Đại biểu Quốc hội “khuyên” Chính phủ không thể để tăng trưởng “nóng”

Đại biểu Trần Du Lịch (TP HCM): “Nguy cơ nợ công” là do cơ chế “xin - cho”, thiếu tự chủ.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP HCM): “Nguy cơ nợ công” là do cơ chế “xin - cho”, thiếu tự chủ.
(PLO) - Thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, kết quả thực hiện 5 năm (2011 - 2015) và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020), sáng qua (24/3), đại biểu Quốc hội đã nêu nhiều trăn trở về những vấn đề của đất nước cần tiếp tục được chấn chỉnh, khắc phục để phát triển bền vững.

Đánh giá “hòa cả làng” “giết chết” động lực phát triển

Đánh giá công tác điều hành chính sách tài chính, tiền tệ của Chính phủ, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, cần xác định rõ quan điểm, mục tiêu phát triển bền vững, ổn định lâu dài, “không thể tăng trưởng “nóng”, bởi sự đe dọa đến phát triển là nhãn tiền” – ĐB Bùi Đức Thu (Lai Châu) nêu quan điểm. 

Cùng với đó, ĐBQH cũng không quên nhắc lại “nguy cơ nợ công” xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là thể chế tài chính công với cơ chế “xin - cho”, thiếu tự chủ và khó kiểm soát được khoản chi. ĐB Trần Du Lịch (TP HCM) cho rằng, kinh tế, hành chính công, tài chính công là “3 chân kiềng” không đồng bộ thì không mang lại hiệu quả. “Đây là 3 thách thức lớn, là trở lực của chúng ta mà trong nhiệm kỳ tới cần phải giải quyết” – ĐB nhấn mạnh. 

ĐBQH cũng không khỏi lo ngại khi “Nghị quyết của Đảng, Quốc hội đặt ra là khác, phải tập trung nguồn lực, phải có chuyển biến mạnh mẽ. Tái cơ cấu chứ có phải chuyển dịch đâu. Chúng tôi đi thấy có những TP lớn, kể cả những bộ, ngành quan trọng không có đề án cụ thể gì, vì thế nên mới chuyển biến chậm. Thủ tướng thì quyết liệt, “tổng tham mưu trưởng” Bùi Quang Vinh quyết liệt nhưng một số địa phương bình thường thế thôi” như phản ánh của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc sau thực tế 5 năm đi giám sát tái cơ cấu nền kinh tế. 

Bên cạnh đó, tình trạng “hòa cả làng” trong đánh giá trách nhiệm việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về tái cơ cấu nền kinh tế cũng khiến ĐBQH  bức xúc vì “không tạo động lực cho những người làm được. Tôi thấy kỷ luật triển khai thực hiện là có vấn đề. Ở đây có nhiều địa phương cứ chờ đợi sự hỗ trợ, thậm chí vẫn còn tính bao cấp từ Trung ương, nên chả phải lo lắng gì quá. Bình tĩnh mà nghèo!”, ĐB Phúc nói và đề nghị: “Phải có nghị quyết của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội 5 năm (2015-2020)”.

Tinh giản biên chế không phải chỉ “cắt ngọn”

Đưa hình ảnh “một nông dân cõng 4 công chức béo thì chết”, ĐB Đỗ Văn Đương (TP HCM) đề nghị Chính phủ phải coi trọng chống tội phạm tham nhũng, “đánh có trọng tâm, trọng điểm thì mới chấn chỉnh bộ máy phía dưới”. Đồng thời, ĐBQH yêu cầu phải cải tổ bộ máy hành chính, đổi mới mạnh mẽ tổ chức bộ máy theo Hiến pháp, tinh giản biên chế từ gốc chứ không phải chỉ “cắt ngọn”.

Phiên thảo luận của ĐBQH tại tổ còn “nhắm” đến những giải pháp đối phó  tình hình hạn hán, ngập mặn và những nguy cơ thiên tai sẽ xảy ra do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Theo ĐBQH, Chính  phủ cần nâng chất lượng hoạt động dự báo thiên tai, cảnh báo về những hậu quả, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu để có giải  pháp căn cơ, lâu dài chứ không chỉ là những giải pháp tình thế như hiện nay. Đồng thời, cần báo cáo cụ thể với Quốc hội để Quốc hội “xem quyết định chính sách hiện tại và thời gian tới” - Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị.

Theo ĐBQH, giải pháp căn cơ cho tình trạng này là phải chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng, khôi phục mức độ che phủ rừng, xây dựng một số đập nước lớn ở các vùng trên cả nước để tích nước dùng cho mùa khô hạn. Đặc biệt, Chính phủ phải tập trung khuyến khích, phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao như kinh nghiệm của Nhật Bản, Israel để “biến các vùng hạn hán thành vùng màu mỡ, sinh lợi nhuận” – ĐB Đỗ Văn Đương gợi ý.

Đọc thêm

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.