Chuyện vui về chàng sinh viên không tay người Dao

“Giờ học dưới này không còn thấy ngại nữa, cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người. Đi ra ngoài không cảm thấy tự ti hay mặc cảm về hoàn cảnh của mình nữa. Trước kia đứng trước đám đông là không nói được đâu, gặp con gái là ngại lắm nhưng bây giờ còn đi tán gái được nữa cơ”..., là những đổi thay của Lý Láo Lở, chàng sinh viên nghèo không tay, mồ côi mẹ nhưng đã nỗ lực vươn lên.

“Giờ học dưới này không còn thấy ngại nữa, cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người. Đi ra ngoài không cảm thấy tự ti hay mặc cảm về hoàn cảnh của mình nữa. Trước kia đứng trước đám đông là không nói được đâu, gặp con gái là ngại lắm nhưng bây giờ còn đi tán gái được nữa cơ”..., là những đổi thay của Lý Láo Lở, chàng sinh viên nghèo không tay, mồ côi mẹ, sau một năm là sinh viên Khoa Khoa Học quản Lý, Đại học KHXH & NV Hà Nội.

Chàng sinh viên người Dao Lý Láo Lở
Chàng sinh viên người Dao Lý Láo Lở.

“Thấy mình lớn hơn một chút”

Hòa trong đám đông những sinh viên đang nhốn nháo thảo luận về bài thi là một chàng sinh viên dáng người mảnh khảnh, với đôi tay bị khuyết tật đang thong thả bước ra từ phòng thi. Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt gầy gò, đang lấm tấm mồ hôi khi kết thúc một môn thi. Kể từ ngày rời quê hương, khăn gói xuống Hà Nội nhập vào “đội quân” sinh viên đến nay đã thấm thoát được một năm.

Có biết bao sự đổi thay đã diễn ra với cuộc sống của chàng sinh viên tật nguyền này mà trong cảm nhận của Lở nó vẫn còn nóng hôi hổi “ Kể từ khi học ở dưới này cuộc sống thay đổi nhiều lắm, tất cả mọi thứ đều thay đổi cả. Môi trường  sống phức tạp hơn, ồn ào hơn, được tiếp xúc với nhiều người hơn. Hồi còn học cấp ba mình đâu biết cách tiêu đâu thế mà xuống đây cái gì cũng phải chi tiêu mà lại phải chi tiêu làm sao cho hợp lý”, Lở chia sẻ.

Sự thay đổi môi trường sống đã lấy đi sự bỡ ngỡ, tự ti của chàng sinh viên khi mới nhập học thuở nào: “Giờ học dưới này không còn thấy ngại nữa, cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người. Đi ra ngoài không cảm thấy tự ti hay mặc cảm về hoàn cảnh của mình nữa. Trước kia đứng trước đám đông là không nói được đâu, gặp con gái là ngại lắm nhưng bây giờ còn đi tán gái được nữa cơ”. Lở vừa nói tay vừa loay hoay chiếc điện thoại với những động tác thật điêu luyện mà bình thường với một người khuyết tật thật khó để làm được.

Chàng sinh viên nhanh nhảu kể tiếp: “Sau một năm học thấy mình lớn hơn một chút. Được trải qua những kiến thức ở trường cũng như những va chạm ngoài xã hội em thấy mình hiểu biết hơn rất nhiều không còn ngây thơ như trước nữa. Biết và tận dụng được những cơ hội, sắp xếp hợp lí thời gian để tiếp thu được những kiến thức ở trong trường cũng như ngoài xã hội, đặc biệt thời gian để làm sao vừa giữ được sức khỏe vừa có thể học một cách hiệu quả nhất”.

Luôn suy nghĩ lạc quan và đặt niềm tin vào tương lai nên dù cuộc sống sinh viên còn quá nhiều khó khăn vì từ lâu em đã không nhận được sự trợ giúp hay động viên từ phía gia đình mà phần lớn phải nhờ vào số tiền học bổng của trường và sự trợ cấp của một vài nhà hảo tâm để trang trải cuộc sống.

Mất đi đôi tay khiến cho mọi công việc từ học tập đến sinh hoạt với em đều trở nên chậm chạp hơn, Khả năng viết cũng chậm hơn các bạn, khi làm bài thi đôi khi cũng chưa hết nhưng chàng sinh viên vẫn luôn “Sống vui vẻ và không bao giờ chịu khuất phục, cái gì nó đã tồn tại với mình rồi thì hãy chấp nhận nó, đừng xem nó là gánh nặng mà hãy lấy nó làm động lực để vươn lên”, Lở tâm sự.

Mặc dù khuyết tật nhưng không vì thế mà Lở trở nên yếu đuối, sống khép mình với thế giới bên ngoài. Trái lại chàng sinh viên này lại khá năng nổ trong các hoạt động xã hội.

Lở đang là thành viên của “Quỹ học bổng thắp sáng niềm tin” do Tập đoàn Dầu khí tài trợ, mỗi tháng sinh hoạt một lần để cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập, cách sống cũng như chăm lo đời sống cho các thành viên. Với Lở, nó giống như “Một gia đình thân thiết, gần gũi khi cùng chung nhau ăn bữa cơm, cùng chia sẻ kiến thức, những người biết thì dạy cho những người chưa biết về cách sống. Vì vậy khi tham gia em học được cách làm việc nhóm, học được cách sống, phương pháp làm việc của họ. Những kinh nghiệm thực tế được các anh chị chia sẻ rất chân tình. Đó là một điều thất đáng quý và bổ ích.”

Hòa nhập với môi trường mới dù không có người thân thiết bên cạnh động viên nhưng bằng nghị lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô cũng như cán bộ lớp, Lở đã thích nghi với cuộc sống mới một cách nhanh chóng.

Trong mắt mọi người Lở luôn là một sinh viên đầy nghị lực. “Lớp em có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn nhưng anh Lở là người có hoàn cảnh đặc biệt, trên cương vị là một lớp trưởng cùng với cô chủ nhiệm luôn giành cho anh một sự quan tâm đặc biệt, lớp sắp xếp bạn Lo để có thể giúp đỡ anh ấy học tập cũng như sinh hoạt, những thông tin khi không liên hệ trực tiếp với anh Lở sẽ liên hệ với bạn Lo. Anh ấy là người nhiều tuổi nhất lớp em và rất có ý chí, cố gắng phấn đấu để học tập", anh Nguyễn Võ Hoài Nam, Lớp trưởng K57 khoa Khoa Học Quản Lý cho biết.

Là một người luôn bên cạnh, cùng chia sẻ những kiến thức trong học tập cũng như những khó khăn trong cuộc sống. Bạn Mùa A Lo không khỏi ngưỡng mộ khi nhắc tới người bạn khuyết tật nhưng đầy nghị lực của mình: “Đều là những sinh viên vùng cao, học xa nhà nên chúng em rất hiểu nhau. Em được cô chủ nhiệm nhắn nhủ kèm cặp và giúp đỡ bạn ấy nhưng thật ra bạn ấy lại luôn là người giúp đỡ em từ chuyện ăn uống, sinh hoạt cho đến nhiều thứ khác.Tính tự lực bạn ấy thật sự hơn hẳn so với đầu năm. Khả năng tự lực nổ lực của bạn ấy rất cao. Đó là một điều thật đáng quý”.

Khép lại quá khứ bằng những dự định ở tương lai

Nhưng quả thực để có một Lý Láo Lở tự tin, luôn đặt niềm tin vào tương lai phía trước, chàng sinh viên nghèo đó đã phải đi qua một quá khứ đầy bất hạnh.

Mồ côi mẹ từ khi còn quá nhỏ, lại phải đi học xa nhà từ bé nên trong thâm tâm chàng trai trẻ luôn khao khát tình yêu thương, sự nâng niu, chìu chuộng của mẹ. Trong khi đó sau khi mẹ mất chưa được bao lâu thì người cha lại đi bước nữa điều đó càng khiến tình cảm của bố con Lở thêm khoảng cách.

Chưa hết buồn tủi về số phận của mình thì một biến cố đã xãy ra khi Lở đang là học sinh lớp 8. Tai nạn do điện gây ra đã vĩnh viễn cướp đi đôi tay của Lở. Mọi mơ ước đều bị dập tắt. Nỗi đau lại chồng chất nỗi đau. Cứ tưởng cuộc đời chàng trai trẻ sẽ trượt dài mãi trên nỗi đau và sự tuyệt vọng thì  chính sự xa lánh, những cái nhìn thương hại của mọi người cùng sự động viên của thầy cô, bạn bè, thậm chí là những người xa lạ khiến Lở vực dậy. “Sự xa lánh cùng với những lời nói khó nghe, những ánh nhìn thương hại chính điều đó lại trở thành động lực cho mình vươn lên.”

Lở đã bắt đầu viết trở lại từ phần còn lại của đôi tay, bắt đầu tự làm những công việc cá nhân mà không cần một ai giúp đỡ, có lúc học viết khó đến nỗi cứ cầm bút lên là rơi ngay, viết nhiều quá khiến khuỷu tay bật cả máu. Cuối cùng Lở cũng đã làm được những điều tưởng chừng là không thể. Phần còn lại của đôi cánh tay đó lại có thể viết ra được những dòng chữ đều tăm tắp.

Không những thế Lở còn có thể tự làm nương rẫy để kiếm tiền nuôi mình ăn học. Luôn nhắc nhở bản thân “Cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng từ khó khăn mà phải biết vươn lên thì mới biết cuộc sống tốt đẹp như thế nào, phải luôn luôn tin tưởng vào tương lai phía trước”.

Chàng sinh viên háo hức kể những dự đinh sắp tới của mình “Hè này sẽ đi làm để trải nghiệm cuộc sống, học hỏi những điều thực tế. Thứ 7, chủ nhật sẽ học hè ở trường. Ngoài ra em sẽ học thêm tiếng Anh vào buổi tối ở đại học kinh tế quốc dân”.

Khi nói về ước mơ của mình đôi mắt chàng sinh viên khuyết tật ánh lên đầy hạnh phúc. “Sau này em muốn được về làm việc ở quê hương để giúp để giúp đỡ bà con quê nhà có cuốc sống tốt hơn”.

Cuộc sống đã lấy đi đôi tay nhưng đã không lấy đi được ý chí, nghị lực và niềm tin của chàng sinh viên. Với Lý Láo Lở, “cuộc sống luôn luôn khó khăn, nhưng đừng bao giờ ỷ lại mà phải biết lấy khó khăn làm động lực để vươn lên”. Đó là một điều thật đáng trân trọng ở xã hội này.

Ngọc Toán

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.