Đà Nẵng cần phát huy vai trò 'đầu tàu' trong liên kết vùng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thực hiện nghị quyết 43 của Bộ Chính trị về yêu cầu liên kết vùng của TP Đà Nẵng và các địa phương trong khu vực, đến nay, sau 5 năm triển khai, yêu cầu trên đang là một thách thức lớn, rất cần những giải pháp cụ thể và sự chung tay nỗ lực hơn từ các cấp chính quyền địa phương trong khu vực và “đầu tàu” Đà Nẵng.

Nhiều dấu ấn tích cực

Quy hoạch TP Đà Nẵng được xây dựng với quan điểm cụ thể hóa Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và định hướng chiến lược phát triển đất nước thời kỳ 2021-2030; cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trên địa bàn TP Đà Nẵng.

“Đẩy mạnh hợp tác, liên kết vùng trên cơ sở khai thác và phát huy các tiềm năng, thế mạnh hạt nhân của thành phố Đà Nẵng và lợi thế vùng; tạo sự thống nhất trong liên kết, phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương miền Trung - Tây Nguyên, nhất là trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện và xúc tiến, huy động nguồn lực triển khai thực hiện kế hoạch và nội dung liên kết, nâng cao sức cạnh tranh để cùng phát triển”, Quy hoạch nêu rõ.

Thời gian qua, kinh tế Đà Nẵng tiếp tục có bước phát triển, cơ cấu chuyển dịch theo hướng hiện đại.

Thời gian qua, kinh tế Đà Nẵng tiếp tục có bước phát triển, cơ cấu chuyển dịch theo hướng hiện đại.

Thực hiện yêu cầu trên, TP Đà Nẵng đã chủ động phát huy nội lực, khai thác hiệu quả các định hướng của Trung ương để tăng cường liên kết, hợp tác với các địa phương trong vùng, từng bước khẳng định vai trò là đô thị lớn, cực phát triển quan trọng của Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ trong một số lĩnh vực như du lịch, khoa học, công nghệ, giáo dục- đào tạo, y tế, công nghệ thông tin.

Kế thừa các kết quả liên kết vùng đã đạt được của Ban điều phối vùng Duyên hải miền Trung, Hội đồng điều phối vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, TP Đà Nẵng đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tổ chức các hội thảo, hội nghị để đánh giá về kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển, cơ chế liên kết, phát triển vùng và đề xuất các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để tăng cường liên kết vùng giai đoạn 2021-2030, nhất là trong quy hoạch, phát triển hạ tầng giao thông, thiết lập không gian du lịch vùng, hợp tác huy động vốn đầu tư và các cơ chế, chính sách phát triển của vùng.

Không những vậy, Đà Nẵng và các địa phương trong vùng cũng đã tích cực, chủ động phối hợp với Nhóm tư vấn liên kết phát triển vùng, Trung tâm tư vấn - nghiên cứu phát triển miền Trung trong nghiên cứu, đề xuất với Trung ương về cơ chế, chính sách phát triển vùng; trong xây dựng chuỗi liên kết phát triển du lịch vùng duyên hải và liên vùng.

Đà Nẵng đã phối hợp với các địa phương trong vùng nghiên cứu đề xuất với Trung ương về cơ chế, chính sách phát triển vùng; xây dựng chuỗi liên kết phát triển du lịch.

Đà Nẵng đã phối hợp với các địa phương trong vùng nghiên cứu đề xuất với Trung ương về cơ chế, chính sách phát triển vùng; xây dựng chuỗi liên kết phát triển du lịch.

Nhằm phát huy các giá trị, tiềm năng và thế mạnh của thành phố và tăng cường liên kết phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ… nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn 2019-2023, Đà Nẵng đã rà soát các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch các khu kinh tế, khu công nghiệp.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng chủ động ký kết chương trình hợp tác, hỗ trợ, liên kết phát triển với các địa phương trong vùng trên các lĩnh vực, trọng tâm là hợp tác, phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Nam để hình thành vùng đô thị Đà Nẵng, bao gồm Chân Mây (Lăng Cô)- Đà Nẵng- Điện Bàn- Hội An- Nam Hội An; phát triển du lịch với hình ảnh “Ba địa phương- một điểm đến”; phối hợp với tỉnh Quảng Nam phát huy hiệu quả các diễn đàn đa phương trong hợp tác phát triển kinh tế- xã hội, xúc tiến, huy động nguồn lực, trong đó tập trung vào kết nối giao thông, quảng bá tiêu thụ sản phẩm, y tế, giáo dục- đào tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…; phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế tu bổ, tôn tạo di tích Hải Vân Quan, kết nối giao thông với Lăng Cô, huyện Phú Lộc; phối hợp với tỉnh Quảng Nam mở rộng cửa khẩu Đắc Ốc thành cửa khẩu quốc tế.

Các tuyến đường giao thương kết nối liên kết vùng được TP Đà Nẵng chú trọng đầu tư.

Các tuyến đường giao thương kết nối liên kết vùng được TP Đà Nẵng chú trọng đầu tư.

Không chỉ vậy, thời gian qua, TP Đà Nẵng cũng đẩy mạnh hợp tác, liên kết xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, qua đó góp phần tăng cường kết nối, thông thương, phát triển kinh tế- xã hội giữa Đà Nẵng với các tỉnh Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên. Điển hình các dự án trọng điểm vùng và liên tỉnh nổi bật như: tuyến Quốc lộ 14D, 14G và 14B, đường cao tốc La Sơn - Túy Loan (tỉnh Thừa Thiên Huế), kết nối đồng bộ tuyến đường ven biển dọc các tỉnh, thành phố.

Ngoài ra, TP Đà Nẵng đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực đầu tư, xây dựng mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, Bệnh viện Phụ sản- Nhi, Bệnh viện Ung thư, Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Tim mạch; đầu tư xây dựng Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá với quy mô lớn và phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam để quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn….

Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm liên kết vùng

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ trên, tại Hội nghị sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 43 vừa diễn ra, Ban Kinh tế Trung ương đánh giá việc liên kết giữa TP Đà Nẵng với các địa phương trong vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ còn nhiều bất cập, vai trò trung tâm của Đà Nẵng chưa được phát huy.

Đại diện Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, các thoả thuận liên kết giữa Đà Nẵng với các địa phương trong khu vực còn mang tính hình thức, hành chính, thiếu phối hợp thực chất, chủ yếu đồng thuận về nguyên tắc chứ chưa quan tâm nhiều đến triển khai cụ thể. Trong khi đó, các liên kết trong quy hoạch thiếu hiệu quả, các góp ý quy hoạch không mang tính thực chất, trừ khi có sự đụng chạm trực tiếp. Còn liên kết theo ngành, lĩnh vực sản xuất cũng còn lỏng lẻo, thiếu ràng buộc, chưa hiệu quả.

Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn phát biểu tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa diễn ra.

Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn phát biểu tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa diễn ra.

Trong kêu gọi đầu tư, Đà Nẵng còn thiếu đồng bộ, dàn hàng ngang, chưa tận dụng được lợi thế riêng của TP Đà Nẵng; kết nối về đầu tư còn rời rạc, nhất là trong các khu kinh tế, khu công nghiệp. Mặt khác, liên kết trong phát huy hiệu quả các công trình hạ tầng chưa cao, nhất là cảng biển nên việc đầu tư xây dựng cảng biển ở miền Trung thiếu trọng tâm, hiệu quả kinh tế thấp.

Theo đại diện Ban Kinh tế Trung ương, trong thời gian tới, Đà Nẵng cần tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được và hạn chế những bất cập đã nêu. Đồng thời phải không ngừng khẳng định vai trò trò trung tâm trong mối liên kết vùng và cả nước; tiếp tục định hướng, thúc đẩy vai trò trung tâm thu hút các ngành công nghệ cao. Trong đó, cần quan tâm tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để thu hút các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, tự động hoá; ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

Đà Nẵng cũng phải dành nhiều quan tâm, ưu tiên hàng đầu cho thị trường khoa học - công nghệ để thu hút, tạo sự hấp dẫn cho doanh nghiệp dịch vụ công nghệ vào sản xuất cho toàn vùng; trên cơ sở đó từng bước nỗ lực để trở thành một trung tâm dịch vụ khoa học công nghệ tiên tiến của khu vực.

Đà Nẵng phải không ngừng khẳng định vai trò trò trung tâm trong mối liên kết vùng và cả nước; tiếp tục định hướng, thúc đẩy vai trò trung tâm thu hút các ngành công nghệ cao.

Đà Nẵng phải không ngừng khẳng định vai trò trò trung tâm trong mối liên kết vùng và cả nước; tiếp tục định hướng, thúc đẩy vai trò trung tâm thu hút các ngành công nghệ cao.

Để đảm bảo thực hiện thành công vai trò này, Đà Nẵng cần tiếp tục đẩy nhanh hơn các liên kết với các trung tâm công nghệ, tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, thu hút nhân lực và đầu tư hạ tầng công nghệ, nhất là hạ tầng công nghệ thông tin, dữ liệu lớn.

Từng bước nâng vị trí của mình trở thành trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á với vai trò là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; tiếp tục đầu tư hạ tầng để trở thành trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ phát triển của đất nước.

Đà Nẵng cũng cần nâng cấp hạ tầng cảng biển, sân bay, kết nối cao tốc, xây dựng mô hình thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung- Tây Nguyên.

Đà Nẵng cũng cần nâng cấp hạ tầng cảng biển, sân bay, kết nối cao tốc, xây dựng mô hình thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung- Tây Nguyên.

Tăng cường tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế; nâng cấp hạ tầng cảng biển, sân bay, kết nối cao tốc, xây dựng mô hình thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung- Tây Nguyên; không ngừng liên kết, gắn kết với các địa phương trong vùng và các bộ, ngành của Trung ương để phối hợp tháo gỡ, xử lý những điểm nghẽn về đầu tư, liên kết vùng theo các định hướng đã đề ra.

Đọc thêm

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi
(PLVN) - Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ (Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”) và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố (TP).

Ban Kinh tế Trung ương làm việc với tỉnh Quảng Ninh

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Ban Kinh tế Trung ương do ông Thái Thanh Quý - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh về tình hình thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ
(PLVN) -  Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hội thảo Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin Hàn Quốc (KISA)

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc.
(PLVN) - Ngày 21/11, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) tham dự Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam năm 2024 do ông Lee Sang Jung - Chủ tịch KISA Hàn Quốc làm Trưởng đoàn, đến tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội hợp tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng.