Đà Nẵng: Sự thật bất ngờ phía sau dự án xẻ núi xây biệt thự ở bán đảo Sơn Trà

Ông Thơ đi kiểm tra Dự án Tiên Sa và nghe báo cáo từ các đơn vị liên quan.
Ông Thơ đi kiểm tra Dự án Tiên Sa và nghe báo cáo từ các đơn vị liên quan.
(PLO) -Ngày 19/3, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cùng các lãnh đạo ban ngành liên quan đã trực tiếp có mặt tại Dự án tổ hợp khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng Biển Tiên Sa (khu vực Tây bắc bán đảo Sơn Trà, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) để kiểm tra việc thi công đào xới xây móng biệt thự khiến dư luận xôn xao những ngày vừa qua.

Chưa cấp phép vẫn xây dựng rầm rộ

Tại hiện trường dự án trong ngày kiểm tra Công ty cổ phần Biển Tiên Sa đã dừng thi công. Theo ông Trần Văn Dũng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng thì, Dự án tổ hợp khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng Biển Tiên Sa (gọi tắt Dự án Tiên Sa) do Công ty Cổ phần Biển Tiên Sa làm chủ đầu tư, Công ty TNHH MTV 319 Miền Trung (thuộc Tổng Công ty 319 - Bộ Quốc phòng) thi công.

Dự án nằm tại khu vực phía Tây bắc bán đảo Sơn Trà đã được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt Tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết; phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường vào năm 2007; Năm 2009, dự án được Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng với nội dung “Xây dựng hạng mục giao thông, thoát nước nằm trong ranh giới đất được cấp”. 

Ngoài ra, Dự án còn được Sở KH-ĐT TP.Đà Nẵng chấp nhận giãn tiến độ đầu tư với thời hạn hoàn thành và đưa vào sử dụng toàn bộ là trong tháng 12/2017; được UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt điều chỉnh Tổng mặt bằng và đang tiến hành lập điều chỉnh Báo cáo tác động môi trường; Đã hoàn thành các thủ tục về phê duyệt quy hoạch, thẩm định thiết kế hạ tầng kỹ thuật, nhưng chưa lập hồ sơ cấp phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án theo hồ sơ điều chỉnh.

Hiện trạng công trình xây dựng
Hiện trạng công trình xây dựng

Tháng 9/2016, Dự án khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa được UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt điều chỉnh sơ đồ ranh giới dự án từ 142,1ha lên gần 147,2 ha để khớp nối quy hoạch dự án.

Sau đó chủ đầu tư đã điều chỉnh quy hoạch, thay đổi thiết kế dự án. Điều đáng nói, tất cả các thủ tục này chưa được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đánh giá tác động môi trường. Vì vậy Sở Xây dựng cũng chưa cấp phép xây dựng.

Mặc dù chưa hoàn chỉnh hết giấy tờ liên quan, nhưng chủ đầu tư vẫn cho tiến hành xây dựng các hạng mục hạ tầng giao thông, thoát nước; xây dựng khu phụ trợ; phần móng và lắp dựng cốt thép cột của 40 khối nhà biệt thự. Chính việc xây dựng rầm rộ này khiến dư luận ở Đà Nẵng xôn xao thời gian qua. 

Cụ thể, nguồn thông tin phản ánh, một mảng lớn rừng Sơn Trà bị cày xới nham nhở, cùng với những trụ, cột bêtông đang được xây dựng trên diện tích cả chục ngàn m2. Bên cạnh đó, máy móc thiết bị được tập kết đông đảo; cả 2 lối vào vị trí thi công đều có gác chắn barie ngăn người lạ.

Hiện trạng công trình xây dựng
Hiện trạng công trình xây dựng

Mặt khác, nhiều ý kiến còn cho rằng, khu vực thi công gần nằm cuối đường Yết Kiêu, phía sau khu vực quân sự thuộc Hải quân Vùng 3. Vì thế, việc bảo vệ và gìn giữ rất cần thiết và cộng đồng phải lên tiếng mạnh để bảo vệ bán đảo Sơn Trà.

Nằm trên đất đã chuyển đổi mục đích?

Trước thực trạng trên, UBND TP. Đà Nẵng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành rà soát thực tế. Ngày 18/3, Đoàn kiểm tra chỉ đạo Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quận Sơn Trà tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính và ngừng thi công tất cả các hạng mục công trình không có trong giấy phép xây dựng, không phù hợp với quy hoạch điều chỉnh; Đồng thời giám sát việc ngừng thi công công trình và trình UBND quận Sơn Trà xử phạt hành chính theo quy định. 

Giải thích cho sai phạm này, ông Nguyễn Thái Sơn, Giám đốc Công ty Cổ phần Biển Tiên Sa, chủ đầu tư dự án Khu Du lịch sinh thái Biển Tiên Sa phân bua rằng, do yêu cầu tiến độ nên vừa thi công vừa xin phép. 

“Trong quá trình triển khai dự án nhận thấy tiến độ phê duyệt hồ sơ, trình Ủy ban chậm nên doanh nghiệp đã gửi văn bản xin phép thành phố cho phép doanh nghiệp vừa triển khai thi công, vừa hoàn thiện hồ sơ pháp lý theo yêu cầu, doanh nghiệp vẫn chưa nhận được ý kiến trả lời.

Do tiến độ triển khai rất gấp nên mong muốn tất cả các đơn vị, các ban, ngành tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể triển khai tháo gỡ sớm thủ tục có liên quan để có thể triển khai Dự án đảm bảo tiến độ đã cam kết với UBND thành phố”, ông Sơn nói.

Trong khi đó, ông Trần Viết Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.Đà Nẵng thông tin, Sở đã phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác tận dụng gỗ, củi và cấp phép khai thác trong phạm vi giải phóng mặt bằng để thi công dự án Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa. Trạng thái rừng ở đây là rừng nghèo được xếp loại rừng 1C.

Sau khi đi thực tế và nghe báo cáo, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết, quan điểm của TP, nếu doanh nghiệp làm đúng theo giấy phép, đúng theo quy hoạch, mình ủng hộ, tạo điều kiện. Còn làm sai sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định, vì tính chất đặc biệt quan trọng của bán đảo Sơn Trà sẽ được kiểm soát rất chặt.

Ông Thơ phân tích, từ trước năm 2009, khu vực này (nơi Dự án Tiên Sa triển khai-PV) đã có quy hoạch thành đất khác, không còn gọi là rừng đặc dụng nữa và dùng để phát triển kinh tế. Đối với Dự án Tiên Sa, đã có quy hoạch chung do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có ý kiến của các bộ ngành liên quan, trong đó có Bộ Quốc phòng; đất làm dự án này đã chuyển từ mục đích quốc phòng sang mục đích khác. 

Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện thủ tục, chủ đầu tư vẫn còn thiếu một số giấy tờ liên quan. Điều này kéo theo hồ sơ đánh giá tác động môi trường chưa đầy đủ. Đến năm 2016, chủ đầu tư lại thay đổi thiết kế một số hạng mục. Vì thế, Dự án lại tiếp tục vướng các thủ tục liên quan và chưa được phê duyệt xây dựng. 

Hiện trạng công trình xây dựng
Hiện trạng công trình xây dựng

Sau khi kiểm tra, theo ông Thơ, quá trình đình chỉ công trình là hoàn toàn hợp lý và trách nhiệm thuộc về lãnh đạo quận Sơn Trà. Thời gian tới, Dự án Tiên Sa sẽ được giám sát chặt chẽ, khi chủ đầu tư cung cấp đầy đủ liên quan mới cho tiến hành thi công trở lại.

Trả lời báo chí xoay quanh thông tin, thời gian qua Đà Nẵng rộ lên hiện tượng nhiều công trình xây dựng lớn nhưng chưa được cấp phép, ông Thơ khẳng định, do tâm lý chủ quan của nhà đầu tư.

 “Thực tế, họ nghĩ đất đai của mình, trong thời gian chờ hoàn thiện giấy tờ, họ cho khởi công xây dựng để rút ngắn thời gian. Đặc biệt, một số công trình xây dựng nhằm phục vụ cho APEC, với áp lực đảm bảo tiến độ cũng khiến nhiều chủ đầu tư nôn nóng và đã vi phạm. Vấn đề này, TP cương quyết xử lý nghiêm minh, đúng phát luật”, ông Thơ nói.

“Tôi phê bình việc giám sát của địa phương. Các anh nói dự án này thi công theo giấy phép cũ nên không vào kiểm tra. Nhưng phải vào để xem người ta có thi công theo đúng giấy phép cũ hay không. Nếu không đúng thì xử lý ngay. Mình phải chủ động phát hiện chứ không đợi người dân câu cá nhìn lên thấy dự án rồi chụp ảnh đưa lên Facebook”, ông Thơ nói.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Vốn giải ngân FDI năm 2024 cao nhất trong lịch sử gần 30 năm thu hút FDI. (Ảnh: VGP)

Việt Nam tiếp tục là “ngôi sao sáng” trong hút vốn FDI

(PLVN) - Mặc dù vốn thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam năm 2024 giảm nhưng tổng số vốn giải ngân của khu vực này trong năm vừa qua lại cao nhất trong lịch sử, khẳng định niềm tin vững chắc của các nhà đầu tư quốc tế vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Đọc thêm

Ngành Hải quan nỗ lực đóng góp vào thành tích chung của đất nước

Ngành Hải quan nỗ lực đóng góp vào thành tích chung của đất nước
(PLVN) - Năm 2024, Tổng cục Hải quan đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thiết thực nhằm tạo thuận lợi thương mại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm công tác quản lý hải quan và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần vào thành tích chung của đất nước.

Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng bứt phá trong năm 2025

Ảnh minh hoạ. (Ảnh: Vietnamnet).
(PLVN) -  Năm 2024, là một năm đáng nhớ với ngành cá ngừ, khi kim ngạch xuất khẩu cán mốc xấp xỉ 1 tỷ USD, bất chấp nhiều biến động trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng và khai thác tối đa các cơ hội trong năm 2025, ngành cá ngừ cần giải quyết nhiều thách thức và thúc đẩy sự hợp tác đồng bộ giữa ngư dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đề xuất 4 chương trình hành động thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ một số chương trình hành động thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tới cộng đồng Pháp ngữ. (Ảnh: Kim Anh)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá, trong bối cảnh ngành Nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi sang kinh tế xanh, sinh thái, thân thiện với môi trường, việc phát triển nông nghiệp bền vững là rất cấp thiết và cần thúc đẩy trên toàn cầu.

Điện thương phẩm của EVNNPC dẫn đầu cả nước

EVNNPC đầu tư nhiều trạm biến áp mới để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện ở miền Bắc. (Ảnh: EVNNPC).
(PLVN) -  Năm 2024, tỷ lệ điện thương phẩm của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đạt 99,14 tỷ kWh - tăng 9,46% so với 2023 và vượt 4,2 tỷ kWh so kế hoạch EVN giao, là Tổng Công ty có sản lượng điện thương phẩm lớn nhất trong 5 Tổng Công ty phân phối.

Chấm dứt tranh chấp trong áp dụng thuế phòng vệ thương mại với cá tra vào Hoa Kỳ

Việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được giải pháp song phương để giải quyết vụ kiện cá tra, basa là kết quả của thiện chí và nỗ lực đàm phán từ cả 2 phía. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, ngày 17/1/2025, tại Washington, Hoa Kỳ, Bộ Công Thương được ủy quyền của Chính phủ đã ký Thỏa thuận song phương giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với cá phi-lê từ Việt Nam với đại diện Chính phủ Hoa Kỳ - Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR).

Kiều hối 2024 về Việt Nam ở mức ổn định

Lượng kiều hối về Việt Nam duy trì ở mức ổn định trên nền tăng cao kỷ lục của năm 2023. (Ảnh: VCB).
(PLVN) - Năm 2024, mặc dù kinh tế và chính trị thế giới có những diễn biến không thuận lợi nhưng lượng kiều hối về Việt Nam vẫn đạt 16 tỷ USD, được đánh giá là ổn định, tương đương với năm 2023 - năm tăng trưởng kỷ lục của lượng kiều hối.

Ngân hàng 'vào cuộc đua' khuyến mại dịp Tết Nguyên đán

 Các ngân hàng dành nhiều chương trình tri ân khách hàng dịp Tết. (Ảnh minh họa: thuonggiaonline.vn)
(PLVN) - Tung các chiêu khuyến mại không chỉ để hút tiền gửi dồi dào mỗi dịp Tết đến mà còn là cách để các ngân hàng tri ân khách hàng sau một năm gắn bó, đồng hành. Rất nhiều chương trình khá hấp dẫn đã được các ngân hàng đưa ra vào dịp Tết Ất Tỵ này.

Cơ bản đã khắc phục theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về IUU

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về IUU ngày 14/01/2025. (Ảnh: Minh Khôi)
(PLVN) - Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tại đợt thanh tra lần thứ tư của Ủy ban châu Âu (EC) về: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; xử lý tàu cá "3 không"; xử lý hình sự đối với các hành vi liên quan đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài ở Việt Nam, các nội dung trên cơ bản đã được khắc phục.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc
(PLVN) -  Ngày 15/1/2025, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã ký quyết định số 18/QĐ-HCVN bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Vì sao tăng trưởng GDP tăng vượt mục tiêu?

Thị trường bất động sản đang có sự chuyển biến khi các “điểm nghẽn” pháp lý đang được tháo gỡ. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6 - 6,5% đề ra. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh thế giới biến động khó lường. Vậy đâu là động lực dẫn đến mức tăng trưởng này?

Giữ đà tăng trưởng xuất khẩu thủy sản năm 2025

Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT Trần Đình Luân tin rằng thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng, phát triển trong năm 2025. (Ảnh: PV)
(PLVN) - “Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác”, đó là nhận định của ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).