Xạ thủ lưu giữ nỏ “thần linh” người Cơ tu

Với ông, Pànanh (nỏ gỗ) như một phần máu thịt, là vật báu văn hóa vô giá của đồng bào Cơtu. Nỏ đã theo ông suốt những năm tháng kháng chiến gian khổ và đến khi hòa bình lập lại, cũng chính chiếc nỏ “thần kì” đã đem lại cái ăn cho gia đình. Vì thế, trách nhiệm lưu giữ bản sắc đặc trưng, phục dựng lại nét văn hóa nỏ gỗ của đồng bào Cơtu hiện trên đà mai mọt đang được chính người đàn ông này ngày đêm trăn trở…

 
Với ông, Pànanh (nỏ gỗ) như một phần máu thịt, là vật báu văn hóa vô giá của đồng bào Cơtu. Nỏ đã theo ông suốt những năm tháng kháng chiến gian khổ và đến khi hòa bình lập lại, cũng chính chiếc nỏ “thần kì” đã đem lại cái ăn cho gia đình. Vì thế, trách nhiệm lưu giữ bản sắc đặc trưng, phục dựng lại nét văn hóa nỏ gỗ của đồng bào Cơtu hiện trên đà mai mọt đang được chính người đàn ông này ngày đêm trăn trở…
Ông là Bríu Đồ (56 tuổi), người mà đồng bào vùng cao thôn Bhờ Hôồng 1, xã Sông Kôn, Đông Giang, Quảng Nam truy phong “xạ thủ kiệt xuất”, bởi ông chính là “xạ thủ” “vô đối” không chỉ ở làng mà kể cả vùng cao Đông Giang cũng không ai sánh kịp.
Xạ thủ thời chiến
Từ Thành phố Đà Nẵng, vượt qua quãng đường dài hơn 130 km đầy gian truân, vất vả, chúng tôi tiếp tục phượt lên những con dốc cao dựng đứng, những con đường ngoằn ngoèo, khúc khuỷu núi rừng Đông Giang để tìm về bản làng Bhờ Hôồng 1 của xạ thủ nổi tiếng miền sơn cước - Bríu Đồ. Thấy có người từ dưới xuôi lên, ông gác tay đục đẽo những công đoạn cuối cùng của chiếc nỏ quay sang bắc chuyện với chúng tôi.
Không phải ấm trà mời khách, thay vào đó là bình rượu ủ lâu năm của một con rắn độc ông từng săn được cách đây chục năm, vừa nhấp chén rượu ông vừa kể: “Cái mà các chú thấy là chiếc nỏ mà người Cơtu gọi là nỏ “thần kì” đấy, từ xa xưa nó đã theo người Cơtu chúng tôi lên non vượt rừng săn bắn chim thú. Thời chiến nó cũng theo người Cơtu chúng tôi ra trận giết giặc, nhìn thô sơ thế chứ đã từng giết biết bao nhiêu thằng Tây rồi đó”.  
Cha răr (mũi tên tẩm độc) đã từng giết không biết bao nhiêu tên địch thời chiến
Cha răr (mũi tên tẩm độc) đã từng giết không biết bao nhiêu tên địch thời chiến
1968, theo tiếng gọi của non sông đất nước, cậu bé Bríu Đồ, mới tròn 12 tuổi đã theo cha lên đường nhập ngũ. Hành trang của 2 cha con chinh chiến bấy giờ chỉ là chiếc nỏ gỗ tổ tiên bao đời truyền lại. “Thời đó nghe đi đánh mấy thằng Tây cao to cướp nước mình thấy háo hức lắm. Trong một đợt cán bộ dưới xuôi lên tuyên truyền, vận động đồng bào trên đây lên đường tòng quân đánh giặc, tôi xin cha vào rừng sâu để làm công tác liên lạc cho các chiến sĩ bộ đội. Do từ nhỏ sống ở nơi thâm sơn cùng cốc, thông thuộc địa hình trong lòng bàn tay nên từ đó tôi có nhiệm vụ mở đường cho bộ đội băng rừng vượt núi”, Bríu Đồ nhớ lại. Rồi lớn lên chút nữa, khi thấy những chiến sĩ miền xuôi lên đây dùng súng bắn giặt, ông lại muốn được tự tay hạ những tên đã dày xéo mảnh đất quê hương ông.
Nhưng từ nhỏ có biết đến súng ống là gì, chẳng có ai truyền dạy cách sử dụng, ông tự nhủ, nếu không dùng được súng đánh giặc thì mình dùng nỏ gỗ giết giặt. “Từ nhỏ tôi đã theo cha vào rừng săn bắn, được cha huấn luyện nên lên 6 tuổi tôi đã có thể bắn trúng bia phác một, nhờ thế khi gặp địch thay vì dùng súng tôi dùng nỏ để hạ chúng. Và tôi cũng chẳng nhớ có bao nhiêu tên địch đã nằm dưới chân mình, cũng chẳng nhớ mình đã nã đi bao nhiêu cha răr cắm vào người kẻ địch”, Bríu Đồ kể tiếp.
Cha răr mà ông nói chính là những mũi tên được tẩm một loại hóa chất tự nhiên cực độc, chỉ cần tên địch bị bắn trúng sau 10 phút sẽ đột quỵ, vô phương cứu chữa. Theo ông cho biết thì những loại tên này được làm từ than cây lồ ô, bôi trên mũi tên một loại nhựa cây dại chỉ có ở vùng đất Nam Giang, mỗi lần sử dụng hết ông mới vượt rừng lên đó chặt về, chế tạo “vũ khí” giết giặc.
Hòa bình lập lại, ông tình nguyện theo nghĩa quân Việt Nam lên đường sang Campuchia giúp nước bạn đánh đổ chế độ diệt chủng Khơ me đỏ. Trong đoàn quân tình nguyện mùa xuân năm 1977, nhiều chiến sĩ tay vác súng dài, súng ngắn nhưng duy chỉ có chàng thanh niên dân tộc mang trên mình chiếc nỏ gỗ sang nước bạn chiến đấu. Nhắc đến đây ông bật cười như toát lên một niềm tự hào rất lớn: “Hồi đó sang Campuchia ít người dân tộc thiểu số như tôi lắm, nhưng đặc biệt chỉ có tôi dùng nỏ, nhiều chiến binh Campuchia thấy vậy họ ngỡ ngàng lắm, không ít người nước bạn đã khâm phục người Việt Nam mình dùng nỏ để giết giặc”.
Lưu giữ văn hóa nỏ “thần linh” người cơ tu
Trong căn nhà rông của Bríu Đồ, có hàng trăm bộ xương của những con thú ông săn được xâu thành từng chuỗi giăng kín cả trần nhà. Theo ông, đó là tục lệ săn bắt của người Cơtu. Treo những hài cốt con vật săn bắn được lên như vậy với tâm niệm trong những chuyến đi tới sẽ thu được nhiều sản vật hơn.
Từ những con vật vô cùng mạnh mẽ như voi, heo rừng đến những loài nhanh nhẹn như chim, xương dương đều đã từng bị ông bắn hạ. Nghe ông kể, dường như cái nghiệp săn bắn đã ăn sâu vào trong máu thịt của ông, bất kể ban ngày hay ban đêm, thậm chí khi những “xạ thủ” trong làng đã “buông nỏ”, quay lưng lại với cái nghề săn bắn, ông vẫn âm thầm, lặng lẽ như cố níu lấy một phần văn hóa săn bắn của đồng bào mình.
Khi chúng tôi hỏi: “Thế làng này bây giờ có ai làm nỏ, bắn nỏ giỏi như ông không?. Ông ngậm ngùi: “Cả làng bây giờ chắc chỉ còn tôi ngày ngày đục đẽo nỏ. Không ai dùng thì họ làm nỏ ra mần chi. Vả lại làm nỏ đâu có dễ, để đẽo ra một chiếc nỏ phải mất cả tháng trời, nhưng chưa chắc đã ưng ý vì một chiếc nỏ sẽ trở nên “vô dụng” nếu người làm nỏ không khéo tay dác cân đối cáng nỏ. Cáng nỏ góp một phần không nhỏ đến độ chính xác, nhất là bắn những điểm bia của xạ thủ”.
Nghe ông kể, dường như nỏ “thần kì” lưu đời hàng trăm năm của  đồng bào cơ tu đang đứng trước bờ vực thất truyền vì trong làng “xạ thủ” một thời bấy giờ duy chỉ còn một cái tên tâm huyết - Bríu Đồ. Dù đã bước sang cái tuổi đáng lẽ ra phải được nghỉ ngơi, ấy vậy mà năm nào ông cũng phải đại diện huyện miền núi của mình tham gia những cuộc thi do tỉnh tổ chức. Và chừng ấy năm đi thi, “xạ thủ kiệt xuất” lại mang về những tấm huy chương danh giá cho huyện nhà. Điều trăn trở của ông chính là việc không có những hậu bối kế cận, tiếp bước ông lưu giữ 1 nét văn hóa từng gắn chặt với đồng bào Cơtu.
Cứ mỗi chiều bên dòng sông Kông êm ả chảy, người ta thường bắt gặp hình ảnh của một người đàn ông đắm mình, chăm chú bên những chiếc nỏ gỗ. Phải chăng ông đang cố giữ lấy, phục dựng lại nét văn hóa Pànanh trên quê hương mình sinh ra.
* Bài dự thi Cuộc thi Bút trẻ trên báo Pháp luật Việt Nam
THÔNG BÁO CỦA BAN TỔ CHỨC CUỘC THI BÚT TRẺ

Ban Tổ chức (BTC) Cuộc thi viết phóng sự, ký sự BÚT TRẺ trên Báo Pháp luật Việt Nam thông báo:

BTC đã nhận được nhiều bài vở của các bạn sinh viên và phóng viên trẻ tham gia cuộc thi. Thứ năm hàng tuần, bắt đầu từ số báo này, chúng tôi đăng tải những bài đã qua sơ tuyển. Các bạn có thể xem lại

quy chế và thể lệ cuộc thi trên Báo Pháp luật Việt Nam điện tử tại địa chỉ: phapluatvn.vn. BTC vẫn tiếp tục nhận bài đến hết ngày 20 tháng 12 năm 2012. Sau đó sẽ tiến hành chấm và trao giải thưởng. Bài dự thi xin gửi về địa chỉ:  Báo Pháp luật Việt Nam, số 42 ngõ 29 Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Trên bì thư gửi tham dự cuộc thi viết, tác giả ghi rõ “Bài tham gia cuộc thi viết phóng sự dành cho các cây bút trẻ”. Hoặc gửi bài dự thi qua thư điện tử (Email): tranngochaplvn@gmail.com . Trên tiêu đề Email, ghi rõ “Bài tham gia cuộc thi viết phóng sự dành cho các cây bút trẻ”.  Pháp luật Việt Nam trích đăng lại một phần thể lệ cuộc thi để quý độc giả tiện theo dõi:

Đối tượng dự thi

1. Sinh viên các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành báo chí, truyền thông và sinh viên các trường đại học, cao đẳng khối khoa học xã hội và nhân văn; 

2. Các phóng viên, nhà báo trẻ tuổi đời dưới 30 (sinh năm 1982 về sau), đang hoạt động tự do hoặc làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền thông.

Tác phẩm dự thi

1. Nội dung tác phẩm phải có tính phát hiện (mới, lạ, độc đáo) và phản ánh quan điểm, chính kiến của tác giả về các vấn đề của đời sống xã hội; các nhân vật, sự kiện được phản ánh phải có thật. 

2. Thể loại: Phóng sự, ký sự.

3. Quy cách và hình thức trình bày: Trình bày trên khổ giấy A4, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14. Mỗi bài không dài quá 1.700 từ, kèm ảnh minh họa và tư liệu, tài liệu liên quan (nếu có);

4. Yêu cầu về tính pháp lý của bài viết dự thi: Bài viết dự thi chưa được đăng tải trên báo viết hoặc báo điện tử trước thời điểm gửi bài thi và không được gửi đăng trên báo viết, báo điện tử sau thời điểm gửi bài

thi, trừ những tác phẩm không được BTC sử dụng trong thời gian tổ chức cuộc thi. 

5. Số lượng tác phẩm dự thi của mỗi tác giả dự thi: Không hạn chế

6. Bài dự thi phải được ghi rõ tên tác giả, địa chỉ và điện thoại liên lạc. Trường hợp ký bút danh, cần phải ghi rõ tên thật, địa chỉ và điện thoại liên lạc.

BTC CUỘC THI

Thanh Tâm

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.