Đắk Lắk phát hiện ca bệnh đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản

Cán bộ Y tế hướng dẫn người dân diệt lăng quăng, bọ gậy phòng bệnh Viêm não Nhật bản.
Cán bộ Y tế hướng dẫn người dân diệt lăng quăng, bọ gậy phòng bệnh Viêm não Nhật bản.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk mới ghi nhận một bệnh nhi mắc bệnh viêm não Nhật Bản trên địa bàn.

Bệnh nhân là L.T.B.T (nam, sinh năm 2012, trú tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ). Theo người nhà bệnh nhi, ngày 27/5, cháu T xuất hiện các triệu chứng sốt cao liên tục, đau đầu nhiều, nôn ói sau ăn. Gia đình đưa đi khám và cho trẻ uống thuốc 1 ngày nhưng không đỡ.

Đến ngày 30/5, T mệt nhiều, còn sốt, ăn uống kém nên người nhà đưa đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình (TX Buôn Hồ) và bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên điều trị với chẩn đoán theo dõi viêm màng não/ Rối loạn chức năng ruột.

Ngày 2/6, sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định chuyển bệnh nhi lên Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM để tiếp tục điều trị theo chuyên môn với chẩn đoán chuyển viện: Viêm não màng não/ Nhiễm trùng huyết/ Xuất huyết tiêu hóa.

Ngày 19/6 tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh nhi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh viêm não Nhật Bản.

Ngay sau khi ghi nhận thông tin về trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản này, CDC tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Trung tâm Y tế thị xã Buôn Hồ và Trạm Y tế phường An Lạc đã triển khai điều tra, giám sát dịch tễ và đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng bệnh cho người dân.

Theo bác sĩ Trần Kim Long - Phụ trách Khoa Phòng chống bệnh Truyền nhiễm - CDC Đắk Lắk, đoàn kiểm tra phát hiện có sự hiện diện của vectơ truyền bệnh viêm não Nhật Bản (muỗi, lăng quăng, bọ gậy) tại khu vực bệnh nhi sinh sống.

CDC đã hướng dẫn Trung tâm Y tế Thị xã Buôn Hồ và Trạm Y tế phường An Lạc tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh tại địa phương, triển khai phun hóa chất vectơ truyền bệnh viêm não Nhật Bản...

“Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus viêm não Nhật Bản gây tổn thương ở não và hệ thần kinh trung ương. Bệnh lây truyền từ súc vật (như lợn, chim) mang virus sang người qua muỗi chích có tên là Culex. Ở Việt Nam, viêm não Nhật Bản thường xảy ra cao điểm trong mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 8), nhiệt độ cao, thuận lợi cho loài muỗi sinh sôi nảy nở và truyền bệnh. Muỗi Culex có đặc điểm hoạt động mạnh nhất (hút máu người) vào lúc chập tối. Biểu hiện chính của bệnh là sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn mửa, co giật, hôn mê... Bệnh thường diễn biến nặng, để lại di chứng thần kinh như liệt, mất trí nhớ và tỷ lệ tử vong cao. Bệnh viêm não Nhật Bản có thể xảy ra quanh năm nhưng dịch thường xảy ra vào mùa hè, vì đây là mùa thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển.

Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh, nhưng bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Khi mắc bệnh, bệnh thường để lại các di chứng nặng nề cho trẻ. Do đó, bên cạnh các hoạt động phòng chống bệnh của lực lượng chức năng, điều quan trọng là người dân không nên chủ quan mà cần nâng cao ý thức phòng bệnh, theo dõi và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời khi trẻ có các dấu hiệu bất thường”, bác sĩ Long nhấn mạnh.

Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, để chủ động phòng chống Bệnh viêm não Nhật Bản, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, loại bỏ các ổ bọ gậy.

- Khi ngủ phải mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi.

- Tiêm vắc xin là biện pháp phòng Bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả nhất. Vì vậy hãy đưa trẻ đến trạm y tế và các cơ sở tiêm chủng để tiêm vắc xin với 3 liều cơ bản: Mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi ; Mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; Mũi 3 sau mũi 2 một năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ trên 15 tuổi.

- Khi trẻ có các biểu hiện như sốt cao, nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn, mất ngủ, quấy khóc, vật vã, mê sảng… thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...