Đại diện NATO lên tiếng việc Phần Lan và Thụy Điển muốn trở thành thành viên

Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto.
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - NATO và Mỹ ngày 15/5 bày tỏ tin tưởng rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không làm trì hoãn việc Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên trong liên minh quân sự của phương Tây này.

Theo Reuters, tuyên bố của NATO và Mỹ được đưa ra sau khi Phần Lan và Thụy Điển đã có những bước đi kiên quyết để gia nhập NATO.

Trong đó, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto ngày 15/5 đã xác nhận rằng Phần Lan sẽ nộp đơn gia nhập NATO, trong khi Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền của Thụy Điển cũng đã thông báo về một sự thay đổi chính sách chính thức, mở đường cho nước này xin gia nhập trong vài ngày tới.

Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson cho biết, hôm nay, 16/5, bà sẽ cuộc họp tại Quốc hội để đảm bảo sự ủng hộ cho việc nộp đơn đăng ký gia nhập NATO.

NATO hy vọng Thụy Điển và Phần Lan sẽ nộp đơn gia nhập tổ chức này cùng lúc.

Liên quan đến việc này, Thổ Nhĩ Kỳ trong những ngày gần đây đã gây bất ngờ cho các đồng minh khi tuyên bố bảo lưu tư cách thành viên của Phần Lan và Thụy Điển.

Ngày 15/5, bên lề cuộc họp của các ngoại trưởng NATO ở Berlin, Ankara đã đưa ra yêu cầu của mình để chấp thuận việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO.

Cụ thể, Ankara cho biết muốn Thụy Điển và Phần Lan ngừng hỗ trợ cho các nhóm chiến binh người Kurd hiện diện trên lãnh thổ của họ, đồng thời dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Phản hồi động thái của Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bày tỏ tin tưởng rằng NATO sẽ có thể giải quyết những lo ngại mà Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ theo cách không làm trì hoãn việc 2 nước Thụy Điển và Phần Lan trở thành thành viên.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken từ chối tiết lộ chi tiết về các cuộc trao đổi kín ở Berlin, Đức nhưng lặp lại quan điểm của ông Stoltenberg.

“Tôi rất tin tưởng rằng chúng ta sẽ đạt được sự đồng thuận về điều đó”, ông Blinken nói với các phóng viên và nói thêm rằng NATO là “nơi để đối thoại”.

Bất kỳ quyết định nào về việc mở rộng NATO đều cần có sự chấp thuận của tất cả 30 đồng minh và quốc hội của các nước này.

Các nhà ngoại giao NATO cho biết, Ankara, một thành viên NATO trong 70 năm, sẽ phải chịu áp lực lớn để nhượng bộ vì liên minh cho rằng sự gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển sẽ củng cố đáng kể khả năng của liên minh ở khu vực Biển Baltic.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh tại một phiên họp của Hội đồng Liên bang Nga.

Nga ấn định ngày bầu cử tổng thống

(PLVN) - Hội đồng Liên bang (tức Thượng viện) Nga tại phiên họp toàn thể ngày 7/12 đã nhất trí ấn định ngày tiến hành cuộc bầu cử tổng thống liên bang Nga là 17/3/2024, nghị quyết tương ứng đã được Thượng viện thông qua tại cuộc họp hôm thứ Năm.

Đọc thêm

Các nước ngăn chặn thuốc lá điện tử

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Trong bối cảnh những lo ngại về ảnh hưởng của thuốc lá điện tử đến sức khoẻ con người ngày càng tăng, nhiều quốc gia bắt đầu áp dụng các biện pháp cấm hoặc hạn chế thuốc lá điện tử…

Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva chúc mừng Quốc khánh Lào

Đại sứ Việt Nam Lê Thị Tuyết Mai và Đại sứ Lào Latsamy Keomany khẳng định các Cơ quan đại diện của Việt Nam và Lào tại Geneva sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau, đóng góp tích cực cho mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước. Ảnh: Phóng viên TTXVN tại Geneva.
(PLVN) - Chiều 1/12, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Lê Thị Tuyết Mai dẫn đầu đoàn đại biểu của Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva tới chúc mừng Phái đoàn đại diện thường trực Lào tại Geneva nhân dịp kỷ niệm 48 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2/12/1975-2/12/2023).

Các quốc gia hào hứng với 'Ngày hội ôm quốc tế'

Các quốc gia hào hứng với 'Ngày hội ôm quốc tế'
(PLVN) - Nhiều quốc gia trên thế giới có ngày hội ôm của riêng mình nhưng mục đích của những ngày hội này đều tương tự nhau. Đó là khuyến khích mọi người thể hiện cảm xúc và nghĩa cử yêu thương với nhau nhiều hơn.

Sau COVID-19, thế giới có gì?

Thế giới đã thay đổi sau đại dịch COVID-19. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
(PLVN) - COVID-19 đã trở thành bệnh thông thường ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều lo ngại thường trực là với hơn 500 loại Coronavirus, biết khi nào một trong số chúng lại đột biến để gây đại dịch cho người, chưa kể vô số loại virus khác cũng đều có nguy cơ gây đại dịch.