Đám cưới hụt nhớ đời của anh lính nhà giàn

Đám cưới hụt nhớ đời của anh lính nhà giàn
(PLO) - Hai lần cưới, một lần không chú rể, người lính đi biển xa làm nhiệm vụ để lại người vợ trẻ ở nhà “gõ đầu trẻ”. Mỗi năm gặp nhau một lần vẻn vẹn 30 ngày phép, chưa ấm chỗ lại phải chia xa, để cô giáo ở nhà “gửi ông bà già”, còn mình đi DK1 làm nhiệm vụ. Sự hy sinh thầm lặng trong tình yêu người lính thời bình khiến muôn người xúc động.
Gái Thái Bình yêu lính “dê ka”
Bây giờ, Trung úy chuyên nghiệp nhân viên cơ yếu Nguyễn Việt Dũng đã là “bố trẻ con”, nhưng mỗi lần có ai hỏi về chuyện tình lãng mạn của anh với cô giáo trên chuyến xe buýt ngày ấy, Dũng luôn tự hào hãnh diện: “Lính Nhà giàn không tài tán nhưng được cái …. đẹp trai. Không ngờ cuộc gặp gỡ bất ngờ trên chuyến xe ngày ấy lại cho mình một người vợ đẹp người, đẹp nết. 
Bây giờ em đi biển yên tâm rồi. Vợ “gửi ông bà già coi hộ”, sau những ngày ở biển, về cứ như mới”. 
Gần bảy năm về trước, trên chuyến xe buýt từ Thái Bình đi Hải Phòng thăm đồng đội, anh lính trẻ nhà giàn DK1 về quê nghỉ phép tình cờ gặp cô nữ sinh Trường Cao đẳng Thái Bình ngồi cùng băng ghế. Ánh mắt dịu dàng của cô sinh viên đã làm trái tim Dũng thổn thức. Làm thế nào để làm quen cô gái này mà xe buýt thì chuẩn bị dừng bánh? 
Ðánh liều, Dũng “tán”: “Em về đâu? Em ở Thái Bình à?”. Cô gái e lệ chẳng nói gì vì bất ngờ, chỉ cười. “Anh là Bộ đội Hải quân ở biển xa về quê nghỉ phép, anh phải xuống trạm xe buýt gần tới này. Cho anh xin số điện thoại của em đi, trái đất xoay tròn, biết đâu mình sẽ gặp nhau”. 
Cô gái cho Dũng số điện thoại như miễn cưỡng. Ðúng lúc đó thì xe buýt dừng. Dũng nhảy xuống, nhưng rồi phải bắt xe ôm đuổi theo để xin lại số điện thoại vì ghi thiếu một số, nhưng xe buýt đã chạy khá xa, không kịp nữa.
Bốn ngày sau, người dì ruột của Dũng sang nhà chơi và ngỏ ý giới thiệu cho Dũng một cô mà bà đã “nhắm” cho cháu mình từ trước. Dũng bảo: “Cháu là lính nhà giàn xa nhà biền biệt, ai lấy bộ đội là thiệt thòi và phải đợi chờ lâu đấy”. Người dì của Dũng bảo: “Thì mày cứ đi, không ưng thì thôi, lỗ lãi gì đâu”. Dũng tặc lưỡi “ừ thì đi”.
Một sự tình cờ ngẫu nhiên như ông trời sắp đặt, cô gái mà người dì giới thiệu chính là cô nữ sinh trên xe buýt tuần trước. Dũng gãi đầu gãi tai, còn cô gái bẽn lẽn quên cả mời khách vào nhà. Bốn mắt nhìn nhau, họ chẳng biết bắt đầu từ đâu và nói gì dù rất muốn nói một điều gì đó. 
Họ yêu nhau từ đó. Ngày Dũng tạm biệt người yêu trở lại Vũng Tàu ra biển xa làm nhiệm vụ, Hường theo sau chẳng nói gì, bởi cô hiểu tình yêu cô dành cho Dũng bằng cả trái tim, gấp triệu lần lời nói. Cầm bàn tay nhỏ nhắn của Hường, Dũng nói lời tạm biệt: “Thời gian như mũi tên bắn đi, nhưng là thước đo chung thủy. Anh đi nhà giàn 2 năm mới về, hãy đợi anh về em nhé”. 
Hường chẳng nói được lời nào,  giọt nước mắt rưng rưng trào ra.
Lần đầu cưới hụt
Sau hơn một năm yêu nhau bằng thư, Dũng và Hường quyết định tổ chức đám cưới vào ngày 24 Tết năm 2008. Ngoài nhà giàn DK1 lúc đó là mùa biển động, sóng to gió lớn bất thường. Theo thư của gia đình gửi ra từ Thái Bình, ở nhà đã mua sắm đầy đủ. Áo cưới chú rể đã may sẵn, chỉ chờ chú rể về là ăn hỏi và cưới như đã định ngày.
Ðùng một cái giông bão ập đến. Toàn bộ khu vực biển DK1 nổi sóng cấp 6, cấp 7, tàu không thể thả xuồng đón các chiến sĩ về đất liền được. Ngày cưới đã cận kề mà chú rể thì vẫn làm nhiệm vụ trên biển xa. “Lúc đó em như ngồi trên đống lửa. Sóng càng to em càng thương vợ hơn. Nếu không về kịp ngày cưới thì cô ấy sẽ thế nào? Giải thích ra sao với bạn bè và hai bên gia đình” - Dũng tâm sự.
Trong khi ở biển xa, Dũng và đồng đội của anh chống chọi với sóng gió thì ở quê nhà, hai bên gia đình mòn mỏi đợi chờ. Họ không biết chuyện gì đã xảy ra với Dũng. Ngày cử hành hôn lễ không thể hoãn lại, đành phải tổ chức đám cưới lấy ngày. Hường vẫn mặc áo cô dâu, tay ôm hoa hạnh phúc sánh bước bên bạn bè và người thân. 
Nước mắt Hường giàn giụa, Hường không hiểu chuyện gì đã xảy ra, nhưng cô vẫn tin vào tình yêu Dũng đã dành cho cô trong suốt những ngày tháng cô chờ đợi. Bước lên xe hoa mà lòng khắc khoải, nhưng Hường lại thấy tự hào vì sự hy sinh của mình cao đẹp và chính đáng. 
Làng trên, xóm dưới bàn tán xôn xao đến xem đám cưới không chú rể. Từ trước tới giờ, ở cái làng quê yên bình ấy chưa hề có “sự cố” này. Ðêm tân hôn, cô dâu ôm gối tủi thân, ngủ lại nhà chú rể một đêm, sáng hôm sau về nhà mẹ đẻ.
Ngoài biển khơi sóng gió mạnh thành bão. Biết sóng gió không giảm, đơn vị quyết định đưa người xuống tàu bằng dây ròng rọc. Dũng và ba đồng đội của anh mặc áo phao nhảy xuống biển lần theo dây bơi ra tàu HQ-624. Tàu HQ-624 tăng tốc hướng đất liền thẳng tiến, đến chiều tối 27 Tết thì cập cảng Hải đội 811. Dũng gọi điện về quê thông báo tình hình, lúc đó hai bên gia đình mới vỡ lẽ. Dũng tức tốc mua vé tàu về Bắc nhưng không kiếm đâu ra vé chiều 27 Tết, anh đành mua vé “chợ đen” cao gấp hai lần.
Bến xe Ðông Hưng - Thái Bình trưa 30 Tết chỉ còn sót lại những hành khách cuối cùng. Hường đón “chồng” trong tâm trạng xúc động vỡ òa muốn khóc. Họ ôm chầm lấy nhau trước sự ngạc nhiên của những người chung quanh. Dũng rơm rớm nước mắt: “Hãy thông cảm cho anh”. 
Không một lời trách móc, Hường chỉ nói: “Bắt đền anh, bây giờ làm thế nào?”. Câu nói ấy như làn gió nhẹ nhàng xua tan bao trăn trở, khắc khoải trong lòng Dũng. Họ đèo nhau về nhà trên chiếc xe máy cà tàng, kịp bữa cơm trưa 30 Tết.
Đám cưới của Dũng và Hường có thêm niềm vui là đồng đội đến dự. Ảnh do nhân vật cung cấp
Đám cưới của Dũng và Hường có thêm niềm vui là đồng
đội đến dự. Ảnh do nhân vật cung cấp 
Ngày nối ngày chờ chồng 
ôm gối ngủ
Sau đám cưới hụt ấy, Dũng trở lại Vũng Tàu và ra nhà giàn làm nhiệm vụ. Dũng bảo với Hường: “Năm sau, mùa biển lặng chúng mình cưới nhau. Nhất định không thể hụt lần nữa”. Tiễn  “chồng” vào Nam, Hường chẳng nói được gì, chỉ nhìn Dũng, rớt 2 hàng nước mắt. 
Mãi lúc xe gần chuyển bánh, Hường nói với theo: “Anh cứ đi đi, em ở nhà đợi chờ anh. Chúng ta sẽ gặp lại sau ngày anh hoàn thành nhiệm vụ trở về”. Dũng bước chân lên xe vào Nam trong lòng nặng trĩu, phần thương “vợ”, phần lo lắng biển xa sóng gió, liệu lần cưới sau có hụt nữa không?
Tàu HQ-624 chở Dũng và 3 đồng đội khác ra Nhà giàn Phúc Tần 2 thay trực cho đồng đội khác về đất liền. Ra đến nơi, Dũng viết thư về cho Hường ngay. Thư Dũng chỉ nói ngắn gọn: “Đã chấp nhận làm vợ lính nhà giàn thì thông cảm cho anh nhé. Ở đây, nhiều người có vợ tận Thái Nguyên, Hải Dương. Họ cũng như anh, năm gặp nhau 30 ngày phép ngắn ngủi rồi lại phải chia xa. Biết là nhớ thương vô cùng, nhưng là lính, mình phải biết hy sinh hạnh phúc riêng tư em ạ. Em hãy tin tình yêu có điều diệu kỳ, rồi chúng ta sẽ mãi mãi bên nhau. Hôn em”.
Hường nhận được thư “chồng” sau 15 ngày, kể từ lúc chia tay ở bến xe Đông Hưng, Thái Bình. Đêm ấy, cô không sao chợp mắt. Hình ảnh người lính nhà giàn ngoảnh đầu lại nhìn “vợ” rồi bước lên xe trong nhớ thương cứ làm tim cô thổn thức không thôi. Xếp riêng tư vào một bên, Hường lao vào công việc. Ngày 2 buổi đến trường, đêm về chấm vở cho học sinh, rồi lại ôm gối ngủ. 
Lá thư đầu tiên cô viết cho “chồng” sau đám cưới hụt đề ngày 25/2/2009 với nỗi niềm tâm sự của người vợ xa chồng: “Chỉ bên em ít ngày rồi anh lại đi xa, em trải dài nỗi nhớ theo tháng năm chờ đợi. Ai cũng bảo em yêu lính là dại khờ, nông nổi, vì gia tài vẻn vẹn trong chiếc ba lô. Nhưng em cảm thấy hạnh phúc khi yêu anh, người lính nhà giàn chín chắn trong mỗi việc làm. 
Em hiểu hạnh phúc là đấu tranh, và có thể phải chia xa tạm thời vì điều kiện khách quan nào đó. Nhưng lần tới anh về, cô dâu không phải đi lủi thủi một mình đâu nhé. Anh cứ yên tâm công tác, em đợi anh về”.
Lá thư ấy đến tay Dũng đúng ngày 30/7/2009. Tôi hỏi vì sao thư ra nhà giàn lâu thế, Dũng cho biết: “Vì khi tàu ra thay trực, sóng gió to quá không đem thư báo lên được, thư báo đành quay về đất liền chờ chuyến tàu sau. Ở nhà, cô ấy tưởng em có gì thay đổi nên giận hờn. Khi biết thư đến chậm là do sóng gió, cô ấy càng thương em hơn”.
Trung úy Dũng khi về đất liền
Trung úy Dũng khi về đất liền 
Gửi  vợ “ông bà già”, ra khơi 
bám biển
Thời gian như mũi tên bắn đi, thấm thoát đã hơn một năm kể từ ngày chia tay vợ ở bến xe tỉnh nhà chiều ấy. Trung úy Nguyễn Việt Dũng báo cáo chỉ huy đơn vị và trình bày việc lần trước tổ chức đám cưới hụt, chú rể không có mặt, lần này xin về nghỉ 30 ngày phép để lo liệu cho vẹn toàn. Được đơn vị đồng ý, Dũng từ nhà giàn trở về, xách ba lô bắt xe về Thái Bình. 
Anh chủ động gọi điện cho bố mẹ thông báo: “Con đã vào đất liền rồi, lần này chắc không phải cưới hụt nữa đâu”. Bố mẹ Dũng ở quê nhà mừng rỡ. Ông bà chuẩn bị đồ lễ cưới cho con trai đầu khá tươm tất, mời họ hàng, bà con xóm giềng đầy đủ, chờ đón con trai về.
Ngày 4/4/2010, sau hơn một năm kể từ ngày cưới hụt, tại thôn Hoàng Nông, lần thứ 2 ở gia đình Dũng, cũng rạp cưới màu gấm đỏ, lễ thành hôn của Việt Dũng và Thu Hường chính thức khai mạc. Giữa tiếng nhạc rộn ràng, anh  lính nhà giàn Việt Dũng sánh duyên cùng cô giáo Thu Hường trong niềm vui của bà con lối xóm. Ðám cưới của họ vui hơn vì có thêm đồng đội của Dũng là Duần, Sơn từ Hải Phòng, Thanh Hóa tới dự.
Sau ngày cưới, Dũng trở lại Vũng Tàu đi nhà giàn DK1, gửi cô giáo “ông bà già” ở nhà coi hộ.  Giờ đây, niềm vui của người lính nhà giàn là đã có một cậu “hải quân nhí”. Hạnh phúc đong đầy trong căn nhà nhỏ khi Dũng được chuyển về Hải Phòng công tác để có điều kiện chăm sóc vợ con. Nhắc chuyện cưới hụt ngày xưa, Dũng cười bảo, đó là cuộc chia ly mặn mòi vị biển. 

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.