Đánh giá đúng hiệu quả của chính sách điều tiết vĩ mô

Thảo luận ở tổ về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2009; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2010 trong những tháng đầu năm, bên cạnh khẳng định hiệu quả của các chính sách vĩ mô trong tình hình suy thoái kinh tế, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần đánh giá đúng những thành tựu, cũng như hạn chế.

(HPĐT)- Ngày 22-5- ngày làm việc thứ ba của kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở tổ về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2009; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2010 trong những tháng đầu năm; về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2008; nghe Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi), thảo luận tại hội trường về những nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo luật này.

Đoàn đại biểu Quốc hội
Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng tham dự kỳ họp thứ 7

Đánh giá đúng hiệu quả của các chính sách vĩ mô

Khẳng định hiệu quả của các chính sách vĩ mô trong tình hình suy thoái kinh tế, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ cần đánh giá đúng những thành tựu, cũng như hạn chế. Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, Chính phủ cần xem xét, đánh giá hiệu quả của các gói kích cầu, xác định rõ các gói kích cầu tác động mạnh nhất vào lĩnh vực nào, vì sao doanh nghiệp nhỏ khó khăn trong tiếp cận chính sách hỗ trợ lãi suất, còn người dân thì rất ít trường hợp có thể vay ngân hàng…Các chính sách nhằm kiềm chế lạm phát đạt hiệu quả đến đâu, trong khi chỉ số lạm phát có xu hướng tăng dần trong mấy năm gần đây …Đại biểu Trần Đình Long (Đắc Lắc) đề nghị Chính phủ tính toán lại chiến lược đầu tư các vùng miền, bảo đảm sự cân đối. Nếu để tạo ra sự quá chênh lệch trong đầu tư giữa các vùng, miền, nhất là việc ít quan tâm đầu tư cho những khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, thì càng dễ tăng thêm sự phân hóa giàu, nghèo giữa các khu vực. Chính sách đầu tư phải bảo đảm đa số người dân được hưởng và vấn đề đó hoàn toàn nằm trong khả năng điều hành của nhà nước. Như chính sách miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân, Nhà nước bớt thu hàng nghìn tỷ đồng, nhưng lại là hỗ trợ cho người có thu nhập cao. Dành số tiền đó giúp cho người nghèo thì sẽ hiệu quả hơn .

Đầu tư xứng đáng cho “Tam nông”

Đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đắc Lắc) cho rằng, phải đầu tư xứng đáng thực hiện “tam nông”. Chúng ta xác định đẩy mạnh phát triển ngành công nghệ sinh học, nhưng không đầu tư cho công nghiệp vi sinh vật. Vì vậy, dù là nước nông nghiệp, nhưng đến nay nông dân vẫn không có chế phẩm vi sinh vật để ứng dụng vào sản xuất. Đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) phản ánh: người dân vẫn kêu nhiều về tình trạng hàng giả tràn lan, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, quản lý kém, người dân gặp nhiều khó khăn khi vay vốn ngân hàng, mất điện thường xuyên ảnh hưởng đến sản xuất ở nông thôn….Đại biểu đề nghị, với tầm quan trọng của tam nông, chúng ta có thể xây dựng mô hình tập đoàn trong lĩnh vực nông nghiệp. Tập đoàn này sẽ đỡ nông dân từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, góp phần trong việc bình ổn giá, bảo đảm chất lượng vật tư nông nghiệp…tóm lại là có chỗ để người nông dân trông cậy, không để người nông dân “tự bơi”. Đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Hải Phòng) đề nghị Chính phủ ưu tiên ngân sách cho biển đảo, trong đó đầu tư đẩy nhanh triển khai các dự án xây dựng hệ thống cảng biển và xây dựng luật khai thác hải sản, tập trung bảo vệ nguồn tài nguyên này bởi nó ảnh hưởng nhiều đến thực hiện chiến lược biển của Đảng, Nhà nước.

Hiệu quả của chính sách phải thể hiện trong chất lượng đời sống

Đại biểu Nguyễn Anh Biên (Thanh Hóa) cho rằng, Quốc hội cần giám sát mạnh hơn việc thực hiện của Chính phủ đối với thực hiện các chỉ tiêu an sinh xã hội, không chỉ tập trung giám sát thực hiện nhiệm vụ kinh tế…ví dụ, trong thực hiện một số dự án ở địa phương, liệu có tình trạng xây dựng dự án theo tâm lý giải ngân nhanh rồi “mặc kệ”, hoặc xây dựng “dấu ấn nhiệm kỳ”, mà không quan tâm tới ảnh hưởng đối với đời sống của nhân dân. Như vậy, có yếu tố phát triển nhưng người dân lại không được hưởng lợi từ sự phát triển đó.

Đại biểu Lê Thị Mai (Hải Phòng) cho rằng, hiệu quả đúng của các chính sách điều tiết vĩ mô phải nâng cao chất lượng cuộc sống của đại bộ phận nhân dân. Điều đáng suy nghĩ là những chỉ tiêu chưa đạt trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2009 lại là những chỉ tiêu liên quan đến an sinh xã hội, như tạo việc làm mới, tỷ lệ dân số đô thị được dùng nước sạch, tỷ lệ xử lý chất thải, tỷ lệ che phủ rừng…Tuy không phải những chỉ tiêu lớn, nhưng thể hiện hiệu quả thực tế của các chính sách vĩ mô và tính phát triển bền vững của xã hội.

Cần phải có công cụ để điều tiết lãi suất và phí ngân hàng
Thảo luận tại hội trường về những nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi), một số ý kiến vẫn quan tâm đến vấn đề điều tiết lãi suất và phí ngân hàng. Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) cho rằng, dự thảo luật quy định tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều này. Trong khi đó, điều 476 của Bộ luật Dân sự có quy định về lãi suất trong hợp đồng vay, quy định lãi suất cho vay là do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định. Vì vậy, đại biểu đề nghị giải trình rõ phải thực hiện như thế nào cho phù hợp. Đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) cho rằng, theo kinh nghiệm vừa qua, có nhiều ngân hàng thương mại nâng phí huy động và phí cho vay, dẫn đến trong hệ thống ngân hàng bị rối loạn tỷ lệ huy động, không phải tăng cường tỷ lệ huy động mà là từ ngân hàng nọ chuyển sang ngân hàng kia, rút từ ngân hàng nọ sang gửi ngân hàng kia, chúng ta cần phải có công cụ để điều tiết lãi suất và phí ngân hàng.
Thứ hai 24-5, Quốc hội tiếp tục làm việc.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.