Bệnh thủy đậu diễn biến phức tạp tại Đắk Lắk

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 2 ổ dịch thủy đậu tại huyện Lắk và TP Buôn Ma Thuột.

Theo CDC Đắc Lắk, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh phát hiện 44 trường hợp mắc bệnh thủy đậu, số mắc rải rác tại các huyện, thị xã, thành phố và có 2 ổ dịch tại Tp Buôn Ma Thuột và huyện Lắk. Lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi và thường xảy ra tại các trường mầm non và tiểu học.

Tại huyện Lắk, ngày 9/2, bệnh nhân đầu tiên là H.R.Ê (SN 1999, trú tại xã Nam Ka, huyện Lắk) có biểu hiện sốt nhẹ, xuất hiện nốt mụn nước trên mặt, ngực. Ngày 13/2, bệnh nhân được người nhà đưa đến trạm y tế xã Nam Ka khám và xin thuốc.

Tại đây, bệnh nhân được cán bộ y tế thông báo tình hình có dấu hiệu mắc bệnh thủy đậu và cho thuốc điều trị, hướng dẫn cách ly, điều trị tại nhà.

Hiện có 6 trường hợp khác sống gần nhà bệnh nhân cũng đang có dấu hiệu bệnh tương tự. Các ca bệnh đa số là học sinh tại các trường học: Mẫu giáo Hoa Hướng Dương (4 ca); Trường Dân tộc nội trú Lăk (1 ca); Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (1 ca). Nguy cơ bùng phát dịch tại các trường học là rất cao.

Tại TP Buôn Ma Thuột, bệnh nhân đầu tiên phát hiện mắc bệnh là Y.B.Ê (SN 2017, trú tại Buôn Tơng Ju, xã Eakao, TP Buôn Ma Thuột). Theo người nhà bệnh nhân, bệnh khởi phát vào ngày 1/2 với triệu chứng sốt nhẹ tuy nhiên gia đình vẫn cho bé đi học tại trường Mầm non Eakao, xã Eakao.

Đến ngày 6/2, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện mụn nước rải rác ở bụng và mặt sau đó lan ra các vùng khác. Lúc này gia đình cho cháu nghỉ và đi khám tại phòng khám tư, có sử dụng thuốc (không rõ loại).

Hiện tại đã ghi nhận 22 trường hợp mắc bệnh là học sinh Trường Mầm non Eakao.

Ngày sau khi ghi nhận các trường hợp mắc bệnh, lực lượng y tế đã tiến hành giám sát điều tra ca bệnh tại nhà, dịch tễ xung quanh. Điều tra tất cả các trường hợp mắc bệnh tại các trường học, tiến hành phun ChloraminB khử khuẩn và cấp ChloraminB cho các trường học ghi nhận ca bệnh khử khuẩn hằng ngày.

Đồng thời hướng dẫn các gia đình có ca bệnh thực hiện việc vệ sinh hàng ngày, tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong xã tiêm vắc xin thủy đậu đồng thời khi có các biểu hiện triệu chứng tương tự như sốt, nổi mụn nước... liên hệ ngay Trạm Y tế để xử trí kịp thời.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.