Cả giáo viên (GV) và lãnh đạo các trường đều biết về quy định cấm dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT và các sở. Nhưng cấm là việc của Bộ, còn có thực hiện hay không là... chuyện của GV.
Cả giáo viên (GV) và lãnh đạo các trường đều biết về quy định cấm dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT và các sở. Nhưng cấm là việc của Bộ, còn có thực hiện hay không là... chuyện của GV.
Đủ cách dạy thêm
Trên diễn đàn web Trẻ thơ, một phụ huynh tâm sự: “Con mình học ở Q.Đống Đa, Hà Nội. Ngày khai giảng, mình đã nói với cô là cháu không đi học trước, cháu chưa biết viết, cô nói rằng không sao, vài tháng cháu sẽ quen... Ba ngày sau, mình đi đón con nhận được lời cô phàn nàn rằng cháu nhà chị viết sai, viết chậm lắm, cô uốn mãi nhưng vẫn chậm hơn các bạn, mà viết chậm như thế này thì không thể học theo các bạn được đâu”. Trong vở viết cô chấm cho luôn hai điểm 2. Quá bức xúc, phụ huynh này viết: “Ngay những ngày đầu tiên vào trường, con đã bị cô hết lời chê bai, phàn nàn, rồi bị luôn điểm kém, thử hỏi các cháu có còn hứng thú để học hành nữa hay không?”.
Một lớp dạy thêm HS lớp 1
Chương trình không nặng đến mức phải học thêm
Chương trình TH hiện nay thiết kế cho việc dạy học 1 buổi/ngày chứ chưa phải là 2 buổi/ngày. Bộ GD-ĐT cũng đã ban hành tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng để những địa phương nào khó khăn về điều kiện giảng dạy, về khả năng tiếp thu của HS có thể điều chỉnh cho phù hợp.
Bộ khẳng định là chương trình không hề nặng, càng không nặng đến mức mà HS học cả ngày ở trên lớp rồi tối về lại phải học thêm ở nhà cô giáo. Khảo sát của chúng tôi ở tất cả các vùng miền trong cả nước cho thấy ngay cả GV ở miền núi cũng không kêu chương trình nặng. Nếu một cô giáo ở Cao Bằng không kêu chương trình nặng thì không có lý gì mà một cô giáo ở Hà Nội lại bảo phải học thêm vì chương trình nặng. Trong khi tất cả các điều kiện về dạy học, về đội ngũ, về khả năng tiếp thu kiến thức của HS... ở Hà Nội đều hơn hẳn Cao Bằng.
Ông Lê Tiến Thành (Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học - Bộ GD-ĐT)
T.N (ghi)
Chị T.N - một phụ huynh có con học lớp 2 - tỏ ra đầy kinh nghiệm: “Hồi cháu nhà tôi học lớp 1 cũng rơi vào tình huống như vậy. Sau nhiều lần chê là có thông báo của cô giáo về việc tổ chức dạy thêm”. Một số phụ huynh ở những trường danh tiếng như Tiểu học (TH) Trung Tự, Kim Liên cũng cho biết đang đau đầu với việc có nên cho con đi học thêm ở chính lớp cô giáo chủ nhiệm tổ chức hay không? Thậm chí, một phụ huynh còn tìm đến PV để nhờ tư vấn xem nên phản ứng ra sao trước gợi ý tham gia học thêm của cô giáo. Chị này nói: “Cô giáo thông báo sẽ tổ chức dạy kèm vào thứ bảy hằng tuần, HS nào có nhu cầu thì đăng ký. Không phải mình không có tiền cho con đi học thêm, nhưng quả thật mình không muốn con phải khổ”. Theo tìm hiểu của PV , một số trường TH trên địa bàn TP Hà Nội có khá nhiều kiểu dạy thêm khác nhau. Ngoài việc dạy thêm vào thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, có GV còn tổ chức dạy ngay sau giờ tan học buổi chiều. GV đưa thẳng HS ra lớp học thêm để “nhồi” tiếp. Tuy nhiên, ở những trường như Trung Tự, Kim Liên, do sĩ số HS/lớp quá đông nên thường cô phải chia một lớp ra thành mấy ca học khác nhau. Mỗi buổi học như vậy, GV thu mỗi HS khoảng 50.000 đồng. Một số trường TH của Q.Hoàng Mai thì tổ chức dạy thêm dưới hình thức “câu lạc bộ”, sử dụng cơ sở vật chất, đội ngũ GV của trường để tổ chức CLB vào sáng thứ bảy hằng tuần. Thực chất các CLB chỉ dạy Toán và tiếng Việt nâng cao. Mức đóng góp cho CLB này là khoảng 80.000 - 100.000 đồng/HS/tháng. Những trường như TH Lê Ngọc Hân (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội), Bế Văn Đàn (Q.Đống Đa) do còn chung cơ sở vật chất với trường THCS nên HS không được học 2 buổi/ngày. Chính vì vậy, GV các trường này thuê nhà dân ở xung quanh khu vực trường để tổ chức dạy thêm một buổi nữa cho HS. Tất nhiên, đây cũng là nhu cầu của phụ huynh nhưng điều đáng nói là những lớp học này không hề chịu sự quản lý hay chịu trách nhiệm của nhà trường, nên nếu có việc gì đáng tiếc xảy ra thì cũng không có ai đứng ra bảo đảm quyền lợi của HS. Hơn nữa, hầu hết các địa điểm mà GV thuê đều rất chật chội, thiếu ánh sáng, thiếu không khí... Trong khi đó, phụ huynh ở những trường này phải chấp nhận đóng thêm nhiều khoản tiền như thuê cơ sở vật chất, thuê xe đưa đón HS từ lớp học ở nhà dân đến trường để học buổi chính khóa (nếu địa điểm cách xa trường và HS không thể đi bộ).
Dạy vì lương không đủ sống
Tại hẻm 150 đường Nguyễn Khoái (Q.4, TP.HCM), một GV lớp 1 trường TH Đoàn Thị Điểm (Q.4) thuê một căn phòng nhỏ chưa đến 10m2 để dạy thêm. Lớp học diễn ra mỗi tuần 3 buổi chiều từ 17 giờ - 18 giờ 30.
Khoảng 17 giờ ngày 9.9, trước cổng trường TH Nguyễn Việt Hồng (Q.3), chị H., phụ huynh lớp 2/1 cầm một hộp cơm ngồi đợi con tan trường cho biết: “Mỗi tuần con tôi học thêm 2 buổi chiều từ 17 giờ 30 - 19 giờ tại trường do cô giáo chủ nhiệm dạy. Nhà các GV xa trường nên BGH đã tận dụng các phòng học trống vào các buổi chiều và thứ bảy, chủ nhật cho các GV thuê làm địa điểm dạy thêm”.
Bộ GD-ĐT và các sở đều cấm dạy thêm, học thêm ở bậc TH và các trường học 2 buổi/ngày. Vì vậy để hợp pháp hóa việc dạy thêm, học thêm, GV và nhà trường đã tìm cách “lách luật”. Quy định không dạy thêm, học thêm cho HS TH trừ trường hợp nhận quản lý HS ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình, phụ đạo cho những HS học lực yếu kém... Vì vậy nhiều GV đã dựa vào lý do này để tổ chức lớp học. Một GV trường TH Đoàn Thị Điểm (Q.4) giải thích: “Sau giờ học trên lớp, phụ huynh nào có nhu cầu cho con theo học thì tôi nhận. Đó là các bé chưa biết chữ hoặc ở lớp học chậm hơn so với các bạn khác. Chương trình học ở trên lớp hơi nhanh nên không thể theo kịp được”.
Với mức học phí học thêm từ 200.000 - 300.000 đồng/tháng, lớp khoảng 10 - 15 HS, GV thu nhập thêm từ 2 - 4 triệu đồng/tháng. Một GV cho biết: “Thâm niên 20 năm làm nghề nhà giáo, thu nhập mỗi tháng của 2 vợ chồng tôi chưa đến 10 triệu. Tôi dạy theo nhu cầu của phụ huynh, không có bất cứ ưu đãi hay gây khó dễ đối với HS. Mọi người đi làm cũng vì lo cho cuộc sống, lương tôi không đủ sống thì tôi đi làm thêm”.
Còn bà Trần Thị Hạnh - Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Việt Hồng (Q.3) cho biết: “Hầu hết các GV trường tôi đều đi dạy thêm. Khi chưa làm hiệu trưởng, tôi cũng phải đi dạy thêm. Nếu không dạy thêm, làm sao GV chúng tôi sống được!”. Cũng theo bà Hạnh, lương giáo viên TH nếu dạy tăng tiết, dạy 2 buổi cao nhất cũng không quá 4 triệu đồng. GV mới ra trường còn thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 1,8 đến 2 triệu đồng.
Trong khi đó, bà Trần Thị Lan - Hiệu trưởng TH Đoàn Thị Điểm (Q.4) cho rằng: “Biết chủ trương là cấm, nhưng cũng vì đời sống nên các cô mới phải đi làm thêm. Đã làm nghề giáo thì không thể làm thêm nghề khác được nên phải đi dạy thêm thôi”.
B.Thanh - P.Loan
Học vì... tình cảm
Một HS lớp 3 trường TH Núi Thành (Q.Hải Châu TP Đà Nẵng) tâm sự: “Con học ở trường từ sáng tới 4 giờ 15 chiều, tan học là ông ngoại chở con về nhà tắm, rồi cầm theo ổ bánh mì vừa đi vừa gặm để tới nhà cô học tiếp vào lúc 5 giờ chiều. Thứ hai, tư, sáu thì học ở nhà cô chủ nhiệm 2 tiếng; thứ ba, năm thì con học Anh văn 2 tiếng. Mệt lắm. Mà ở trường cũng học chừng nớ, học thêm cũng chừng đó, chưa kể học ở nhà cô xong, tối về con còn thức làm bài. Đi học có nhiều bạn bè thì vui, mà học nhiều như vậy thì con mệt lắm, chán lắm”. Em cho biết thêm, có phân nửa HS trong lớp học thêm ở nhà cô chủ nhiệm.
“Nhìn con đi học thêm cũng xót lắm, nhưng không thể không cho đi học vì Anh văn như là môn chính phải học thêm, còn học ở nhà cô giáo chủ nhiệm thì cũng vì... tình cảm” - một phụ huynh ở trường TH Hoàng Văn Thụ cho biết.
(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.
(PLVN) - Thông tin từ Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Ninh, tính đến hôm nay, 1/6, tổng cộng có 98 bệnh nhân điều trị tại địa bàn được xuất viện.
(PLVN) - Ngày 1/6, Thành ủy Đà Nẵng công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc, trong đó, chức danh được bổ nhiệm lần này có Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng.
(PLVN) - Sau khi hoàn thành 12 ngày cách ly, Cô Phùng Thị Khánh Huyền, giáo viên chủ nhiệm lớp 7A5 trường THCS Ngô Sỹ Liên viết những dòng xúc động gửi đến cán bộ, nhân viên Khu cách ly Dĩnh Kế, Bắc Giang.
(PLVN) - “Người dân về TP phải chủ động theo dõi sức khỏe, tự cách ly y tế tại nhà. Với người về từ vùng dịch hay nơi phong tỏa thì phải khai báo cụ thể với Tổ COVID cộng đồng, ngành y tế bố trí xét nghiệm ngay”.
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.
(PLVN) - Từ khu vực như chợ, dãy phố trung tâm đến điểm cân vải, vùng nông thôn của huyện Tân Yên đều vắng vẻ khi UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu giãn cách xã hội.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
(PLVN) - UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản chỉ đạo về việc thành lập 40 tổ công tác kiểm tra, hướng dẫn điều kiện an toàn phòng chống dịch tại tất cả các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn tỉnh để thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid – 19.
(PLVN) - Đồng chí Vương Quốc Tuấn – Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh cùng đồng chí Nguyễn Đình Lợi – Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh đã tiếp nhận ủng hộ của các doanh nghiệp và câu lạc bộ báo chí Bắc Ninh tại Hà Nội.
(PLVN) - Vừa qua, Bến Tre đã thống nhất đề xuất thành lập Quỹ vaccine phòng, chống dịch COVID-19, việc thành lập quỹ. Đây được đánh giá là yêu cầu phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người dân.
(PLVN) - Ngày 29/5,Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bến Tre vừa ban hành Công văn số 2946/UBND-KGVX gửi các sở, ban, ngành tỉnh; các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội trên đại bàn Bến Tre về việc tiếp tục tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
(PLVN) - Cùng với việc khẩn trương truy vết F1, F2 của bệnh nhân Covid-19 từng đến địa phương, tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo dừng toàn bộ các loại xe vận chuyển hành khách từ Tp HCM vào tỉnh Lâm Đồng từ 0h ngày 30/5.
(PLVN) - Để quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP, UBND TP Hà Nội yêu cầu dừng tổ chức hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung từ 0h ngày 29/5/2021.
(PLVN) - Tối muộn 28/5, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Lâm Đồng phát đi thông báo khẩn tìm người đến một số địa điểm mà bệnh nhân COVID-19 liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục hưng từng đến trên địa bàn.
(PLVN) - Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, các cấp công đoàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là khi đã có trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm SARS Cov-2 trở về địa phương.
(PLVN) - UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn rà soát lại Tổ COVID cộng đồng và phối hợp Công an TP kiện toàn lại Tổ COVID cộng đồng.
(PLVN) - Đó là nội dung đáng chú ý tại văn bản về tăng cường quản lý cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, người lao động do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng vừa ban hành.
(PLVN) - Đêm 27/5, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Long An đã tổ chức họp khẩn sau khi xác định được một người sống tại tổ 17, ấp 4, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, Long An có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
(PLVN) - Chiến thuật ứng phó với dịch COVID-19 của TP vẫn đúng đắn, hiệu quả. Cơ bản các chùm ca bệnh đã được kiểm soát, chỉ còn 2 chùm ca bệnh mới đang được các lực lượng chức năng tập trung khoanh vùng, dập dịch.