Bản làng chao đảo vì "ma” rượu cướp mạng nhiều người trẻ

Có lẽ dân làng Kte vẫn chưa quên vụ bốn người do uống nhiều rượu quá mà bị ngộ độc chết vào cuối năm 2009. Một thời gian ngắn sau, Đinh Thị Meng (SN 1976) và chồng là Mơ (SN 1968), sau khi uống rượu mua ở quán về cả hai vợ chồng đều chết trong cơn say, bỏ lại sáu đứa con thơ.

Ở các bản làng của bà con các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, tỉ lệ người hút thuốc lá và uống rượu là rất cao. Chúng tôi có dịp kiểm nghiệm nhận định trên nhân một lần đến xã Đắk Sông, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

Cảnh làm rượu...
Cảnh làm rượu...

Ở làng Kte ai cũng biết uống rượu

“Bà con xã này cái gì cũng sử dụng rượu làm “lời nói đầu”, mọi công việc trong thôn, trong nhà mọi người đều lấy rượu làm “thước đo”. Không những vậy thuốc lá cũng là thứ để bà con sử dụng nhiều từ già đến trẻ, dù gái hay trai, kể cả phụ nữ và trẻ em đều biết dùng” - đó là lời tâm sự ngao ngán của một cán bộ xã Đắk Sông với chúng tôi như vậy. Ngay đến anh Đinh Vin, trưởng làng Kte - xã Đak Sông cũng nằm trong danh sách những người nghiện rượu và may mắn khi bóng tối chưa lấy đi đôi mắt của anh.

Anh Vin kể lại: “Trong một lần ngồi uống rượu với mấy người bạn trong nhà mình, do vui quá nên cứ thế uống đến hơn một ngày, tôi bị say và sau đó phải đi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai điều trị hơn 1 tháng trời, lúc đó sức khỏe của tôi mới dần hồi phục. Sau khi về nhà thì tự nhiên hai mắt không nhìn thấy được gì, tôi tưởng mình đã vĩnh viễn không còn được nhìn thấy ánh sáng nữa.

Đi khám lại, bác sĩ bảo là do uống rượu nhiều quá nên mới như vậy. Mất gần ngày không nhìn thấy gì mình thật sự rất sợ bị mù. Từ đấy tôi không dám uống rượu nữa, trong các cuộc hội họp hay đám cưới, ma chay thì mình chỉ uống vài ly”.

Cũng theo anh Vin, ở làng Kte hầu như ai cũng biết uống rượu, trước khi đi làm cũng uống, chiều về cũng uống. Bây giờ thanh niên uống nhiều nhất là rượu bầu đá 15.000 đồng/lít, cứ ra quán của người Kinh là có, nếu hết tiền thì mua nợ đến mùa mang nông sản ra trừ nợ.

Toàn xã Đak Sông có 353 hộ với 1940 nhân khẩu thì làng Kte có 47 hộ với 312 khẩu, trong đó số hộ nghèo và cận nghèo chiếm hơn 80%. Nhiều gia đình vẫn chưa thể vượt qua được các tập tục cũ, quanh năm chỉ  biết đến rượu chè, họ nghĩ cách gì kiếm ra tiền không phải để trang trải cuộc sống cho gia đình mà chỉ để mua rượu.

Mấy năm qua, giá bán nông sản tăng cao, trong khi đất sản xuất của bà con ở trong làng khá màu mỡ, thế nhưng kinh tế của các hộ này vẫn không  khá lên được bao nhiêu. Nguyên nhân không phải đâu xa mà chính là việc họ sản xuất ra được bao nhiều thì chỉ để nấu rượu hoặc bán đi lấy tiền mua rượu về nhậu.

... và lưu giữ rượu quen thuộc ở Gia Lai.
... và lưu giữ rượu quen thuộc ở Gia Lai.

"Ma" rượu cướp mạng nhiều người

Có lẽ dân làng Kte vẫn chưa quên vụ bốn người do uống nhiều rượu quá mà bị ngộ độc chết vào cuối năm 2009. Chàng thiếu niên Đinh Men là người xấu số trẻ tuổi nhất, vì khi đó chưa đầy 16 tuổi. Còn người mẹ trẻ Djechk (SN 1982) chết cùng đứa con đang mang trong bụng sắp đến ngày sinh hạ.

Một thời gian ngắn sau, Đinh Thị Meng (SN 1976) và chồng là Mơ (SN 1968), sau khi uống rượu mua ở quán về cả hai vợ chồng đều chết trong cơn say, bỏ lại sáu đứa con thơ. Thế nhưng, dường như những cái chết đau lòng của mấy người đi trước vẫn chưa làm cho người dân làng Kte tỉnh ngộ. Theo quan niệm của dân làng này thì đó là bị Yàng (tiếng phổ thông gọi là ông trời) bắt đi do khi sống những người này đã vi phạm điều gì đó.

Ngay cả đến ông Phó Chủ tịch mặt trận xã Đinh Khi cũng vừa thoát chết vì uống phải rượu độc. Vào tháng 08/2010, ông Khi đi mua rượu về nhà trưởng thông Đinh Vin cùng một số người nữa uống đến tối mịt mới về. Đến đêm thì Đinh Mich (21 tuổi) và Hơng lên cơn đau đầu, chóng mặt và một mắt bỗng không thấy gì. Cả hai đều được đưa đi cấp cứu với nguyên nhân bị ngộ độc rượu.

Nằm điều trị cả tháng trời nhưng đôi mắt của Mich và Hơng vĩnh viễn không còn được nhìn thấy ánh sáng. Khi nhìn anh Mich với dáng vẻ gầy nhom, trông già nua không ai nghĩ anh mới 21 tuổi. Mich còn là trụ cột của gia đình, giờ  thì anh đã trở thành  phế nhân, ăn bám gia đình.

Mich nhớ lại: “Trước đây, mỗi ngày một mình mình cũng uống hết một lít rượu. ngày nào không uống rượu là chân tay run rẩy không thể làm việc được. Kể từ khi bị mù đến giờ mình mới bỏ rượu. Bây giờ mình chỉ ngồi nhà không làm được gì, vợ và bố mẹ lên rẫy thôi”.

Sau việc này, người dân đã tẩy chay với rượu trắng mà chuyển qua uống rượu bàu đá, rượu ghè mua... ở nhà trưởng thôn Đinh Vin vì cho rằng nguyên nhân những cái chết kia chính là do rượu trắng mà ra. Ngồi trò chuyện cùng chúng tôi, người chú ruột của anh Đinh Vin đã trong tình trạng say xỉn cũng xen vào:  “Ở đây mà không biết uống rượu, hút thuốc thì không phải là con của bản, hàng ngày người nhà mình đều phải uống rượu để có sức khỏe, mỗi bữa ăn đều phải có rượu. Hôm nào không đi rẫy được thì ở nhà uống rượu cho vui”.

 “Trên địa bàn của xã này, người đồng bào do nhận thức chưa đủ về những tác hại của việc uống rượu nên ai cũng uống rất nhiều và chuyện bị ngộ độc vẫn tiếp diễn. Cán bộ xã vẫn chưa có cách gì thuyết phục được bà con bớt uống rượu”, Chủ tịch xã Nguyễn Cao Cường buồn rầu cho biết.

Ngọc Anh

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.