Dấu ấn Tết người Mường giữa đại ngàn Cúc Phương

 Bản Mường giờ thành thôn, xã; đường bê tông về đến tận chân nhà sàn nhưng bên cạnh những tiện nghi của cuộc sống mới, dấu ấn bản Mường xưa vẫn còn lại trong trong sắc váy thổ cẩm dập dìu, tiếng hát đúm, hát giao duyên lảnh lót, tiếng chiêng trầm trầm ngân vang mỗi dịp Tết đến, xuân về…

Người Mường Cúc Phương (xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) thuộc nhóm “Mường ngoài”, có nhiều nét phong tục, tập quán khác với người “Mường giữa” ở Thanh Hóa và “Mường tang” ở Hòa Bình. Bản Mường giờ thành thôn, xã; đường bê tông về đến tận chân nhà sàn nhưng bên cạnh những tiện nghi của cuộc sống mới, dấu ấn bản Mường xưa vẫn còn lại trong trong sắc váy thổ cẩm dập dìu, tiếng hát đúm, hát giao duyên lảnh lót, tiếng chiêng trầm trầm ngân vang mỗi dịp Tết đến, xuân về…

Điệu múa sênh tiền của người Mường
Điệu múa sênh tiền của người Mường

Mỗi năm 3 cái Tết

Đến bản người Mường nằm bên rừng quốc gia Cúc Phương, du khách có thể “trốn” khỏi không khí náo nhiệt Tết thị thành chỉ sau hơn một giờ đi xe ô tô từ thành phố Ninh Bình.

Đi theo một cán bộ phòng văn hóa thông tin huyện Nho Quan, tôi được biết Cúc Phương chỉ có hơn 3000 dân trên diện tích xã rộng tới 13 ngàn km2. Năm 1988, hơn 80 hộ dân của xã đã chuyển từ trong lõi rừng Cúc Phương ra ven rừng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khu rừng nguyên sinh được xây dựng thành khu bảo tồn đầu tiên ở Việt Nam. Các nhà trong xóm đa phần mới được dựng lên chưa đầy 30 năm nên chỉ là những ngôi nhà mái ngói nhỏ bé nằm quây quần hai bên trục đường chính, nhà sàn còn vài cái để làm nhà văn hóa thôn.

Bà cụ Đinh Thị Dung, năm nay đã hơn 70 tuổi là một trong những người Mường chấp nhận rời bỏ bản làng cũ để giữ vẹn nguyên vẻ hoang sơ của rừng. Gương mặt răn reo, mắt mờ, lưng còng rạp nhưng bà vẫn còn minh mẫn. Bà cụ mang họ Đinh đặc trưng của người Mường vẫn nhớ và sống theo những tập quán xa xưa mà ông cha đã truyền lại.

Hỏi chuyện Tết, bà bảo người Mường có tục mừng năm mới tới 3 lần. Lần thứ nhất là ăn Tết Nguyên đán giống như người Kinh; sau đó là “ăn Tết lại”, thường vào dịp từ mùng 1 - 7 tháng Giêng; sau cùng lại có thêm “Tết vua”, quãng từ mùng 10 - 15 tháng Giêng. Phải xong xuôi ngày “Tết vua”, các gia đình người Mường mới hạ cây nêu, coi như hết Tết.

Những cao niên trong làng kể rằng Tết xưa của người Mường Cúc Phương không chỉ kéo dài hơn mà còn bắt đầu sớm hơn Tết ngày nay. Từ 25 tháng Chạp âm lịch, việc đồng áng đã thư thả, dân bản tụ tập ở một nhà nào đó để đánh chiêng. Số lượng chiêng nhà có nhiều nhà có ít, nhưng thông thường nhà nào cũng ít nhất một người tham gia vào “dàn nhạc” ngẫu hứng này. Người nghệ sĩ nông dân cầm chiếc dùi gỗ bọc bằng da hoặc vải, đánh vào mặt chiêng theo một “thỏa thuận ngầm” của dàn chiêng đủ cỡ to nhỏ. “Thường đánh chiêng phải đánh từ bé đến to, chiêng bé nhất đánh đầu tiên, rồi sau đánh chiêng to dần, to dần. Càng về sau càng dồn tiếng của nhiều chiêng lớn, về cuối tiếng của 2 – 3 chiêng ập lại với nhau”, cụ Dung miêu tả.

Một tục lệ thú vị của người Mường ven rừng Cúc Phương là ngày mùng Một tết thì ai ai cũng phải về “nhà gốc”, là nơi cha mẹ đang ở. Con gái đã đi lấy chồng hay con trai đã ra ở riêng phải mang các món ngon đến thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, sau 3 – 5 hay có khi tới 7 tuần hương sẽ hạ lễ xuống biếu cha mẹ.

Cũng trong ngày này, người Mường có tục đến chúc tết thầy thuốc như chúc tết cha mẹ, vì quan niệm xa xưa cho rằng người có công cứu mình “hồi sinh”, thoát khỏi một căn bệnh nào đó cũng giống như cha mẹ. Giờ đây điều kiện y tế ở bản Mường đã phát triển, vai trò của các “thầy lang” không còn quan trọng như xưa, có lẽ vì thế tục lệ này cũng đang phai lạt dần.

Thiếu nữ gìn giữ điệu hát Mường
Thiếu nữ gìn giữ điệu hát Mường

Vào rừng nghe hát

Anh Đinh Văn Quỳnh, Trưởng Công an xã Cúc Phương cho biết Tết của người Mường giờ đây chỉ kéo dài đến khoảng mùng 5 - 7 tháng Giêng, rồi sau đó ai nấy lại ra đồng, lên rừng làm việc. “Riêng mình thì không có Tết, đêm 30 vẫn phải cùng anh em công an viên đi kiểm tra an ninh, trật tự trong xã”, anh Quỳnh cười chia sẻ. Vợ anh Quỳnh là công nhân nuôi thú ở Khu bảo tồn linh trưởng rừng Cúc Phương, cũng bận rộn như bất kỳ cô công nhân nào “dưới xuôi”.

Cũng như những gia đình hàng xóm, nhà anh ngoài cấy lúa, trồng ngô, còn nuôi hươu, nuôi nhím, nuôi lợn mán… để tăng thu nhập. Đời sống của người dân xã Cúc Phương ngày càng được cải thiện vì người dân đã biết tập trung nuôi các loài thú đặc sản, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Đường làng rộng tới 12m, nhà nhà đều có vô tuyến, xe máy, máy tính....

Anh Quỳnh, một người con dân tộc Mường tâm sự: “Đời sống vật chất bây giờ không thua kém gì các xã người Kinh, nhưng đời sống tinh thần thì không còn được vui như hồi xưa. Ngày xưa tôi nhớ đầu năm nhiều hội hè lắm, đủ các trò chơi đánh mảng, đánh đu, ném còn, hát đúm… Trai thi mạnh, gái thi mềm, người già người trẻ đều đi chơi hội”.

Một dẫn chứng mà anh Quỳnh kể ra là thời cha mẹ anh, ai cũng biết hát đúm, hát giao duyên, đến mùa xuân thì tổ chức hát “giao lưu” hàng ngày trời. “Nhưng bây giờ, đốt đuốc đi tìm mà không mấy ai biết hát một câu. Cô muốn nghe hát thì phải vào tận rừng mà tìm đội văn nghệ. Mà đấy là người Mường Hòa Bình họ về hát cả, chứ không phải người bản tôi”, anh nói.

Đi tìm câu hát giao duyên của bản Mường, quả thật tôi phải vào tận Vườn quốc gia Cúc Phương. Có một đội văn nghệ thường xuyên biểu diễn các điệu hát, điệu múa của người Mường phục vụ khách du lịch ở đây.

Cô gái Bùi Thị Phúc (SN 1987, quê gốc huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) cưới chồng người xã Cúc Phương đã được 3 năm, cũng từng ấy thời gian tham gia đội văn nghệ vườn quốc gia Cúc Phương. Phúc bảo rất nhiều điệu múa, điệu hát của người Mường Hòa Bình cũng na ná người Mường Cúc Phương, vì hai bản Mường chỉ cách nhau vài cây số, ngày xưa cùng ở trong rừng Cúc Phương. Phúc có một con gái mới hơn hai tuổi nhưng đêm giao thừa có khi cô cũng không ở nhà được vì còn bận đi biểu diễn phục vụ khách du lịch nước ngoài.

Cô bảo rằng ở đây Ban giám đốc nói biểu diễn các bài ca, điệu múa người Mường là để bảo tồn văn hóa Mường nên các cô không ai trang điểm. “Người con gái Mường chỉ dùng lá cây trong rừng, ngoài vườn để chăm sóc cho mái tóc dài. Ngày xưa các cụ còn tự dệt vải, nhuộm vải, may váy”, Phúc trò chuyện. Đôi mắt hiền như suối nước trong, gương mặt mộc mạc, chân phương như bông hoa rừng, chiếc áo cánh trắng phủ ngoài lớp váy thổ cẩm rực rỡ khiến Phúc như tỏa sáng trong điệu múa sênh tiền ngày xuân.

Trong buổi chiều một ngày đầu xuân, tôi được nghe Phúc hát câu hát giao duyên nao nao lòng người: “Em đi xuôi về ngược, em đi gần về xa có nhớ bố mẹ mường ta?… Ụn ơi…”. Câu hát khi vút cao thanh mảnh, khi thầm thì lan lan trong cỏ rừng Cúc Phương khiến tâm tưởng mỗi người đều bâng khuâng nỗi nhớ quê nhà.

Ghi chép của Tuyết Lan

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.