Ngoài tình trạng đi sai làn đường, còn tồn tại nhiều vấn đề đáng bàn trên đại lộ hiện đại và đẹp nhất Việt Nam.
Theo quyết định của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, bắt đầu từ ngày 15/11, phần đường cao tốc trên đại lộ Thăng Long chỉ dành riêng cho ô tô, cấm tất cả các loại phương tiện hay hình thức lưu thông khác, kể cả xe buýt..
Theo quyết định của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, bắt đầu từ ngày 15/11, phần đường cao tốc trên đại lộ Thăng Long chỉ dành riêng cho ô tô, cấm tất cả các loại phương tiện hay hình thức lưu thông khác, kể cả xe buýt..
Nhiều xe máy bị xử lý vì đi vào phần đường dành riêng cho ô tô. (Ảnh: Q.H) |
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, ngoài tình trạng đi sai làn trên trục chính, cũng tồn tại nhiều vấn đề đáng bàn liên quan đến 2 dải đường gom dọc 2 bên “cánh” của đại lộ được xem là dài, hiện đại và đẹp nhất Việt Nam.
“Hai bánh” lạc lõng
Ngày 18/11, qua cuộc điện thoại với PV, ông Phạm Văn Thiết – Trưởng phòng kỹ thuật thi công (Ban quản lý dự án Đại lộ Thăng Long, Vinaconex) đã phản đối một bài báo đăng ý kiến của mình cho rằng cách tổ chức giao thông hiện tại của con đường này về lâu dài sẽ không ổn. Ông Thiết khẳng định ông không có thẩm quyền trả lời về vấn đề này. Trong khi đó, ông Lan Phương Hợp – Phó Tổng Giám đốc Công ty tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI, đơn vị tư vấn thiết kế dự án đại lộ Thăng Long) từ chối đưa ra ý kiến về quyết định phân luồng của Sở GTVT Hà Nội. |
Theo quyết định của Sở GTVT Hà Nội, từ ngày 15/11, xe ô tô là phương tiện duy nhất được “hưởng” những điều đó. Đường vắng, ít bụi, lại được chạy tối đa 80km/h (theo thiết kế là 120km/h), các tài xế sau vô-lăng có lẽ là đối tượng cảm nhận rõ nhất giá trị của đại lộ được vinh dự gắn biển Thăng Long nhân dịp Đại lễ.
Ấy là trên lý thuyết. Thực tế thì họ không dám mơ đến chuyện “đường của riêng chúng ta”. Bất chấp biển cấm, những chiếc xe hai bánh vẫn vô tình hoặc cố ý đi vào phần đường dành riêng cho xe ô tô và trở nên lạc lõng cả về tốc độ lẫn “ngoại hình” so với những xế hộp, xe tải và xe khách đường dài.
Trung tá Nguyễn Khắc Tân – Đội phó Đội CSGT số 11 - cho biết, kể từ khi phân luồng, trung bình mỗi ngày đơn vị này xử lý khoảng 35 đến 45 trường hợp sai phạm, chủ yếu là xe máy đi vào phần đường cao tốc dành riêng cho ô tô. Đó là số lượng phương tiện mà các chiến sĩ CSGT dừng và xử lý được theo lực lượng và điều kiện của mình, vi phạm thực tế có thể lớn hơn.
Theo quan sát của PV tại nút giao Đại học Tây Nam, chỉ trong khoảng 10 phút có 15 chiếc xe máy phóng vun vút trên phần đường cấm. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro tai nạn giao thông, bởi lái xe ô tô sẽ có tâm lý ít “cảnh giác” với xe máy hơn khi họ đang được đi trên phần đường dành riêng cho mình. Và nguy hiểm hơn là khi xe máy quay ngược đầu lại tìm “lối thoát” khi phát hiện ra sự lạc lõng của mình.
“Bốn bánh” ngược chiều
Trái với hình ảnh thoáng đãng, sạch sẽ trên 2 làn cao tốc, 2 dải đường gom dọc theo đại lộ Thăng Long vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên ngổn ngang đất đá, vật liệu xây dựng và “tấp nập” phương tiện giao thông hơn trục đường chính. Tại phần đường này, ô tô, xe máy và xe thô sơ được phép lưu thông.
Xe "đi lạc" dù đã có biển báo. (Ảnh: Q.H) |
Điều đáng nói là nhiều xe ô tô đã đi ngược chiều trên dải đường gom không mấy rộng rãi, khiến người điều khiển xe máy đôi lúc giật mình vì bỗng nhiên một chiếc xe ô tô lù lù xuất hiện trước mặt. Tình trạng này khá phổ biến tại phần đường gom phía “cánh phải” đại lộ Thăng Long (hướng đi Hòa Lạc). Sở dĩ các lái xe ô tô đi ngược chiều vì các điểm quay đầu hoặc đổi làn xe còn quá bất tiện. Ngoài ý thức của người tham gia giao thông thì sự chậm trễ hoàn thiện các cầu cạn, hầm chui, điểm giao cắt... cũng góp phần gây ra sự lộn xộn trên đường gom và làn cao tốc. Ở các vị trí giao cắt, chuyển hướng giữa phần đường cao tốc và dải đường gom, biển báo “cấm xe máy, xe thô sơ, xe buýt, xe tự chế, người đi bộ” quá nhỏ bé so với khả năng quan sát của người điều khiển xe, đặc biệt là trong lúc đang đi với tốc độ nhanh. Khi người điều khiển phát hiện ra sự nhầm lẫn của mình, họ hoặc là cố ý đi tiếp (vi phạm), hoặc quay đầu lại (nguy hiểm và vi phạm), thậm chí là dìu xe xuống dốc!
Đại lộ Thăng Long là đại lộ hiện đại và dài nhất Việt Nam (29,264km), bắt đầu từ nút giao Trung Hòa (nối với Phạm Hùng – Trần Duy Hưng – Khuất Duy Tiến) và kết thúc tại nút giao Hoà Lạc (giao với QL21 – đường Hồ Chí Minh). Chiều rộng tuyến đường là 140m gồm 2 dải đường cao tốc riêng biệt quy mô 6 làn xe (rộng 16,25m); 2 dải đường đô thị 2 làn xe cơ giới rộng 10,5m; dải phân cách giữa 2 đường cao tốc rộng 20m; 2 dải đất dự trữ giữa hai dải đường đô thị. Trên tuyến đường có 51 cầu vượt sông, vượt nút giao. Toàn tuyến có 3 nút giao liên thông hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh. |
Theo Việt Nguyễn - Quốc Hưng
GĐ&XH
GĐ&XH