Đẩy nhanh xuất khẩu để tận dụng ưu đãi của các FTA

(PLVN) - Đây là một trong những đề xuất của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng khi chủ trì buổi làm việc của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên” với Thường trực Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan vào chiều 23/9.

Dự cuộc làm việc còn có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Phó Trưởng Đoàn giám sát; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh; các thành viên Đoàn giám sát, một số vị đại biểu Quốc hội cùng lãnh đạo các bộ, ngành có liên quan.

Mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ, hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương lớn của Đảng ta và là nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế; là bộ phận quan trọng xuyên suốt công cuộc đổi mới của nước ta. Thực hiện các nghị quyết của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đẩy mạnh việc đa phương hóa quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, trong đó có việc tham gia các FTA, các FTA thế hệ mới. 

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh.
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh. 

Các FTA đã và đang giúp mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu; nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước; góp phần thúc đẩy hoàn thiện chính sách theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi và phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như xây dựng hình ảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, mở cửa với tất cả các đối tác trên thế giới, là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Để kịp thời triển khai các FTA mà Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực, Chính phủ kịp thời ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các quy định tiêu chuẩn và quy tắc xuất xứ, biểu thuế các loại hàng hóa để hướng dẫn chi tiết các cam kết các quy định trong các FTA; phân công nhiệm vụ cho từng cơ quan, tổ chức, địa phương trong công tác thực thi FTA.

Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, để thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương nỗ lực thực hiện các FTA, vai trò giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là rất quan trọng. Thông qua công tác giám sát để tập trung làm rõ và xác định nguyên nhân của hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện, công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm các quy định của pháp luật có liên quan.

Nội dung giám sát cũng tập trung vào các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả các FTA mà Việt Nam là thành viên; công tác hoàn thiện pháp luật; việc đàm phán, ký kết các FTA mới trong thời gian tới…

Cần quan tâm đến các ngành có chất lượng, sản phẩm trong nước có ưu thế

Kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng ghi nhận, báo cáo của Chính phủ đã phân tích rõ về cam kết của chúng ta trong các FTA mà Việt Nam là thành viên, kể cả các cam kết về thuế quan, về hàng rào phi thuế quan, về hải quan. 

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng.

Báo cáo cũng khẳng định Chính phủ đã tích cực xây dựng văn bản luật và văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng công tác điều hành, thực hiện các chủ trương, các nội dung, đặc biệt là các nghị quyết đã được Quốc hội phê chuẩn. Đồng thời, việc thực hiện FTA đã tác động tích cực đến chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh, quốc phòng và đã khẳng định được vị trí, vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, xuất nhập khẩu của nước ta tăng, lưu thông hàng hóa tăng.

Tuy nhiên, việc thực hiện FTA cũng còn những mặt hạn chế. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội chỉ rõ từ thực tiễn như chúng ta chưa lường hết được những diễn biến khó lường của kinh tế mà điển hình là đại dịch Covid-19, ai biết được rằng nó đã làm đảo lộn cả về kinh tế, xã hội trên thế giới?

Hay vấn đề cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh giữa các nền kinh tế lớn, ngày càng gay gắt. Trong khi đó, Việt Nam thực ra mới xuất thô, hàng hóa chưa ở mức tinh chế. Doanh nghiệp của nước ta còn có những mặt phải rất cố gắng để vươn ra thế giới, tiếp cận thị trường, tiếp cận thông tin, năng lực tổ chức thực hiện các cam kết chủ yếu là từ doanh nghiệp.

Ngoài ra, pháp luật cũng cần tiếp tục hoàn thiện. Nhiều lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng nhưng chưa phát huy được, đặc biệt là logistic có lẽ là một trong những khâu yếu cần thúc đẩy ngay khi làm ăn với nước ngoài.

Từ đó, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề xuất các nội dung cần báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cụ thể, quan tâm chỉ đạo củng cố tổ chức bộ máy của nhà nước để quản lý, điều hành cho hiệu quả, hỗ trợ Ban chỉ đạo, phân rõ chức năng, phân cấp; Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền các FTA mà Việt Nam tham gia bằng nhiều cách.

Đồng thời, tiếp tục đẩy nhanh xuất khẩu để tận dụng ưu đãi của các FTA mà Việt Nam tham gia; chú ý đến các rào cản phi thuế quan hiện nay; quan tâm đến các ngành có chất lượng, sản phẩm trong nước có ưu thế, một số thị trường mới mà ta chưa gia nhập được; chỉ đạo đánh giá tác động, dự báo tác động của tình hình mới, diễn biến hiện nay…

Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tới nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán/ký kết 16 FTA, trong đó 13 FTA đã có hiệu lực, 3 FTA đang đàm phán. Nổi bật là Hiệp định Đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).

Tin cùng chuyên mục

“Hà Nội đêm không ngủ”- cầu nối doanh nghiệp với người tiêu dùng. (Ảnh minh họa)

Cơ hội mua hàng giảm giá tới 100% với chương trình “Hà Nội đêm không ngủ“

(PLVN) - Nhằm đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời kích cầu tiêu dùng nội địa, góp phần thúc đẩy phục hồi kinh tế sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Hà Nội đêm không ngủ - Hanoi Midnight Sale” vào đêm 27/11 tới. 

Đọc thêm

Richy: Căng buồm, đón gió, mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới

Richy: Căng buồm, đón gió, mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới
(PLVN) - Ngay từ khi quyết định thành lập công ty, ông Trần Sỹ Trực –  ông chủ của thương hiệu bánh kẹo Richy đã mạnh dạn đưa ra mục tiêu: Trở thành thương hiệu sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam và đưa tinh hoa bánh kẹo nước nhà ra thế giới. Bằng ý chí, nghị lực và quyết tâm mãnh liệt của mình, ông và các cộng sự đã và đang hiện thực hóa mục tiêu đó!

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Thái Nguyên: Người tiêu dùng đã ưu tiên chọn hàng nội

Hàng Việt được bày bán rộng khắp các gian hàng và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
(PLVN) - Sau 11 năm triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã lan tỏa sâu rộng, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của người tiêu dùng, ưu tiên lựa chọn sử dụng các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất trong nước, thay vì hàng ngoại nhập, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ như trước đây.

Hàng Việt bước vào cuộc cạnh tranh lớn trên sân nhà

Hàng Việt sẽ phải vào cuộc đua hút khách Việt với hàng ngoại. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Với việc thực thi các hiệp định thương mại thế hệ mới, hàng Việt có thuận lợi lớn trong xuất khẩu hàng hóa. Ngược lại, thị trường trong nước cũng sẽ đón một lượng lớn hàng hóa tương ứng từ các quốc gia phát triển. Cạnh tranh trên sân nhà sẽ ngày càng khó khăn hơn khi nhận định “thua trên sân nhà” vẫn còn ám ảnh doanh nghiệp Việt.

Máy biến thế HBT Việt Nam: Nâng tầm thương hiệu Việt

HBT Việt Nam xuất xưởng lô máy biến áp 15 MVA đầu tiên trong năm 2020 cho thị trường Lào.
(PLVN) - Với sứ mệnh mang tới cho khách hàng sản phẩm có chất lượng và dịch vụ tốt nhất, đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành điện xã hội, Công ty CP sản xuất máy biến thế HBT Việt Nam (HBT) đã từng bước trở thành nhà sản xuất và phân phối máy biến áp, thiết bị điện đứng đầu Việt Nam, “chắp cánh” đưa thương hiệu thiết bị điện Việt Nam vươn ra thế giới.

Bibica và “cuộc chiến” giữ thương hiệu bánh kẹo nội

 Bánh kẹo Bibica.
(PLVN) - Trong những thương hiệu có tiếng của Việt Nam bị các hãng nước ngoài thâu tóm, trường hợp của Bibica khá đặc biệt. Khi ngỡ như tất cả đã thuộc về tay tập đoàn nước ngoài thì một tập đoàn trong nước khác đã cứu nguy cho thương hiệu này và giờ đây, Bibica đang quyết tâm trở lại đường đua với mục tiêu trở thành công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam.

'Bắc cầu' cho hàng hóa Việt vươn khơi

Đại diện doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu sản phẩm với đối tác Thái Lan tại  Chương trình Made in Vietnam - Tinh hoa Việt Nam.
(PLVN) - Hàng hóa Việt Nam, từ những thương hiệu đã có tên tuổi vài chục năm đến những thương hiệu vài năm tuổi đều có cơ hội ngang nhau trong các cuộc kết nối vào hệ thống siêu thị lớn, vừa diễn ra vào cuối tuần qua.

Hàng trăm sản phẩm “Tinh hoa Việt Nam” hội tụ tại Hà Nội

Nghi thức bấm nút quả cầu đại diện cho hình ảnh hàng hóa Việt Nam sẽ xuất hiện trên toàn cầu
(PLVN) - Hàng trăm sản phẩm chủ lực của Việt Nam như cà phê, trà, hạt điều, hồ tiêu, thủy sản, dệt may, da giày, balo, túi xách đã xuất hiện trong Tuần hàng Made in Vietnam - Tinh hoa Việt Nam, được chính thức khai mạc tối 23/10/2020 tại Vườn hoa Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Sắp diễn ra Tuần hàng “Made in Vietnam - Tinh hoa Việt Nam”

Cuộc họp báo thông tin về sự kiện Tuần hàng Made in Vietnam - Tinh hoa Vietnam.
(PLVN) - Sẽ có khoảng 100 gian hàng với các ngành hàng chủ lực của Việt Nam tham gia Tuần hàng “Made in Vietnam - Tinh hoa Việt Nam” diễn ra từ ngày 23-25/10/2020 tại Hà Nội. Đây là sự kiện được tổ chức thay cho Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan, được diễn ra thường niên tại Thái Lan từ năm 2016.

TP HCM khai mạc hội chợ khuyến mại năm 2020

TP HCM khai mạc hội chợ khuyến mại năm 2020
(PLVN) - Thực hiện chương trình xúc tiến thương mại năm 2020 tại TP HCM, Sở Công thương giao Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ TP HCM (đơn vị trực thuộc Sở) phối hợp Công ty Cổ phần Quảng cáo và Xúc tiến thương mại Thiên Việt tổ chức Hội chợ Khuyến mại năm 2020 với chủ đề “Thỏa sức mua – Đua sức sắm”.

Vina-Giầy miệt mài 30 năm để khẳng định thương hiệu Việt

Vina-Giầy miệt mài 30 năm để khẳng định thương hiệu Việt
(PLVN) - Tham gia thị trường giày dép từ những năm 1990 nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng chủ sở hữu thương hiệu Vina-Giầy – ông Vũ Văn Chầm đã từng có trong tay một hiệu giày nức tiếng Sài Gòn trước ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Vì thế, có lẽ không quá khi nói rằng ông Chầm là một chứng nhân đi cùng với sự thay đổi, thăng trầm của nước ta trong quá trình đổi mới.

Nông sản Đồng Tháp “đổ bộ” ra Hà Nội

Người tiêu dùng thủ đô hứng thú với các sản phẩm của Đồng Tháp.
(PLVN) - Người tiêu dùng Thủ đô đã thực sự bị cuốn hút bởi các sản phẩm đặc sản và các sản phẩm chế biến từ cá tra ở Tuần hàng cá tra/ba sa và đặc sản Đồng Tháp tại Hà Nội

15 năm mang hàng Việt Nam ra thế giới

15 năm mang hàng Việt Nam ra thế giới
(PLVN) - Emirates SkyCargo, đơn vị vân chuyển hàng hóa trực thuộc Emirates, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới thông qua các chuyến bay chở hàng của hãng đến Việt Nam. Trong 15 năm qua, hãng vận tải hàng không Emirates SkyCargo đã từng bước mở rộng hoạt động, từ khởi đầu khiêm tốn như một hãng vận tải offline cho đến vị thế hiện tại với nhiều chuyến bay chở hàng hàng ngày khởi hành từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Bắc Giang kích cầu tiêu dùng hàng Việt những tháng cuối năm

Tỉnh Bắc Giang có 10 siêu thị, 8 trung tâm thương mại và 443 cửa hàng tiện ích, tiện lợi với hơn 80% là hàng Việt.
(PLVN) - Nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, khôi phục sản xuất khi sau khi dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát, tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều giải pháp như: Khuyến mại giờ vàng, giảm đến 50% giá trị hàng hóa so với giá bán ban đầu, mua một tặng một, mua hàng tặng quà… nhằm kích cầu tiêu dùng.

Thị trường bán lẻ hàng hóa Việt Nam rất hấp dẫn

Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá hấp dẫn, nhiều tiềm năng. 
(Ảnh minh họa)
(PLVN) - Việt Nam đang là một trong số những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu, với vị trí thứ 6/30 quốc gia có tiềm năng. Minh chứng là thời gian gần đây, doanh thu bán lẻ hàng hóa vẫn tăng hơn 1.000 nghìn tỷ đồng bất chấp diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Châu Mỹ - Cánh cửa mới cho hàng hóa Việt Nam

Nhiều mặt hàng của Việt Nam có cơ hội lớn xuất khẩu sang thị trường Châu Mỹ. Ảnh minh họa
(PLVN) - Dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng sau 8 tháng, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang châu Mỹ vẫn tăng trưởng 15,9% trong khi tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam chỉ là 1,6%. Khu vực này được đánh giá tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam.