Đằng sau những giải thưởng của showbiz Việt

Suốt hơn một tuần qua, làng giải trí Việt ầm ĩ, xôn xao chuyện mua bán giải thưởng với giá lên tới 200 triệu đồng trong một cuộc thi diễn viên điện ảnh được xem là khá uy tín của TP.HCM.

Suốt hơn một tuần qua, làng giải trí Việt ầm ĩ, xôn xao chuyện mua bán giải thưởng với giá lên tới 200 triệu đồng trong một cuộc thi diễn viên điện ảnh được xem là khá uy tín của TP.HCM. Mặc dù thực hư sự việc thế nào vẫn chưa được làm rõ nhưng từ vụ bê bối này, công chúng có dịp nhớ lại chuỗi dài những lời đồn đại, điều tiếng về "hậu trường" của các giải thưởng, danh hiệu lớn vẫn được rầm rộ vinh danh mỗi năm.
Những "bí mật" nhiều người biết
Hơn hai tháng sau cuộc thi Ngôi sao điện ảnh triển vọng 2010, một câu chuyện động trời mới được phơi bày khi thí sinh Vũ Lâm lên tiếng tố cáo việc mua bán giải thưởng giữa cô và đạo diễn kiêm nhà tổ chức Thanh Quỳnh. Theo tố cáo của Vũ Lâm, đạo diễn Thanh Quỳnh đã nhận 180 triệu đồng của cô với lời hứa cho giải Hoa hậu Điện ảnh, nhưng cuối cùng giải thưởng như đã hứa không thuộc về Lâm. Bực mình vì cho rằng bị "đối tác" lừa, Vũ Lâm đã lên tiếng. Trên thực tế, đây không phải là thí sinh đầu tiên lên tiếng tố cáo chuyện mua bán, dàn xếp giải thưởng trong các cuộc thi. Tuy nhiên, nếu thí sinh Vũ Lâm giành ngôi vị Hoa hậu Điện ảnh như lời ông đạo diễn kia đã hứa thì có lẽ chuyện mua bán giải sẽ mãi nằm trong bóng tối. Hay nói đúng hơn, nó sẽ mãi chỉ là những tin đồn vô căn cứ thường thấy râm ran sau các cuộc thi. Trong giới báo chí, có một thuật ngữ thường được dùng để chỉ những lời đồn đại vẫn được rỉ tai, thì thầm kể cho nhau nghe, đó là "open secret", tức những "bí mật mở". Tuy  không phải lúc nào cũng được công khai xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chính thống nhưng nhiều người biết. Liên quan đến việc mua bán giải thưởng trong làng showbiz Việt, có thể kể ra rất nhiều chuyện "bí mật nhưng nhiều người biết" như vậy. Đại loại: diễn viên A đổi n lần lên giường để có giải thưởng, ca sĩ B mua giải thưởng với giá hàng trăm triệu đồng, người mẫu C lót tay 10.000 đô để được nhận danh hiệu hay chuyện cô X và gia đình đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để nhờ người nhắn tin nên mới giành được giải thưởng do khán giả bình chọn, anh Y đã mua chuộc cả hệ thống fan club lại rồi bỏ tiền mua báo, cắt phiếu ra gửi về để có được giải nghệ sĩ được nhiều người yêu thích hàng năm...
 Những thí sinh đoạt giải trong cuộc thi Ngôi sao điện ảnh triển vọng 2010. Ảnh: ĐL
 Những thí sinh đoạt giải trong cuộc thi Ngôi sao điện ảnh triển vọng 2010. Ảnh: ĐL
Cách đấy chưa lâu, một diễn viên giờ đã khá nổi tiếng bật mí trên mặt báo rằng, cô đã được một nhân vật có vị trí trong cuộc thi tuyển chọn diễn viên tài năng gặp riêng và đưa lời mời gọi thẳng thừng rằng "nếu đồng ý làm người yêu thì sẽ không thiếu vinh quang". Một ngôi sao âm nhạc nổi tiếng khác kể: Tôi từng được... đề nghị bỏ tiền tỷ ra để đổi lấy một danh hiệu bầu chọn thường niên. Nhưng khi đó tôi không có nhiều tiền đến như vậy, vả lại tôi cũng nghĩ nếu danh hiệu không do chính năng lực của mình gặt hái được thì sẽ chẳng ý nghĩa gì. Quan trọng là chỗ đứng của mình trong lòng khán giả và những người hâm mộ. Không chỉ có chuyện gạ gẫm, đổi chác, bán mua, cả những chuyện "nẫng tay trên", chia chác giải thưởng cũng ngấm ngầm diễn ra nhưng lại không ít người biết. Như trong một cuộc thi gương mặt điện ảnh mới, người đứng sau giật dây các giải thưởng còn tìm đến tận phòng riêng các thí sinh sắp được lên nhận giải 1, 2, 3 và nói rằng họ sẽ được các giải đó, nhưng chớ mà lên tiếng gì khi nhìn thấy phong bì giải thưởng rỗng không. "Không ai làm từ thiện cho mấy bạn, đó là cách cảm ơn những người giúp cho các bạn nhận vinh quang", nhân vật này nói. Có lẽ với những nhà tổ chức, những người có quyền hành hay thế lực chi phối giải thưởng và cả những người muốn có được giải thưởng bằng mọi cách, những lời chỉ trích của công luận và báo chí chưa đủ lấp đầy tai họ hoặc sức nặng chưa đủ để kéo bật lòng tự trọng của họ lên. Do đó, những câu chuyện "bí mật nhiều người biết" đầy trơ trẽn liên quan đến giải thưởng vẫn cứ ngày một nhiều thêm và được người ta rỉ tai nhau mỗi ngày.Đi tìm giá trị thật của giải thưởng Mỗi năm, showbiz Việt có tới hàng chục cuộc thi lớn nhỏ dành cho mọi lứa tuổi và thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các cuộc thi nhan sắc dành cho các quý cô, quý bà... đến các cuộc thi tìm kiếm tài năng trẻ triển vọng. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu như các cuộc bình chọn, các giải thưởng được lập ra để tôn vinh các tài năng, những người đã đóng góp sức mình cho ngành giải trí nước nhà. khiến công chúng quan tâm là dường như giờ đây, giá trị các giải thưởng đang ngày một giảm đi, những chiếc "vòi bạch tuộc" đang dần lấn sâu vào phía sau cánh gà, nơi các giám khảo, ban tổ chức ra quyết định liên quan đến giải thưởng. Nhiều giải thưởng khó hiểu đã được trao, những scandal xoay quanh chuyện người lên nhận giải đã sử dụng "thủ thuật" sau cánh gà... khiến cho chất lượng và uy tín của các giải thưởng ngày một giảm đi rõ rệt. Theo ca sĩ Đan Trường, trong làng giải trí Việt hiện chỉ còn một số ít, rất ít các giải thưởng có thể xem là uy tín và chất lượng. Còn lại có nhiều giải thưởng chỉ mang tính hình thức; có những giải thưởng để tôn vinh tài năng thực thụ thì bên cạnh đó cũng có những giải thưởng thuần kinh doanh hoặc để phục vụ cho các tính toán riêng của cá nhân hay đơn vị nào đó mà thôi. Câu chuyện "mua giải" theo đó cũng ngày một trở nên quen thuộc, đến mức nhiều thí sinh mặc định cho rằng phải có tiền mới hy vọng có được giải thưởng, muốn đạt được điều gì đó trong nghệ thuật thì phải biết hy sinh, chấp nhận đánh đổi, tiền hoặc tình. Câu chuyện 200 triệu mua giải không còn là câu chuyện của cá nhân 2 người trong một cuộc thi mà đã thành một vấn đề mà giới làm văn hóa nghệ thuật cần phải nhìn nhận lại một cách nghiêm túc hơn. Đằng sau sự mua bán này còn là sự buông lỏng quản lý, là quy chế thi cử không rõ ràng, là chấm giải không minh bạch... Một khi quan niệm có thể mua được giải thưởng bằng tiền hoặc đổi bằng tình hình thành thì người ta sẽ tìm mọi cách để mua bán và đổi chác. Và khi mà người ta có thể bỏ tiền ra để mua thứ không thể mua được bằng tiền cũng đồng nghĩa người ta đã "bán" đi những thứ không thể mua bằng tiền khác: danh dự, lòng tự trọng và xa hơn là nhân cách! Những giải thưởng đang cần lấy lại vị trí của nó, người nghệ sĩ đích thực cũng cần được gọi tên với đúng giá trị của mình và nên tự mình giật lấy giải thưởng bằng chính năng lực bản thân chứ không nên có nó bằng cách đổi tình, đổi tiền hay luồn lách, chơi xấu!
Theo Thục Yên
Sức khỏe&Đời sống

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.