Đầu tư, mở rộng sản xuất: Doanh nghiệp lúng túng

Doanh nghiệp mong muốn được thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế. (Ảnh minh họa - Nguồn: saigoneer.com)
Doanh nghiệp mong muốn được thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế. (Ảnh minh họa - Nguồn: saigoneer.com)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ 1/1/2024, các doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, doanh nghiệp hiện đang lúng túng vì thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng.

Thiếu hướng dẫn cụ thể

Tại Hội nghị “Triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP: Cải cách tạo điểm tựa thúc đẩy phát triển doanh nghiệp” mới đây, ông Nguyễn Thi, Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT cho biết, theo Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020, việc thực hiện EPR với 2 mục tiêu lớn: Tạo ra nguồn tài chính để tái chế, xử lý; Tác động thay đổi thói quen sản xuất tiêu dùng. Doanh nghiệp (DN) thực hiện EPR sẽ đáp ứng được các tiêu chí của kinh tế tuần hoàn và thực hiện được 3/7 mô hình thực hiện kinh tế tuần hoàn. Đại diện Bộ TN&MT cũng lưu ý, EPR là bắt buộc, còn kinh tế tuần hoàn là tự nguyện.

Theo Luật BVMT 2020, có 2 loại EPR: Trách nhiệm tái chế (Điều 54); Và trách nhiệm xử lý (Điều 55). Về trách nhiệm tái chế: Tổ chức cá nhân, nhập khẩu có trách nhiệm tái chế theo tỷ lệ và quy cách bắt buộc đối với sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế; Được lựa chọn thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì (theo một trong các hình thức: Tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì; Đóng góp tài chính vào Quỹ BVMT Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì). Về trách nhiệm xử lý: Tổ chức cá nhân, nhập khẩu có trách nhiệm đóng góp tài chính đối với trường hợp sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế hoặc gây khó khăn cho thu gom, xử lý; Đóng góp tài chính vào Quỹ BVMT Việt Nam.

Tại Hội nghị, bà Chu Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch Kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, đến thời điểm hiện tại các cơ sở pháp lý để thực hiện (như định mức chi phí tái chế Fs) vẫn chưa ban hành. “DN đang rất lúng túng do chưa có khung pháp lý rõ ràng. Cơ chế xác định đánh giá tái chế như thế nào? Đến thời điểm này DN vẫn chưa tự tính và lên kế hoạch được…” - bà Vân Anh phản ánh.

Theo đại diện VBA, ngày 18/12/2023, Bộ TN&MT đã công bố danh sách các tổ chức được ủy quyền tổ chức thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì. Trong đó, 1 tổ chức được ủy quyền tổ chức thực hiện tái chế ắc quy, pin, săm lốp, dầu nhớt, phương tiện giao thông (khu vực phía Bắc) và 1 tổ chức được ủy quyền thực hiện tái chế bao bì (khu vực phía Nam theo Thông báo 782/TB-BTNMT). Ngày 20/2/2024, Bộ TN&MT công bố danh sách 24 đơn vị tái chế sản phẩm, bao bì, khu vực phía Bắc 13 đơn vị, khu vực phía Nam có 11 đơn vị.

“Danh sách các nhà tái chế được đưa lên website quá ít và hạn chế không đáp ứng được nhu cầu, gây mất cân bằng thị trường, do đó phí tái chế sẽ được đẩy lên cao, từ đó không đạt được mục tiêu chính sách. Mà chính sách Bộ mong muốn là khuyến khích các DN tự tái chế chứ không phải nộp Quỹ BVMT…” - đại diện VBA phát biểu và đề nghị, các tiêu chí để đánh giá hoàn thành việc tái chế cho DN, cơ chế kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện trách nhiệm tái chế cần rõ ràng và có hướng dẫn cụ thể hơn.

Kiến nghị sớm tháo gỡ vướng mắc

Tại Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tháo gỡ các vướng mắc về EPR. Cụ thể: DN được thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế trong cùng năm cho cùng một loại bao bì, sản phẩm thải bỏ; DN nộp đóng góp tái chế trên cơ sở quyết toán theo số lượng thực tế khi kết thúc năm và thời hạn nộp đến hết quý I của năm tiếp theo; và nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi đối với bao bì thân thiện với môi trường hoặc sử dụng vật liệu tái chế.

Ông Nguyễn Hồng Uy, đại diện Hiệp hội Thương mại Mỹ (Amcham) tham dự Hội nghị cho biết, Amcham đánh giá rất cao việc Chính phủ Việt Nam tiếp tục quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ nền kinh tế, như tiếp tục giảm thuế VAT xuống 8%, chỉ đạo ngân hàng hạ lãi suất cho vay và mới đây nhất là Nghị quyết 02/NQ-CP chỉ đạo tháo gỡ các bất cập pháp lý trong đầu tư; tiếp tục cải cách hành chính, cắt giảm các điều kiện, thủ tục kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận vốn cho DN, tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai thực hiện trách nhiệm EPR và nhiều giải pháp cụ thể khác.

Tuy nhiên, đại diện của Amcham cho rằng đến thời điểm này chưa thấy thông tin từ Bộ TN&MT về thực hiện được các chỉ đạo này tại Nghị quyết 02. “Chúng tôi hy vọng Bộ TN&MT sớm có các hướng dẫn cụ thể để triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP, tháo gỡ các vướng mắc về EPR cho các DN, đúng như tinh thần quyết liệt của Chính phủ. Chúng tôi cũng mong muốn Chính phủ sẽ giám sát chặt chẽ kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết để bảo đảm chỉ đạo của Chính phủ được thực hiện…” - đại diện Amcham nói và cho biết sẽ theo dõi kết quả thực hiện Nghị quyết 02NQ/-CP để có các khuyến nghị với Chính phủ Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Tin cùng chuyên mục

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Đọc thêm

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.

Mặt bằng lãi suất ngân hàng giữ ổn định

Dự báo mặt bằng lãi suất ổn định trong năm 2024. (Ảnh: TCTC)
(PLVN) - Theo kết quả điều tra của Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước), tính chung cả năm 2024, các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ (0,1 điểm phần trăm) và mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhẹ (0,09 điểm phần trăm) so với cuối năm 2023.

Triển khai chương trình tín dụng ưu đãi cho đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Phó Thống đốc thường trực NHNN phát biểu tại hội nghị
(PLVN) - Để triển khai Chương trình cho vay tín dụng ưu đãi đạt hiệu quả, Ngân hàng nhà nước đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kịp thời tổng hợp, công bố chung các vùng chuyên canh, các liên kết và chủ thể tham gia liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuộc đề án để các tổ chức tín dụng tiếp cận, xem xét, quyết định cho vay.

Chủ động nắm bắt UKVFTA: Chìa khóa để doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Anh

Ông Ngô Chung Khanh - Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương).
(PLVN) - Theo ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng tốt hơn nữa dư địa thị trường và lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA), để xuất khẩu sang Anh sớm đạt mốc 10 tỷ USD.

Tham gia FTA: Cần gói hỗ trợ riêng để doanh nghiệp Việt tận dụng cơ hội xuất khẩu

Cơ quan nhà nước, chuyên gia, hiệp hội bàn luận về tình hình thực thi và tận dụng các FTA của doanh nghiệp.
(PLVN) - Việc tham gia các FTA như EVFTA, CPTPP, UKVFTA mang đến cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế, nhưng cũng kèm theo những thách thức về tiêu chuẩn khắt khe và rào cản kỹ thuật. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng, cần có riêng một gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp có cơ hội xuất khẩu nhằm tận dụng được yêu cầu của các FTA.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

TH tự tin “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam

TH tự tin “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam
(PLVN) - “Tập đoàn TH và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia tự tin trong hành trình “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, đồng hành cùng Chính phủ đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050” – ông Ngô Minh Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn TH chia sẻ tại Lễ công bố Thương hiệu quốc gia lần thứ 9, tối 4/11 tại Hà Nội.

Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu để tận dụng tốt các FTA

Cán bộ Hải quan kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng cho rằng, để tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) còn rất nhiều vấn đề. Trong đó, phải hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng xác định chính xác hơn đối tượng được miễn thuế, đối tượng phải chịu thuế, xây dựng hệ thống quản lý dễ kiểm soát để tránh rủi ro, nâng cao hiệu quả.