Dịch thủy đậu lây lan phức tạp tại nhiều trường mầm non, tiểu học Đắk Lắk

Cán bộ y tế xã hướng dẫn phòng tránh bệnh thủy đậu. Ảnh: SYT Đắk Lắk
Cán bộ y tế xã hướng dẫn phòng tránh bệnh thủy đậu. Ảnh: SYT Đắk Lắk
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vừa ghi nhận thêm 2 ổ dịch thủy đậu tại huyện Ea Kar và M’Đrắk với 52 trường hợp mắc.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk, tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 5 ổ dịch thủy đậu với 108 ca bệnh.

Tại huyện Ea Kar, trường hợp đầu tiên được phát hiện mắc bệnh thủy đậu là bệnh nhi 6 tuổi. Người nhà cho biết, ngày 23/3, bệnh nhi phát bệnh với triệu chứng sốt nhẹ, xuất hiện các mụn nước trên mặt và ngực, sau đó lan sang vùng bụng và tay chân. Em được đưa đi khám ở phòng khám tư và được chẩn đoán mắc bệnh thủy đậu.

Những ngày sau đó, lớp học tại trường mầm non nơi bệnh nhi trên theo học ghi nhận thêm 16 trường hợp mắc bệnh. Cùng thời điểm, tại thôn 8, TT. Ea Kar cũng ghi nhận thêm 2 trường hợp mắc thủy đậu. Tất cả các trường hợp mắc bệnh đều chưa tiêm vaccine phòng bệnh.

Còn tại huyện M’Đrắk, dịch bệnh thủy đậu đã xuất hiện và bùng phát thành ổ dịch tại 2 điểm trường mẫu giáo Hoa Sim và Tiểu học Lê Quý Đôn với 30 ca bệnh là học sinh và 3 ca người nhà học sinh.

Nhân viên y tế Trường Tiểu học Lê Quý Đôn thông tin, ngày 29/3, trường ghi nhận học sinh mắc bệnh thủy đậu, sau đó bệnh nhanh chóng lan rộng và tới nay đã có 25 em học sinh mắc bệnh. “Tất cả các học sinh mắc bệnh đều chưa được tiêm vaccine phòng bệnh vì vaccine phòng bệnh thủy đậu không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Do đó, khi có trẻ mắc bệnh, nhà trường cố gắng tuyên truyền, hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị trẻ tại nhà cho phụ huynh nhằm tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm”, nhân viên y tế nói.

Ngay sau khi ghi nhận các ca bệnh, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện điều tra, giám sát và quản lý kịp thời ca bệnh, không để dịch bệnh lây lan, kéo dài. Tổ chức vệ sinh môi trường, phun Chloramin B khử khuẩn nơi ghi nhận ca bệnh. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về các biện pháp phòng chống bệnh thủy đậu...

Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau:

Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.

Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 - 10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.

Tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.