Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư – Thành tựu và triển vọng

Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư – Thành tựu và triển vọng
(PLVN) -Vừa qua, Học viện Tư pháp tổ chức Hội thảo khoa học “Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư – Thành tựu và triển vọng”. Hội thảo được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến.

Hội thảo khoa học “Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư – Thành tựu và triển vọng”. Hội thảo được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến.

Dự Hội thảo có ông Trần Văn Độ - Nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Nguyên Chánh án Tòa án quân sự Trung ương; ông Đào Ngọc Chuyền - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Văn Thắng – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng đại diện Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội, đại diện các tổ chức hành nghề luật sư.

Phía Học viện Tư pháp có PGS.TS. Nguyễn Minh Hằng – Phó Giám đốc Học viện cùng các giảng viên thỉnh giảng, giảng viên cơ hữu, các học viên, cựu học viên các lớp đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

PGS.TS. Nguyễn Minh Hằng – Phó Giám đốc Học viện Tư pháp phát biểu khai mạc Hội thảo

PGS.TS. Nguyễn Minh Hằng – Phó Giám đốc Học viện Tư pháp phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Minh Hằng – Phó Giám đốc Học viện Tư pháp thay mặt Đảng ủy, Ban Giám đốc cảm ơn các đại biểu từ nhiều cơ quan, ban ngành, các Tòa án, Viện kiểm sát, tổ chức hành nghề luật sư, các giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng và các học viên ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã viết tham luận, tham dự Hội thảo trực tiếp và qua hệ thống trực tuyến Microsofteams. Phó Giám đốc Nguyễn Minh Hằng tin tưởng rằng Hội thảo sẽ là diễn đàn khoa học với nhiều ý kiến đóng góp giúp Học viện Tư pháp đánh giá khách quan về thành tựu, hạn chế qua 05 năm đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư; xác định triển vọng, yêu cầu và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của chương trình đào tạo trong thời gian sắp tới.

Triển khai thí điểm đào tạo chung nguồn bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư được xác định là một trong những giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo nguồn nhân lực tư pháp chất lượng cao theo Quyết định số 2083/QĐ-Ttg ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành Trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”. Áp dụng mô hình đào tạo mới, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Học viện Tư pháp đã bắt đầu từ những bước đi đầu tiên trong thời gian dài với không ít khó khăn, thử thách nhằm chuẩn bị và triển khai đào tạo từ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, khảo sát nhu cầu thực tiễn; xây dựng, hoàn thiện chương trình đào tạo; tập huấn giảng viên; xây dựng hồ sơ tình huống, giáo trình, tài liệu đến thực hiện hoạt động tuyển sinh và khai giảng khóa đào tạo đầu tiên vào tháng 3 năm 2018. Các đại biểu dự Hội thảo cùng ghi nhận, sau 05 năm tổ chức đào tạo với 6 khóa học tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư đã từng bước khẳng định được chất lượng, hiệu quả và có những bước phát triển đáng kể. Một số thành tựu của hoạt động đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư đã được ghi nhận như: Xây dựng, hoàn thiện chương trình đào tạo; Hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu đào tạo; Phát triển đội ngũ giảng viên; Gia tăng quy mô đào tạo, khẳng định chất lượng, hiệu quả đào tạo.

Trong Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1155/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/9/2022 phê duyệt Đề án Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp, đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư vẫn được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp. Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư cũng là hoạt động đào tạo rất có ý nghĩa góp phần thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân” theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Các đại biểu dự Hội thảo đã trình bày các tham luận về hoạt động tuyển sinh và quản lý đào tạo chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; chia sẻ góc nhìn từ giảng viên, từ học viên về đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư và trao đổi về triển vọng, giải pháp đổi mới hoạt động đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư.

Những kết quả của Hội thảo là cơ sở để Học viện Tư pháp nghiên cứu, đổi mới hoạt động đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư góp phần thực hiện thành công Quyết định số 1155/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/9/2022 phê duyệt Đề án Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp và góp phần giúp hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Đọc thêm

Hội Cựu chiến binh Bộ Tư pháp tri ân các "địa chỉ đỏ", thăm lại chiến trường xưa dọc Miền Trung - Tây Nguyên

Đoàn CCB Bộ Tư pháp thực hiện nghi lễ dâng hương hoa, tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn. Ảnh: Nguyên Phong
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Hội Cựu chiến binh (CCB) Bộ Tư pháp đã bắt đầu chuyến hành trình tri ân thăm chiến trường xưa dọc dải đất miền Trung – Tây Nguyên với các “địa chỉ đỏ” đầu tiên là mảnh “đất lửa” Quảng Trị, Huế anh hùng.

Những cống hiến thầm lặng của một nữ Phó Chi cục trưởng Thi hành án dân sự

Chấp hành viên Nguyễn Thị Hương – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự Thị xã Bình Long
(PLVN) -Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, công việc của chấp hành viên vốn đã đầy thử thách, nhưng với những người phụ nữ đảm nhận vai trò này, khó khăn lại nhân lên gấp bội. Nhưng vượt lên tất cả, họ vẫn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Chị Nguyễn Thị Hương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Bình Long (Bình Phước) là trường hợp như vậy.

Sở Tư pháp Điện Biên quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh

Tập thể công chức, viên chức và người lao động Sở Tư pháp Điện Biên quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
(PLVN) - Những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng, không ngừng sáng tạo, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động ; thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. Qua đó, góp phần t hực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh tiếp và làm việc với Giám đốc Sở Tư pháp khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh tiếp và làm việc với Giám đốc Sở Tư pháp khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)
(PLVN) - Chiều 21/4, tại Trụ sở Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Lý Đạo Quân, Giám đốc Sở Tư pháp khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và đoàn công tác Sở Tư pháp tỉnh Quảng Tây.

Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng pháp luật phải có luận cứ chặt chẽ, cụ thể

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 21/4, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì buổi làm việc với đơn vị về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong công tác xây dựng pháp luật. Ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú cùng tham dự buổi làm việc.

Quy định chủ thể ban hành văn bản trong Trung tâm tài chính quốc tế: Cần phản ứng linh hoạt, kịp thời khi thị trường tài chính thế giới thay đổi

Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của QH Lê Thị Nga.
(PLVN) - Tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của QH về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam vừa qua, nhiều đại biểu bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề áp dụng pháp luật tại TTTCQT.

Sửa đổi Luật Quốc tịch: Đồng hành, lắng nghe và gắn kết kiều bào với khát vọng vươn mình

Quang cảnh Tọa đàm về chính sách pháp luật với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tại Hà Nội, ngày 13/1/2023.(Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Kiều bào ta dù ở đâu cũng đều hướng về quê hương - đất nước. Trong mọi chặng đường lịch sử, kiều bào ở khắp mọi nơi luôn đồng hành cùng đất nước, dân tộc. Việc sửa đổi Luật Quốc tịch lần này là bước đi quan trọng để “cởi trói” về mặt pháp lý, để người Việt Nam dù đang ở trong nước hay đang an cư, lạc nghiệp ở nước ngoài đều có thể chung tay góp sức, đồng tâm, hiệp lực đưa quê hương - đất nước mình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Việt Nam có lợi thế của "người đi sau" khi xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong.
(PLVN) - Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam.