Đảng, Bác Hồ và mùa xuân Độc lập

(PLO) - Thắng lợi của cách mạng Việt Nam do nhiều nhân tố tạo nên, song nhân tố chủ yếu nhất là sự lãnh đạo của Đảng. Và sự nghiệp cách mạng ấy luôn gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, nhà chiến lược thiên tài của cách mạng Việt Nam.
Ngày 3/2/1930, lịch sử Việt Nam diễn ra một sự kiện trọng đại - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời - kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí tiền bối của Đảng. 
Người đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin, đề ra đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, vạch ra cương lĩnh cách mạng của Đảng một cách đúng đắn ngay từ đầu. Nhờ đó mà Đảng sớm trở thành một lực lượng chính trị vững mạnh và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. 
Đảng vững tay chèo
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công dẫn đến sự ra đời nước Việt Nam DCCH (nay là CHXHCN Việt Nam) - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Đó là sự kiện quan trọng bậc nhất trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta. Đó cũng là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác-Lênin ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình của thế kỷ XX. 
Năm 1945 - 1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân vượt qua những khó khăn, thách thức nặng nề, chống thù trong, giặc ngoài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc: xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân; bầu cử Quốc hội (6/1/1946); xây dựng Hiến pháp dân chủ đầu tiên (9/11/1946); chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhân dân; chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm…
Tháng 12/1946, trước dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến với quyết tâm: Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến; vừa kiến quốc vừa kháng chiến dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. 
Thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và việc ký kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên CNXH, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Từ năm 1954 đến năm 1975, Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh tàn bạo của đế quốc Mỹ, giành nhiều thắng lợi vẻ vang mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. 
Sau chiến tranh, đất nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Đảng đã lãnh đạo nhân dân vừa ra sức khôi phục kinh tế vừa tiến hành hai cuộc chiến tranh chống xâm lược biên giới phía Bắc và Tây Nam, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Đảng đã tập trung lãnh đạo xây dựng cơ sở vật chất của CNXH, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động. Tuy nhiên, trước yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, việc duy trì lâu dài mô hình, cơ chế tập trung bao cấp không còn phù hợp và đã bộc lộ những hạn chế, nhược điểm. 
Trước những thách thức của thời kỳ mới, Đảng ta đã tổng kết sáng kiến từ thực tiễn của nhân dân, tìm tòi, hoạch định đường lối đổi mới. Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. 
Đại hội VII của Đảng (tháng 6/1991) khẳng định tiếp tục đổi mới đồng bộ, triệt để trên các lĩnh vực với những bước đi, cách làm phù hợp và giữ vững định hướng XHCN; thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, xác định những quan điểm và phương hướng phát triển đất nước, khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua ba mươi năm đổi mới, đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đảng ta lãnh đạo tiến hành kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã thu được những kết quả tích cực. 
Đất nước vượt qua khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực (1997 - 1998); khắc phục có hiệu quả ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay; thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, thực hiện có hiệu quả mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. 
Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, vượt qua ngưỡng nước nghèo chậm phát triển. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị, xã hội ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững. Vai trò và vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng nâng cao.
Luôn có Bác trong ngày vui đại thắng
Sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta luôn gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, nhà chiến lược thiên tài.
Vào những năm đầu của thế kỉ XX, dưới ách thống trị của thực dân và phong kiến, dân ta chìm đắm trong cảnh nô lệ lầm than, “một cổ đôi tròng”. Tuy có rất nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu tiến bộ và nhiều nhà yêu nước kháng Pháp nhưng cách mạng Việt Nam vẫn “chưa tìm thấy đường ra”. 
Giữa lúc đó, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xuất dương, quyết tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. Đến với Cách mạng Tháng Mười, đến với chủ nghĩa Lênin, Người tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc: “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đây thực sự là sự nghiệp vĩ đại đầu tiên của nhà chiến lược thiên tài, tạo nên bước ngoặt quyết định cho vận mệnh của dân tộc Việt Nam, cho cách mạng Việt Nam. 
Nắm vững nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của Đảng tiền phong trong cuộc cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh khẳng định: “Sức mạnh cách mạng phải tập trung, muốn tập trung phải có Đảng cách mạng” và “Đảng có vững, cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”. Dưới sự dẫn dắt của Người, Đảng ta nhanh chóng trở thành đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách đi đến thắng lợi cuối cùng. 
Trước ách thống trị tàn bạo của thực dân phong kiến, xuất phát từ kinh nghiệm đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc và lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, ngay từ rất sớm, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: “Phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng”. Chính cương vắn tắt năm 1930, Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, đề ra “Lập quân đội công nông”. Về sau Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 năm 1941 đề ra “Lập Việt Nam nhân dân cách mạng quân”.
Thực hiện chủ trương đó, đi đôi với tuyên truyền vận động, phát triển cơ sở chính trị sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, Đảng ta còn coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang. Từ rất sớm, các đội tự vệ đỏ Xô Viết Nghệ Tĩnh, các đội du kích Bắc Sơn, Nam Kỳ, Ba Tơ... rồi đến các đội cứu quốc quân lần lượt ra đời. Có thể nói, đây là các đơn vị tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. 
Khi phong trào cách mạng đã phát triển mạnh mẽ, cần chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt nhận định tình hình, đề ra hình thức đấu tranh thích hợp, kịp thời thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Ngay sau khi ra đời, Đội đã đánh hai trận đầu toàn thắng, sau đó cùng với các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ cả nước làm nòng cốt cho nhân dân đứng lên tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công, giành chính quyền trên phạm vi cả nước. 
Tiếp đó, trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh bại hai đế quốc đầu sỏ, giành lại độc lập dân tộc, thu non sông về một mối. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới là hiện thân đầy đủ và sinh động nhất cho tinh thần cách mạng triệt để của giai cấp công nhân, của khí phách bất khuất, kiên cường và bản lĩnh trí tuệ của dân tộc Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Đảng ta giải quyết đúng đắn hàng loạt vấn đề chiến lược quan trọng, quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 
Những vấn đề trọng đại ấy bao gồm từ việc tìm ra con đường cứu nước, cứu dân, vạch ra con đường tất yếu mà cách mạng Việt Nam phải đi đến việc hoạch định các đường lối, chính sách nhằm giải quyết đúng đắn, kịp thời những yêu cầu do tình thế cách mạng đặt ra.
Trên cơ sở thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và truyền thống cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ được sức mạnh của toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại, lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác với những chiến công chưa từng có trong lịch sử. Hồ Chí Minh đã trở thành người anh hùng dân tộc vĩ đại nhất, là nhà chiến lược bậc thầy trong lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Người còn là nhà quân sự lỗi lạc trong lịch sử hiện đại của dân tộc ta. 
Sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, hệ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, là kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm rạng rỡ thêm mùa xuân Độc lập...

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre
(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 15/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025) và trong không khí phấn khởi hai dân tộc đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.