũng có thể không gặp đồng chí cao cấp, qua điện thoại trực tiếp cán bộ không nghe, chính vì vậy nhân dân rất băn khoăn, nhiều cái kêu hàng chục năm không ai đứng ra giải quyết…”.
ĐB Thuyền cũng nhấn mạnh: “Chính quyền của người dân, do người dân, vì người dân thì phải đặt lợi ích của người dân lên trên hết, nếu lợi ích nhóm đưa ra người dân bức xúc. Chính quyền phải kiểm tra nghiêm túc chỉ đạo quyết liệt chống tham nhũng, quan liêu, xa người dân”.

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.