Đặc sắc thành phố ngập tràn hoa nhài ở Ấn Độ

Những hình ảnh về “thành phố hoa nhài” ở Ấn Độ.
Những hình ảnh về “thành phố hoa nhài” ở Ấn Độ.
(PLO) -Thị trấn Chennai thuộc thành phố Madurai, bang Tamil Nadu được mệnh danh là “thành phố hoa nhài” của Ấn Độ, bởi bất cứ ai đã từng đặt chân đến thành phố này, dù một lần, họ đều không thể nào thôi lưu luyến hương sắc hoa tươi, thơm ngát đầy quyến rũ nơi đây. 

Với dân số ước tính 7,06 triệu người (2007), thành phố có 368 năm tuổi này là vùng đô thị lớn thứ 34 trên thế giới. Chennai là trung tâm công nghiệp và thương mại lớn thứ 3 của đất nước, không chỉ được nhiều người biết đến với kiến trúc đền đài và di sản văn hóa vô cùng độc đáo của mình, mà còn được mệnh danh là “thành phố hoa nhài”, mang nét đẹp biểu trưng cho tín ngưỡng tâm linh sâu sắc. 

Ăn sâu vào đời sống

Khi mặt trời bắt đầu lên cao, không khí mát mẻ và ấm áp, bầu trời đẹp đẽ với những vệt nắng màu vàng hồng của buổi sớm bình minh. Lúc này, bà Dhanalakshmi mặc chiếc áo sari màu đỏ đơn giản, trên tay là giỏ với toàn hoa là hoa. Bà đứng gần một trạm xe bus ở trung tâm thành phố Madurai và bán cho những ai muốn mua loại hoa thơm màu trắng trong ngần mà người dân Ấn Độ gọi là hoa nhài. 

Ngày nào cũng vậy, bắt đầu công việc từ lúc sáng sớm và có khi đến 9 giờ tối mới về đến nhà. Những người như bà Dhanalakshmi ở thị trấn Chennai nhỏ bé rất nhiều, nơi đây lúc nào cũng tràn ngập thứ hương thơm dịu dàng nhưng quyến rũ này.

“Tôi bắt đầu bán hoa nhài cách đây 7 năm khi chồng tôi qua đời. Chính loài hoa này đã giúp tôi nuôi sống gia đình nhỏ của mình và có tiền chi trả cho đám cưới của hai cô con gái của tôi”, bà Dhanalakshmi nói, “một chùm hoa thơm khoảng 100 bông có giá 30-40 rupee”.

Được biết, ngoài loài hoa nhài truyền thống màu trắng, ở Tamil Nadu còn có rất nhiều giống hoa nhài khác nhau, nhưng loại nhài malligai đặc biệt được cả trong nước và quốc tế yêu thích. Ngoài màu trắng, có cả màu hơi vàng, hoa kết thành tràng thuôn dài dày đặc bong, cánh hoa dày có khả năng duy trì độ ẩm, giữ độ tươi tắn tới 2 ngày liền. 

Dạo bước trên những con phố của Chennai, du khách dễ dàng nhìn thấy những tràng hoa lớn được xếp rất khéo từ vô vàn màu sắc trắng, hồng, đỏ, vàng… xếp trên các giá hàng để bán hay treo trên xe bò trong góc phố. Người mua các tràng hoa này cũng sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

Ở thị trấn này, hoa nhài là thứ luôn hiển hiện khắp mọi nơi, nó ăn sâu vào đời sống hàng ngày cũng như văn hóa của người dân bản địa, nó xuất hiện ở mọi ngóc ngách, thậm chí còn xuất hiện trong những truyền thuyết thể hiện nét văn hóa vừa cổ xưa vừa hiện đại.

Người phụ nữ ở bangTamil Nadu cũng thường xuyên cài những tràng hòa nhài lên trên tóc và coi đó là biểu tượng của sự may mắn. Đây dường như đã thành một phong tục truyền thống của thành phố này. Vì thế, cả thành phố chìm đắm trong muôn vàn sắc hoa rực rỡ, mang hương thơm lan tỏa mọi nơi, lay động đến trái tim người lữ khách. 

Ngoài ra, hoa nhài còn được tìm thấy ở những ngôi chùa cổ với những đường nét chạm khắc tinh tế, trong những bức tranh hay trở thành biểu tượng cho đồ trang sức truyền thống như: dây truyền, bông tai, vòng chân, vòng đeo tay… Người dân còn dùng hoa để trang trí cho những vị thần của mình ở những ngôi đến Hindu. Một đám cưới sẽ không được coi là đám cưới hoàn chỉnh nếu thiếu đi những nụ hoa nhài trắng trong tinh khiết. 

Những hình ảnh về “thành phố hoa nhài” ở Ấn Độ.
Những hình ảnh về “thành phố hoa nhài” ở Ấn Độ. 

Ngành công nghiệp dành cho nam giới 

Nghề trồng hoa nhài tại đây cũng rất được ưa chuộng. Vì thế mà từ lâu đã trở thành ngành nghề kinh tế chính tại Chennai. Ngoài ra, vùng đất này còn là chủ sở hữu của nhiều ruộng hoa lớn thuộc các giống loài khác nhiều loại hoa khác như: hoa mận trắng, hoa cúc, hoa hồng… Hết thảy những loài hoa này đều là một phần quan trọng thiết yếu trong đời sống của người dân nơi đây.

Nói đến trồng hoa nhiều, phải tới ngôi làng nhỏ Parampupatti, đây là một trong nhiều làng nông nghiệp nằm rải rác ở vùng ngoại ô của Madurai. Hoa có ở khắp mọi nơi, cách cả trăm mét từ xa cũng có thể nhìn thấy những bụi hoa được để tràn lan khắp nơi. Ở đây, những người hái hoa nhài bắt đầu làm việc từ rạng sáng. Trong mùa vụ thu hoạch cao điểm từ tháng 3 đến tháng 5, có khi những người này phải làm việc từ 5 giờ sáng. 

Sau khi thu hoạch, những bông hoa này sẽ được kết thành tràng, ướp lạnh để đảm bảo độ tươi, sau đó vận chuyển đi toàn thế giới và sử dụng để điều chế những loại nước hoa cao cấp như Dior và Chanel… 

Nhưng có một nghịch lý rằng, ngành công nghiệp hoa ở đây chủ yếu là đàn ông, còn nữ giới chỉ là những người buôn bán nhỏ ví như cung cấp hoa cho đám cưới, lễ hội, nhà thờ…

Mặc dù những người phụ nữ phải làm việc cật lực để sắp xếp, chọn lựa hoa… nhưng cũng chỉ là những người bán hoa lẻ trên các đường phố hoặc làm ăn lớn hơn thì cũng chỉ là những giao dịch nhỏ quanh thành phố.

Còn những người đàn ông mới là những ông chủ kinh doanh chính, là những đại lý chuyên ký hợp đồng mua hoa từ nông dân địa phương, cung cấp đi khắp nơi từ trong nước đến nước ngoài và thu được lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần so với phụ nữ. 

Điển hình người đàn ông có tên SN Rajendran, một nhà đại lý chuyên buôn bán, cung cấp hoa nhài cho ngành công nghiệp hoa. “Gia đình tôi có 3 đời làm nghề buôn bán hoa, tôi thừa hưởng nghề này từ ông và cha tôi.

Nghề này rất phát triển và càng ngày càng thịnh hành, mỗi đại cung cấp hoa như tội có thể làm từ 5.000 đến 10.000 rupi mỗi ngày nếu nhận được đơn hàng xuất khẩu”, Rajendran nói, “Còn nếu không phải mùa hoa, nhu cầu giảm thì một kg hoa nhài chỉ vào khoảng 400 đến 2.000 rupi”. 

Để chống lại sự bất bình đẳng này, tổ chức Phát triển các hoạt động nhân đạo (DHAN) đã mở chương trình đào tạo cho 250 phụ nữ về cách kinh doanh trong ngành công nghiệp này để giúp họ sinh kế, đồng thời thiết lập chương trình tài chính vi mô giúp họ vay tiền và các khoản hỗ trợ khác.

Nhưng thật khó để có thể phá vỡ hệ thống tồn tại suốt 3 thập kỷ qua, vì những kỹ thuật trong việc ướp hoa, giữ hoa tươi lâu, cách sâu chuỗi hoa, xếp hoa thành vòng… chỉ có những người đàn ông nắm giữ và họ không muốn chia sẻ cho phụ nữ, thậm chí là cả vợ mình.

Những hình ảnh về “thành phố hoa nhài” ở Ấn Độ.
Những hình ảnh về “thành phố hoa nhài” ở Ấn Độ. 

Mặc dù đã nỗ lực, thậm chí là chung vốn với nhau nhưng những người phụ nữ vẫn không thể đấu lại với những đại lý giàu có, họ có thể sẵn sàng bỏ ra một số tiền rất lớn cho nông dân và kiểm soát quá trình từ lúc trồng hoa cho đến khi thu hoạch, bởi nông dân lúc nào cũng cần tiền để chi trả cho phân bón, hạt giống và các nhu cầu khác…  

Năm 2011, Tiến sĩ Uma Kannan, một nhà xã hội học và văn hóa- người đã tìm hiểu kỹ về ngành công nghiệp này và truyền thống kinh doanh ở đây, đã sắp xếp các cuộc hội thảo ở địa phương nhằ đào tạo những kỹ thuật cơ bản về cách ướp hoa, bảo quản hoa, kết hoa, dệt hoa… cho hơn 15.000 phụ nữ, nhiều người trong số họ sống trong khu ổ chuột.

“Tôi cảm thấy rằng, trong khi sự bất bình đẳng vẫn hiện diện thì phụ nữ vẫn phải tìm đường và đấu tranh cho lợi ích của mình. Cần phải học hỏi, sau đó mày mò sáng tạo hơn trong việc thiết kế các loại kiểu dáng hoa nhài thật độc đáo, bắt mắt… Để khẳng định vị trí của nữ giới cũng không thua kém gì so với nam giới trong ngành công nghiệp hoa này”, cô Kannan nói. 

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.