Dấu ấn mới ngành Nông nghiệp

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Tính hết tháng 11/2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 48 tỷ USD với 9 mặt hàng trong nhóm xuất khẩu tỷ đô. Có thể nói, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị trí là một trong những trụ đỡ của nền kinh tế và ngày càng có nhiều dấu ấn mới.

Trong bối cảnh khủng hoảng tại một số lĩnh vực trên toàn cầu, xuất khẩu nông sản vẫn là mặt hàng thích ứng tốt bậc nhất so với các ngành hàng khác. Trước hết từ nhu cầu ăn để tồn tại, từ an ninh lương thực; sau nữa là nhờ chất lượng của nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Những sản phẩm nông nghiệp đã và đang góp phần tạo nên thương hiệu Việt Nam.

Quá trình cơ cấu nông nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tạo sự ổn định xã hội.

Ở góc độ chuỗi cung ứng toàn cầu, vấn đề đặt ra hiện nay là phải làm sao để tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam. Có nhiều vấn đề từ chính sách vĩ mô, quy hoạch, đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh, chính sách thuế, thông tin, kết nối...

Tại Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên về “Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC)” tại Nhật Bản (ngày 18/12), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nói đến việc phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở Việt Nam. Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được xem là một sự thay đổi to lớn đối với ngành hàng lúa gạo tại vựa lúa lớn nhất cả nước.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề đặt ra cần giải quyết. Làm sao để thực hiện mô hình trên thửa ruộng có lúa, có cả cá. Rồi còn những câu chuyện về đầu tư cho nông nghiệp, nông dân có thể gặp rủi ro khi sản phẩm làm ra không tiêu thụ được hết…

Tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2023, một số đại biểu đã đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút nguồn vốn, nguồn lực cho việc phát triển nông nghiệp; tháo gỡ những vướng mắc về thị trường, giá cả, vật tư cho người nông dân; tháo gỡ khó khăn trong việc xin phép xây dựng các công trình phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, công trình phục vụ phát triển nông nghiệp.

Bên cạnh đó, là vấn đề quy hoạch trong nông nghiệp; ngành ngân hàng cần có thêm các chính sách hiệu quả đồng hành với DN nông nghiệp, dành ưu đãi đặc biệt cho nông nghiệp, tạo điều kiện cho DN tiếp cận nguồn vốn để hóa giải những thách thức mà các DN trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp phải...

Những tồn tại "được mùa - mất giá", "giải cứu nông sản", trong tương lai cần được sớm chấm dứt, để nông dân yên tâm sản xuất trên đồng ruộng, vườn tược. Đất nước xuất phát từ nông nghiệp, nông dân Việt Nam vốn làm lúa giỏi, là những yếu tố thế mạnh cần phát huy tối đa.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Kỳ 2: Những 'điểm nghẽn' cần khai thông

Một địa điểm du lịch tại Mộc Châu (Sơn La). (Ảnh: Quốc Định)
(PLVN) - Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) là vùng được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế tư nhân (KTTN), nhất là về du lịch, dịch vụ, sản xuất nông - công nghiệp… Tuy nhiên, đang có những “điểm nghẽn” cần tháo gỡ để khu vực KTTN “cất cánh”, phát triển tương xứng với những lợi thế, tiềm năng vốn có.

Phát triển kinh tế tư nhân từ nâng cấp khu vực phi chính thức

Thúc đẩy được hộ kinh doanh cá thể thành DN sẽ phát huy được sức mạnh khu vực KTTN. (Ảnh minh họa: laodong.vn)
(PLVN) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (hiện là Cục Thống kê thuộc Bộ Tài chính), khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) trong nước hiện đóng góp xấp xỉ 50% GDP. Trong đó, bộ phận doanh nghiệp đăng ký chính thức đóng góp hơn 10% GDP và khu vực hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại và các cơ sở kinh tế, cá nhân kinh doanh khác chiếm khoảng 40% GDP. Do đó, để phát triển KTTN cần nâng cấp khu vực phi chính thức.

'Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân được tiếp thêm sức bật để tiếp tục bứt phá'

Doanh nhân Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland.
(PLVN) - Tâm đắc với quan điểm “kinh tế tư nhân không chỉ là thành phần quan trọng, mà còn là động lực hàng đầu cho sự phát triển kinh tế đất nước” trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland đã chia sẻ những quan điểm sâu sắc về vai trò của kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ Chính phủ đối với các doanh nghiệp.

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

Để nền nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị thế trên thế giới và đang hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.