Bài số 5 trong phân phối chương trình giảng dạy môn Văn bậc THPT là giới thiệu thể loại văn nghị luận xã hội. Đề bài: "Anh (chị) hãy trình bày những suy nghĩ về vai trò của gia đình?" cùng với hướng dẫn làm bài đã được cô giáo của "bài văn lạ" thiết kế từ hướng dẫn chung về giảng dạy. Dưới đây là "hướng dẫn làm bài" mà cô giáo đã dạy học sinh.
Giờ kiểm tra (Ảnh minh họa) |
1. Giới thiệu
- Trong các truyện dân gian xưa, ta có thể bắt gặp hình ảnh người bố ném đồng tiền vào lửa, dùng bó đũa để dạy con mình, ta cũng có thể bắt gặp hình nh người mẹ hy sinh bản thân mình cho con cái hay người con hiếu tho vượt núi rừng đối mặt với hiểm nguy để tìm thuốc quý chữa bệnh cho cha mẹ… Động cơ thúc đẩy những hành động này chính là những tình cảm ruột thịt giữa các thành viên trong một gia đình.
- Nhìn vào thực tế đời sống, ta có thể thấy rõ: gia đình luôn có một vai trò quan trọng.
2. Triển khai
Đề bài và hướng dẫn làm bài được cô giáo giảng dạy trong một tiết học Văn hồi tháng 1. Trong thời gian 1 tiết kiểm tra, một học sinh nam đã không làm theo hướng dẫn mà có bài viết như đã giới thiệu. |
a. Khái niệm “gia đình”
Tập hợp người sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái.
b. Đặc điểm của gia đình
- Là một đơn vị tình cảm - tâm lý nên yếu tố tình cảm là nét bản chất nhất của gia đình: Tình cảm giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, ông bà và các cháu, những người có quan hệ huyết thống với nhau (cô - dì - chú - bác - anh - chị - em...).
- Là một môi trường giáo dục - văn hoá: sinh thành - nuôi dưỡng - dạy dỗ là những hoạt động không thể tách nhau trong gia đình. Luật hôn nhân và gia đình cũng đã quy định rằng “cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con, chăm lo việc học tập và phát triển lành mạnh của con cái về thể chất, trí tuệ và đạo đức?” Nội dung giáo dục gia đình rất phong phú: đạo đức, lối sống, ứng xử, trí thức, lao động và khoa học.
Giáo dục gia đình được thực hiện ở mọi chu trình sống của con người: lúc còn ẵm ngửa, giai đoạn ấu thơ, khi trưởng thành và ngay cả lúc đã già cả. Ở từng chu trình ấy, nội dung giáo dục và cách giáo dục lại có những nét riêng (lời ru của mẹ, sự nhắc nhở của cha, tấm gương sống và làm việc của người thân…). Ngay cả việc tổ chức đời sống vật chất và tinh thần cho các thành viên cũng có tác dụng giáo dục nhất định.
- Là một tổ chức trong xã hội: Mỗi gia đình có cách tổ chức và xây dựng kiểu quan hệ riêng của nó. Các kiểu quan hệ trong gia đình cũng có tác dụng không nhỏ đến việc hình thành tâm lí, tính cách cho các thành viên.
- Các hoạt động kinh tế gắn với gia đình sẽ đm bo cho các thành viên một cuộc sống cân bằng và nền tảng để phát triển vững chắc.
c. Vai trò của gia đình
c.1. Với con người
- Thời thơ ấu: Nơi được nuôi dưỡng tốt nhất để phát triển về thể chất , nguồn yêu thương để hình thành và nuôi dưỡng đời sống tâm hồn. Là nơi bảo vệ vững chắc để ngăn cản những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc cho nhân cách phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống thực sự tốt đẹp.
- Khi trưởng thành: Là chốn về sau những bôn ba vất vả, những vật lộn mưu sinh để con người tìm lại sự cân bằng, lấy lại sức lực… Là đối tượng của tình yêu thương, sự chăm sóc để hình thành và củng cố vững chắc những năng lực nhân tính ở mỗi người: tình yêu thương, ý thức trách nhiệm, khả năng tự điều chỉnh… Là sự bao dung, che chở và tha thứ sau lầm lạc, là sự động viên khích lệ cho những thành công, là sự níu kéo khi lạc bước, là sự vẫy gọi khi đi xa…
- Khi về già: Là nơi để nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt…
c.2. Với xã hội:
- Là “tế bào của xã hội”, gia đình có đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội.
- Cùng với xã hội xây dựng môi trường sống và hoàn thiện con người.
d. Trách nhiệm của mỗi cá nhân với gia đình:
- Phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm mống cho sự rạn nứt và tan vỡ của các quan hệ gia đình.
- Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn riêng. Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác.
3. Kết luận
- Gia đình là cái mỗi người có hoặc có thể phấn đấu để có được sống để giữ được nó, để nó trở thành tổ ấm thực sự lại đòi hỏi sự kỳ công và tâm huyết, tình cảm và sự hy sinh.
- Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người.
Đề bài và hướng dẫn làm bài được cô giáo giảng dạy trong một tiết học Văn hồi tháng 1. Trong thời gian 1 tiết kiểm tra, một học sinh nam đã không làm theo hướng dẫn mà có bài viết như đã giới thiệu.
Theo Vietnamnet