Đắng lòng cưỡng chế… án ly hôn

Những tưởng để giành quyền nuôi con chung, vợ chồng chỉ khó “phân chia” ở Tòa án. Nhưng sự thật thì sau khi bản án ly hôn có hiệu lực, nhiều vụ con không thể trở về với cha hoặc mẹ - những người được quyền nuôi dưỡng vì nhiều lý do…

[links()]Những tưởng để giành quyền nuôi con chung, vợ chồng chỉ khó “phân chia” ở Tòa án. Nhưng sự thật thì sau khi bản án ly hôn có hiệu lực, nhiều vụ con không thể trở về với cha hoặc mẹ - những người được quyền nuôi dưỡng vì nhiều lý do…

ưỡng chế thi hành án khi chúng không muốn ở với người mà chúng không thích thì một lần nữa sẽ làm chúng bị tổn thương
Cưỡng chế thi hành án khi trẻ không muốn ở với người mà chúng không thích thì một lần nữa sẽ làm trẻ bị tổn thương

Tòa giao cho mẹ, con đòi ở với bố

Nhìn vào gia cảnh chị Mỹ Hương (Từ Liêm, Hà Nội) và anh Tuấn Khanh (cùng địa chỉ) không ai nghĩ có một ngày họ sẽ đưa nhau ra tòa, chia nhau đến từng cái kim, sợi chỉ.

Tất cả bất hòa phát sinh từ chuyện chị Mỹ Hương là Giám đốc một DN lớn, ăn nên làm ra nên tối ngày chị bận "bù đầu" với khách khứa, công việc. Mười ngày như nhau cả mười, chị rời nhà lúc 6h và trở về khi thằng nhóc con chị đã say sưa ngủ.

Anh Khanh chỉ là Trưởng phòng ở một viện nghiên cứu, “sáng cắp ô đi tối cắp về”, mọi việc đưa đón, dạy bảo, tắm rửa, ăn uống của con trai, anh Khanh lo từ A đến Z. Ngày đưa nhau ra tòa ly hôn, Tòa án đã giao chị Hương quyền nuôi bé Nam vì xét cho cùng chị có điều kiện tốt hơn anh Khanh, vả lại bé Nam khi đó cũng còn rất nhỏ.

Tuy nhiên, đến cả 3 năm sau, bản án ly hôn này vẫn không thể thi hành vì bé Nam cứ “bám chặt” lấy bố, không chịu về sống chung với mẹ. Nhiều lần đòi con không được, chị Hương phải đến yêu cầu cơ quan thi hành án (THA) can thiệp.

Sau nhiều lần thuyết phục, trước đại diện chính quyền địa phương và tổ dân phố, bé Nam đã được “giao” cho mẹ. Tuy nhiên, chỉ đến chiều, khi anh Khanh mang quần áo sang cho con, thì thằng bé nhất định đòi về với bố. Từ đó, chưa lần nào chị Hương "đem" được con trở lại nhà mình...

Một vụ án khác khá thương tâm vừa xảy ra ở Hà Tĩnh mà Chấp hành viên cũng là người “mắc kẹt” khi thực hiện quyền giao con từ cha về cho mẹ. Tại bản án ly hôn của TAND huyện C.L đã xử anh A phải giao cháu Nguyễn Kim Cô (sinh ngày 01/12/2004) cho chị B nuôi dưỡng, anh A phải đóng góp phí tổn nuôi con chung. Tuy nhiên, sau khi án có hiệu lực, anh A không tự nguyện thi hành mà còn đem con đi giấu ở nơi khác.

Anh A cho biết, chị B bỏ nhà đi biệt tích từ lúc sinh con ra được 5 tháng, để mình anh lo từng bữa ăn nuôi bé Kim Cô khôn lớn. Bản thân cháu Kim Cô cũng xin được ở với bố vì không còn tình cảm với mẹ. Sau 3 lần tổ chức cưỡng chế không thành thì trong một cơn lũ quét bất ngờ, cháu Kim Cô đã đã bị nước cuốn trôi. Bản án vĩnh viễn nằm đó, giống như số phận của đứa trẻ vô tội…

Không nuôi được thì nên “nhường”

Điều 120 Luật Thi hành án dân sự về cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định quy định: Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện THA.

Trường hợp người phải THA hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng.

Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.

Quy định như vậy, nhưng thực tiễn thi hành các bản án ly hôn luôn là sự thử thách đối với bất cứ Chấp hành viên nào. Đành rằng, bản án đã có hiệu lực nhưng trong trường hợp đứa trẻ không chịu về với người kia, hay người kia vì lý do nào đó muốn giữ con ở lại thì những người thực thi công vụ cũng khó lòng mà tiến hành cưỡng chế.

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự Thanh Xuân (Hà Nội) Nguyễn Song Hà chia sẻ: “Hầu hết các vụ giao con sau ly hôn chúng tôi đều sử dụng biện pháp giáo dục thuyết phục là chính. Đứa trẻ không phải là vật vô tri vô giác, chúng đã thiệt thòi khi bố mẹ ly hôn, nếu cưỡng chế thi hành án khi chúng không muốn ở với người mà chúng không thích thì một lần nữa sẽ làm chúng bị tổn thương”.

Thực tế, trong nhiều trường hợp, vận động, thuyết phục mà bên phải THA vẫn không chịu giao đứa trẻ. "Cưỡng chế là giải pháp cuối cùng, bất đắc dĩ mới phải làm. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép người có thẩm quyền được xử phạt hành chính, mức độ cao hơn là xử lý hình sự về tội không chấp hành án. Trong một số trường hợp chây ỳ, chống đối, cơ quan pháp luật cũng phải mạnh tay, nếu không đương sự sẽ "nhờn”, một Chấp hành viên khẳng định.

Tuy nhiên, một giải pháp khả dĩ hơn được đưa ra cho những trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm được cuộc sống cho đứa trẻ cả về vật chất, tinh thần, hoặc nếu đứa trẻ có nguyện vọng được thay đổi người nuôi dưỡng thì người không được giao quyền nuôi con có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Đó là cách tốt nhất giành lại quyền nuôi con mà không vi phạm luật pháp.

Duy Hưng

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.