Đẩy mạnh tiêm mũi 3 ngăn biến thể Omicron lây lan

Đẩy mạnh tiêm mũi 3 ngăn biến thể Omicron lây lan
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mới đây, Bộ Y tế đã cho phép tiêm liều vaccine thứ ba, với điều kiện cách mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 3 tháng. Dù vẫn còn nhiều tranh luận, song hầu hết các nhà khoa học đều ủng hộ việc tiêm vaccine COVID-19 tăng cường để bảo vệ bản thân trước các biến chủng.

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Omicron mang hơn 50 đột biến gene, khoảng 30 trong đó là ở protein gai nằm trên bề mặt virus. Những thay đổi này giúp virus vượt qua kháng thể, song chúng không né được vaccine hoàn toàn. Để ngăn chặn biến chủng mới, nhiều nước rút thời gian chờ tiêm liều vaccine thứ ba từ 6 tháng xuống còn 3 tháng, nhằm ngăn chặn sự gia tăng số ca mắc biến thể Omicron. Một vài nước như Hàn Quốc, Anh và Thái Lan đã rút thời gian chờ tiêm liều thứ ba xuống còn 3 tháng, trong khi Bỉ rút xuống còn 4 tháng.

Tại Việt Nam vẫn chưa ghi nhận trường hợp mắc biến thể Omicron, song nguy cơ mầm bệnh xâm nhập là rất lớn. Bộ Y tế đề nghị các địa phương rà soát tất cả trường hợp nhập cảnh từ ngày 28/11 đến nay đã xét nghiệm dương tính, giải trình tự gene virus nhằm xác định biến thể Omicron.

Bộ Y tế cũng cho phép tiêm liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc; hoặc liều bổ sung cho người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế. Khoảng cách tiêm liều nhắc lại xuống còn 3 tháng, thay vì 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản (mũi hai) như trước đây.

Bộ Y tế cho phép tiêm liều bổ sung cho người đã tiêm đủ liều cơ bản, có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng...; người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V.

Liều cơ bản là liều vaccine tiêm theo liệu trình quy định của nhà sản xuất. Việt Nam đang tiêm chủ yếu là các loại vaccine liệu trình hai liều (thường gọi là mũi một, mũi hai), như vaccine của AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm..., mỗi liều tiêm cách nhau 3-6 tuần tùy loại. Liều bổ sung là liều tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày. Liều nhắc lại, còn gọi là liều tăng cường, tiêm ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, việc rút ngắn khoảng cách tiêm mũi ba sau mũi hai từ 6 tháng xuống còn 3 tháng nhằm tăng cường kháng thể để chống lại sự lây lan của biến chủng Omicron. “Việc rút ngắn thời gian tiêm này dựa theo khuyến cáo của Nhóm Chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của WHO và kinh nghiệm sử dụng vaccine của các nước”, Thứ trưởng Sơn khẳng định.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Luân (Trưởng Đơn vị tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM) nhận định, kháng thể sau tiêm vaccine COVID-19 sẽ giảm dần sau 3-6 tháng. Mũi 3 giúp tăng mức độ bảo vệ, tăng kháng thể phòng bệnh, đặc biệt trước biến chủng mới Omicron.

“Ở người trưởng thành, các phản ứng nặng sau tiêm chủng như phản vệ, dị ứng thường xảy ra sau khi tiêm mũi một vaccine COVID-19. Người tiêm mũi 3 sẽ không gặp phải các phản ứng nặng này nhưng có thể gặp các tác dụng phụ như ở mũi một hay mũi 2”, bác sĩ Luân nói.

Theo đó, phản ứng thường gặp có thể xảy ra sau tiêm như đau tại vùng tiêm, sưng, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau khớp, ớn lạnh, sốt nhẹ. Sưng hạch vùng nách thường gặp hơn sau tiêm mũi 2. Đây là những phản ứng thông thường và sẽ hết sau 1-2 ngày. Đối với các phản ứng này, nên hạn chế cử động mạnh vùng tiêm để giảm bớt triệu chứng. Không nên bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì (lá cây, dầu gió, trứng gà...) vào chỗ sưng đau. Có thể dùng thuốc hạ sốt để uống khi sốt hoặc để giảm đau. Các phản ứng sau tiêm thường xuất hiện trong vòng 30 phút hoặc 24 giờ sau tiêm, một số trường hợp có thể kéo dài 72 giờ.

Nhìn chung, người lớn tuổi ít bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ khi tiêm mũi 3 của Pfizer hay Moderna hơn so với những người từ 18 đến 64 tuổi. Bên cạnh đó, cần theo dõi triệu chứng sau tiêm (ít xảy ra) do viêm cơ tim như tức ngực, khó thở, đánh trống ngực hay các triệu chứng của giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch như nhức đầu, đau bụng, khó thở nhìn mờ, co giật... Khi xuất hiện các triệu chứng trên cần thông báo ngay cho cơ quan y tế.

Cho đến nay, một vài tỉnh, thành đã tiến hành tiêm liều nhắc lại cho người dân như Hà Nội, Bắc Giang, Nghệ An, TP HCM, Vĩnh Long, Bến Tre, Tây Ninh... Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 20/12, cả nước đã tiêm 241.237 liều nhắc lại, trong đó miền Nam tiêm được nhiều nhất với hơn 194.000 liều, miền Bắc tiêm được hơn 41.000 liều, miền Trung hơn 500 liều, trong khi Tây Nguyên chưa tiêm. Một vài tỉnh cũng đã tiêm liều bổ sung cho người dân, tuy nhiên số lượng ít, tính đến ngày 20/12 cả nước tiêm khoảng 40.500 liều…

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.

Rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) -  Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.