Đẩy mạnh liên kết, hợp tác để phát triển du lịch vùng Đất Mũi

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - "Tiềm năng du lịch ở Cà Mau là vô cùng to lớn, nhưng chưa được tận dụng và khai thác có hiệu quả nên những giải pháp phát triển du lịch thông qua khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế mang tính đặc thù đa dạng, hấp dẫn của địa phương" – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Quân nhấn mạnh. 

Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch 

Du lịch Cà Mau trong những năm qua đã nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình, tạo kết nối của các tỉnh thành, các Công ty lữ hành và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch, đặc biệt là các tỉnh, thành phố có chương ký kết hợp tác phát triển du lịch với Cà Mau. 

Năm 2020 mặc dù do hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 nhưng Cà Mau đón hơn 1,2 triệu lượt khách, đạt 88% kế hoạch năm. Thương hiệu du lịch Cà Mau không ngừng được vun đắp và lớn lên theo thời gian và tạo sự lan tỏa mạnh. Đặc biệt, Cà Mau chủ yếu có lợi thế lớn về du lịch sinh thái và du lịch địa lý, có nhiều đặc trưng của hệ sinh thái rừng, biển…

Thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch. Báo cáo với quý vị Tỉnh ủy Cà Mau ban hành Nghị quyết số 04 năm 2016 và UBND tỉnh ban hành nhiều chương trình, kế hoạch. Trong đó đã xác định sản phẩm du lịch xuyên suốt, lâu dài, bền vững của Cà Mau là du lịch sinh thái du lịch biển, du lịch cộng đồng, du lịch địa lý gắn với trải nghiệm (kết hợp khai thác văn hóa, lịch sử, văn hóa bản địa) để tạo ra đột phá về du lịch và tiến tới ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Cà Mau phát triển du lịch thông qua khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế mang tính đặc thù đa dạng, hấp dẫn của địa phương.
Cà Mau phát triển du lịch thông qua khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế mang tính đặc thù đa dạng, hấp dẫn của địa phương.

Trọng tâm nhất là phát triển mạnh Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau và Khu du lịch sinh thái rừng tràm U Minh hạ, cùng với phát triển hệ thống du lịch cộng đồng. Lấy 02 khu du lịch này làm điểm nhấn để tạo sự lan tỏa mạnh trong cả nước.

Đồng thời, Cà Mau huy động nhiều nguồn lực, đặc biệt là mời gọi đầu tư về du lịch. Nâng cao nhận thức, tư duy về du lịch của toàn xã hội và có sự đồng lòng, chung vai góp sức để bảo vệ, gìn giữ môi trường sinh thái, tạo xanh, sạch đẹp, tạo sự thân thiện mến khách là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của tỉnh.

Huy động nhiều nguồn lực, đặc biệt là mời gọi đầu tư 

Đặc biệt, ưu tiên hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục thu hút đầu tư, hỗ trợ thuê đất ổn định lâu dài đối với các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh, các dự án phát triển sản phẩm du lịch thân thiện môi trường, đặc biệt tại khu vực Vườn quốc gia Mũi Cà Mau và Vườn quốc gia U Minh Hạ. Khuyến khích đầu tư vào phát triển các khu vui chơi giải trí, đặc biệt là các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc kết hợp với du lịch…

Ngoài ra, để phát triển du lịch Cà Mau cần phải đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch; Chương trình ưu đãi, khuyến mãi giảm giá, hoạt động trưng bày, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP, quà tặng lưu niệm,...

Đồng thời, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, lữ hành, nhất là các nhà đầu tư chiến lược; tăng cường quảng bá và khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, các tour liên kết; tạo ra những sản phẩm mới hấp dẫn thu hút du khách đến với Cà Mau. Song song đó, Cà Mau rất mong muốn nhận được sự chia sẽ những kinh nghiệm, góp ý chân tình, định hướng để du lịch Cà Mau có thêm nhiều sản mới, đặc trưng và tính kết nối lâu dài.

Phải xác định rõ mục tiêu cụ thể của du lịch để đưa ra những giải pháp phù hợp cho từng giai đoạn; xây dựng và khẳng định thương hiệu du lịch Cà Mau, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh./.

Cà Mau là địa phương có đặc điểm văn hóa đặc sắc và hội tụ nhiều yếu tố để phát triển các loại hình du lịch như: du lịch biển đảo, du lịch địa lý, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa – lễ hội ...

Với lợi thế vị trí địa lý nằm ở điểm đầu cực Nam của Tổ quốc và nằm trên tuyến đường hành lang phát triển kinh tế phía Nam của chương trình hợp tác MêKông mở rộng, trong những năm qua, tỉnh Cà Mau đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách mời gọi, hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch; ưu đãi cho các nhà đầu tư; tăng cường tham gia các hoạt đọng kết nối, hợp tác với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương nước ngoài.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.