Đất Việt - xứ sở của những “kho báu”

Qua hàng ngàn năm, dòng chảy của lịch sử đã bồi lắng nên bản sắc Việt Nam, cô đọng qua các di sản vật thể và phi vật thể được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần hình thành giá trị độc đáo của dân tộc trên mảnh đất hình chữ S. Tính đến hết năm 2012, với 18 di sản được thế giới tôn vinh đã khẳng định, Việt Nam có “kho báu” vô giá.

Qua hàng ngàn năm, dòng chảy của lịch sử đã bồi lắng nên bản sắc Việt Nam, cô đọng qua các di sản vật thể và phi vật thể được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần hình thành giá trị độc đáo của dân tộc trên mảnh đất hình chữ S. Tính đến hết năm 2012, với 18 di sản được thế giới tôn vinh đã khẳng định, Việt Nam có “kho báu” vô giá.

Di tích cố đô Huế
Di tích cố đô Huế

Sự cuốn hút của các di sản

Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận gồm: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999; Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ.

Bên cạnh những di sản văn hóa vật thể, các di sản văn hóa phi vật thể cũng là một phần không thể thiếu ở dải đất hình chữ S, trong đó phải kể đến: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Giang và Bắc Ninh, Ca trù, Hát Xoan, Hội Gióng.

Không chỉ có vậy, Mộc bản triều Nguyễn, 82 Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm  được công nhận là Di sản tư liệu thế giới, Cao nguyên đá Đồng Văn được gia nhập mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu do UNESCO công nhận.

Các di sản Chùa Hương, Vườn quốc gia Cúc Phương (thiên nhiên), Cố đô Hoa Lư, Hồ Ba Bể, Bãi đá cổ Sa Pa, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đang được để cử là Di sản thế giới.

Khi di sản văn hóa và thiên nhiên trở thành Di sản thế giới, nói theo cách của ngành thương nghiệp, giống như di sản được gắn một “thương hiệu” đặc biệt, hấp dẫn, đánh tiếng ra toàn thế giới. Đồng thời, khi một di sản được ghi vào Danh mục di sản thế giới cũng là nguồn động lực thôi thúc, lôi cuốn người dân trong nước và ngoài nước đến với các di sản này.

Năm 2012 là năm “Du lịch Di sản”. Sau một năm triển khai sâu rộng ở các tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, Năm du lịch quốc gia 2012 với chủ đề “Du lịch di sản” đã khép lại tại tỉnh Thừa Thiên-Huế với nhiều kết quả ấn tượng.

Với ý nghĩa là năm “Du lịch di sản”, phần lớn các sự kiện được tổ chức hướng về mục đích tôn vinh, quảng bá văn hóa như: Chương trình doanh nhân Việt Nam với di sản văn hóa dân tộc; Liên hoan các nhạc cụ truyền thống dân tộc Việt Nam; Liên hoan ẩm thực miền Trung…

Đặc biệt, Festival Huế lần thứ VII-2012 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử” đã được tổ chức thành công với các chương trình nghệ thuật, hoạt động văn hóa, lễ hội đặc sắc, là điểm nhấn quan trọng trong chương trình Năm du lịch quốc gia 2012 và để lại nhiều cảm xúc tốt đẹp trong lòng du khách.

Hơn 70% khách quốc tế đến Việt Nam với lý do để khám phá những nét độc đáo của bản sắc dân tộc Việt Nam thông qua những chuyến tham quan thực tế tại các di sản, đặc biệt là các di sản thế giới. Điều đó đã khẳng định vai trò của các di sản đối với sự phát triển của ngành du lịch. Như vậy có thể khẳng định, không có giá trị văn hóa thì ngành kinh doanh du lịch của quốc gia không thể có tiềm năng phát triển. 

Tây Nguyên nổi tiếng với không gian văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên nổi tiếng với không gian văn hóa cồng chiêng

Kết thúc Năm du lịch quốc gia 2012, lượng khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam đạt hơn 6, 6 triệu lượt, tăng 9,5% so với năm trước. Đây là con số khá ấn tượng và là sự thành công của ngành du lịch Việt Nam khi năm 2012 là năm khó khăn về kinh tế.

Hầu hết trong thuyết minh của các hướng dẫn du lịch Việt Nam đều có câu cửa miệng như: “Đến Việt Nam mà không đến thăm các di sản Thế giới thì chưa phải đã đến Việt Nam!”. Điều đó càng khẳng định sự tiêu biểu cho đất nước của các di sản thế giới.

Đưa Luật Di sản về địa phương

PGS.TS Đặng Văn Bài - nguyên Cục trưởng Cục Di sản, Phó Chủ tịch Hội Di sản Việt Nam khẳng định, việc trở thành DS thế giới đã đặt cơ sở pháp lý rất vững chắc cho việc bảo vệ di sản. Nếu như Hạ Long (Quảng Ninh) không được công nhận chắc giờ đã bị xi măng hóa đá như thành Tràng Kênh (Hải  Phòng).

Khi xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, hơn nữa là di sản thế giới, chúng ta phải cam kết với UNESCO là quản lý di sản theo công ước. UNESCO có cơ quan giám sát di sản tại Việt Nam, hàng năm, đều yêu cầu nước ta phải báo cáo công tác bảo tồn di sản. Mục tiêu đó nằm ở tính hành động - không phải là tôn vinh hay gắn huân chương cho các quốc gia.

Ngược lại khi tham gia “sân chơi” này, các quốc gia tự gánh lấy một trách nhiệm quốc tế hết sức nặng nề: Đó là tự nguyện đầu tư tiền của và trí tuệ để gìn giữ và bảo vệ các di tích tại quốc gia mình không chỉ cho dân tộc mình, mà cho toàn nhân loại. Nguyên tắc và tiêu chí sống còn của Công ước là tính trung thực và khoa học, trong đó bảo tồn giá trị nguyên trạng của các vết tích lịch sử và thiên nhiên là một điều kiện sống còn.

Những mộc bản kinh Phật vô cùng quý giá ở chùa Vĩnh Nghiêm- Bắc Giang
Những mộc bản kinh Phật vô cùng quý giá ở chùa Vĩnh Nghiêm- Bắc Giang

Trong khi nhiều người tỏ ra khá lo lắng về vấn đề đô thị hóa với việc bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam, KTS Lê Thành Vinh (Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích Việt Nam) lại tỏ ra khá lạc quan: Vấn đề quan trọng là trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trước sức ép của hiện đại hóa, đô thị hóa, nếu biết cách đánh thức giá trị truyền thống hay cũng có thể gọi là "làm mới” giá trị truyền thống (tức là phát huy giá trị truyền thống trong cuộc sống đương đại) và lấy cộng đồng cư dân làm trung tâm, để họ trực tiếp tham gia vào công cuộc bảo tồn thì chúng ta hoàn toàn có thể làm tốt công tác bảo tồn văn hóa truyền thống trước những thách thức của hiện đại hóa.

Năm 2012 tròn 40 năm thực hiện Công ước 1972 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới, Việt Nam tham gia Công ước 1972 đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ, phát huy các giá trị di sản tại Việt Nam, đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng và phát triển chung của đất nước, làm thay đổi bộ mặt của nhiều địa phương. Các cơ sở pháp lý, chính sách, thể chế, bộ máy quản lý, bảo vệ di sản của Việt Nam đã và đang được xây dựng, không ngừng hoàn thiện…

Ngành văn hóa đang tiến hành tuyên truyền nội dung công ước, thi hành công ước cũng như luật di sản văn hóa của Việt Nam đến tất cả những địa phương đã đệ trình hồ sơ hoặc đã có “kho báu” được công nhận để họ nhận thức rõ hơn về những việc cần phải làm và làm thế nào cho đúng để bảo tồn nguyên gốc giá trị di sản, bảo vệ giá trị nổi bật toàn cầu của các di sản, phát huy giá trị di sản với mục tiêu phát triển bền vững…

Thùy Dương

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.