Đặc sản mang nhãn hiệu người mua

Nhiều cơ sở sản xuất đặc sản mứt ở Đà Lạt đành chấp nhận sản phẩm mình làm ra gắn tên nhãn hiệu của người mua.

(LĐonline)- Không tự tìm được khách hàng tiêu thụ trực tiếp, từ bao nhiêu năm nay, những cơ sở sản xuất đặc sản mứt gừng, hồng sấy khô, khoai lang mật...ở Trại Hầm, phường 10, Đà Lạt đành chấp nhận sản phẩm mình làm ra gắn tên nhãn hiệu của người mua.

Mứt khoai lang qua máy hút chân không trước khi gắn nhãn hiệu người mua
Mứt khoai lang qua máy hút chân không trước khi gắn nhãn hiệu người mua
Thời điểm cuối tháng 10/2010, cơ sở của ông Nguyễn Thế Vĩnh ở khu Trại Hầm (18A, Hoàng Hoa Thám, Đà Lạt) mỗi ngày chế biến từ 150 kg đến 200 kg khoai lang mật tươi mua về từ các vựa khoai ở Đức Trọng, Lâm Hà. Nối liền quy trình sản xuất mứt khoai thủ công truyền thống từ đưa khoai vào nồi nhôm nấu chín trên bếp củi, đến bóc vỏ xắt ra từng lát mỏng, đưa vào lò sấy bằng lửa than, ông Vĩnh đã trang bị một chiếc máy hút chân không hiện đại cho sản phẩm trước khi đóng gói với số tiền hơn 20 triệu đồng. Theo hình thức cuốn chiếu sau một tháng khoai mua về để khô ráo mới đưa vào chế biến thành mứt. Trung bình từ 5 kg đến 5,5 kg khoai lang tươi sản xuất được 01 kg khai lang mứt. Giá bán mỗi ký mứt từ hiện nay trên dưới 40 ngàn đồng.

Mứt được bán sỉ cho các quầy hàng bán đặc sản ở chợ Đà Lạt và các thương lái buôn chuyến đường xa. Mười ngày, nửa tháng thu tiền một lần. Nếu so với cùng thời điểm này năm ngoài thì năm nay hàng mứt khoai lang tăng trên dưới 5.000 đồng mỗi ký. “Nhưng những lò mứt như chúng tôi chưa bao giớ dám nghĩ đến việc mở rộng quy mô sản xuất để làm giàu. Bởi không có khả năng để khai thác những đầu mối lớn tiêu thụ đến tận khách hàng. Nên đến hiện tại nếu làm ngày làm đêm để chế biến mứt thì tính đúng, tính đủ mỗi lao động trong gia đình chúng tôi được trả tiền công khoảng 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Thay vì đi cuốc mướn, phụ hồ, đi xe ôm…thì ở nhà làm mứt đỡ nặng nhọc hơn…”- ông Vĩnh nói.

Với hơn mười năm sinh sống bằng nghề chế biến mứt khoai lang, ông Vĩnh vẫn chưa đầu tư được một quầy hàng riêng để bán sản phẩm của mình nên phạm vi tiêu thụ nhiều hay ít của gia đình ông đều phụ thuộc vào các quầy hàng đặc sản của chợ Đà Lạt cũng như các thương lái buôn chuyến đường xa. Vì phụ thuộc đầu ra nên ông Vĩnh cũng đành chấp nhận cho người bán gắn tên nhãn hiệu của họ lên sản phẩm của mình. Thậm chí có người đặt mua hàng với những tập nhãn hiệu đã in sẵn. Theo đó, ông Vĩnh chế biến xong, sẽ đóng từng gói hàng mứt và phải gắn nhãn hiệu của họ theo thỏa thuận với người đặt hàng. 

Ở cơ sở mứt hồng Hoa Sơn tại số 43, Hoàng Hoa Thám, Đà Lạt cũng không ngoài thực trạng sản xuất cho nhiều nhãn hiệu người mua khác nhau.
Sau hơn ba tháng rưỡi mùa hồng năm nay, Hoa Sơn đã thu mua khoảng 15 tấn hồng tươi ở vùng D’Ran của Đơn Dương và các vùng ven của Đà Lạt để chế biến thành 3 tấn mứt hồng khô. Dự kiến đến cuối năm 2010, Hoa Sơn sẽ đạt mức chế biến đến 6 tấn hồng khô các loại, giá bán mỗi ký từ 50 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng.
gggg
Đóng gói sản phẩm do mình sản xuất chờ người mua đến gắn nhãn hiệu.
Tuy nhiên khi hỏi về việc khẳng định nhãn hiệu của mình ra thương trường thì chủ cơ sở này thật lòng: “Cơ sở chúng tôi bán hàng đặc sản mứt hồng theo những đầu mối quen biết lâu năm ở Đà Lạt. Hàng sản xuất ra rồi đóng trong bao ni lông bán tính tiền theo ký. Người mua tùy ý phân ra đóng gói và gắn lên nhiều tên nhãn hiệu sản xuất của họ. Thường khi gắn nhãn hiệu xong, người mua mới đưa hàng xuống cung ứng cho các siêu thị lớn ở Sài Gòn…” Chủ cơ sở Hoa Sơn cũng biết rằng mình sẽ luôn thiệt thòi khi cho người mua gắn nhãn hiệu của họ lên sản phẩm do mình sản xuất ra. Uy tín, chất lượng sản phẩm của mình nhưng lại tạo dựng nhãn hiệu, uy tín cho người khác. Biết mà không thể nào xoay trở cách khác được vì bao năm qua cơ sở chỉ biết quanh quẩn sản xuất và chế biến ở trong nhà; không đủ các điều kiện để tự thân đi khai thác thị trường để bảo vệ nhãn hiệu riêng của mình. 

Ông Trần Văn Thiêm, cán bộ chuyên trách nông - lâm - thủy phường 10, Đà Lạt thống kê trên địa bàn thường xuyên duy trì sản xuất các mặt hàng đặc sản từ 10 đến 15 hộ gia đình. Tất cả đều sản xuất và hưởng lợi nhuận chủ yếu bù đắp công lao động bỏ ra. Phần lợi nhuận nhiều hơn thuộc về người mua là các đầu mối khi gom đủ hàng mới đưa đi bán lại số lượng lớn ở thị trường ngài tỉnh. Người mua được gắn nhãn hiệu của họ trên sản phẩm mua được nên người tiêu dùng không sao biết được người chủ đích thực của sản phẩm là ai.
Để bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất hàng đặc sản này, phường 10 đang cùng với các phòng ban chức năng của thành phố Đà Lạt bắt đầu khảo sát thực tế để vận động từng hộ gia đình làm các thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, từ đó làm cơ sở lên phương án quản lý và phát triển mới các khu phố nghề làm mứt đặc sản ở địa phương.
Văn Việt

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.