Thủ tướng Chính phủ: Đà Nẵng sẽ cùng cả nước 'theo kịp, tiến cùng, hội nhập và vượt lên'

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Chiều 31/8, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 136 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng.

Tại hội nghị, ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, nghị quyết số 136 là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng, là động lực và nền tảng để khai thác lợi thế, tiềm năng của thành phố.

Để triển khai nghị quyết, thành phố đã xây dựng quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị. Thành phố đã làm việc với các nhà đầu tư, đối tác chiến lược và tổ chức các khóa đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn, cũng như khảo sát, dự kiến vị trí xây dựng Đề án thành lập Khu thương mại tự do.

Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nghị quyết 136 là một dấu mốc quan trọng, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đối với Đà Nẵng.

Việc triển khai có hiệu quả Nghị quyết này là cơ hội lớn để Đà Nẵng phát huy tiềm năng, lợi thế và vai trò phát huy vai trò là một cực tăng trưởng, dẫn dắt, đóng góp tốt hơn cho phát triển kinh tế của Vùng kinh tế động lực khu vực miền Trung.

Quang cảnh Hội nghị tại Đà Nẵng vào chiều 31/8.

Quang cảnh Hội nghị tại Đà Nẵng vào chiều 31/8.

Cũng theo bà Ngọc, trong 10 địa phương được thực hiện chính sách thí điểm của Quốc hội, chỉ có 2 địa phương là TPHCM và Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo và trực tiếp làm Trưởng ban. Điều này, thể hiện sự quan tâm của người đứng đầu Chính phủ trong việc tạo cơ hội bứt phá cho Đà Nẵng.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng cho biết, Thành phố vui mừng đón nhận các cơ chế, chính sách vừa có tính đặc thù, vừa có tính đột phá nhưng cũng thấy rõ trách nhiệm và những khó khăn, thách thức trong việc triển khai.

Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng nêu, đó là nhiều vấn đề rất mới và chưa có tiền lệ như: Khu thương mại tự do; thí điểm cơ chế tài chính; trao đổi bù trừ tín chỉ cac-bon; thu hút nhà đầu tư chiến lược trong một số ngành bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; chính sách về thử nghiệm có kiểm soát, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo…

Nếu Đà Nẵng tổ chức thành công những cơ chế đột phá này, sẽ là góp phần xây dựng và thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 14 của Đảng, là cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định triển khai ở những địa phương khác.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho hay, Nghị quyết 136 có nhiều điểm mới, việc triển khai thực hiện phải đảm bảo đúng pháp luật nhưng cũng phải năng động, sáng tạo.

Tuy nhiên, việc này không phải việc riêng của Đà Nẵng mà cũng là việc của Đảng, Nhà nước, của các Bộ, ngành với quan điểm: Cùng thấu hiểu, cùng chia sẻ, cùng làm, cùng hưởng và cùng thành công.

“Không phải chúng ta ban hành xong là để Đà Nẵng tự lo liệu. Nhiệm vụ này không phải của riêng Đà Nẵng mà của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành. Đà Nẵng không thể tự làm một mình. Tuy nhiên, Đà Nẵng phải tự lực, tự cường vươn bằng chính sức mạnh của mình, không trông chờ", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng cho rằng Nghị quyết 136 mở ra cơ hội lớn, khơi thông nguồn lực cho Đà Nẵng. Tuy nhiên, tất cả đang nằm trên giấy. Có thực hiện được hay không là do chính chúng ta, phải tổ chức thực hiện thế nào. Khi tổ chức thực hiện thì phải nỗ lực, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm.

Tinh thần tổ chức thực hiện Nghị quyết 136 là: “Đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, chỉ bàn làm không bàn lùi, đã đi phải đến”.

Thời gian từ nay đến khi Nghị quyết 136 chính thức có hiệu lực (ngày 01/01/2025) không còn nhiều (4 tháng), Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành Trung ương và thành phố Đà Nẵng quyết liệt vào cuộc, phối hợp, khẩn trương hình thành đầy đủ cơ sở pháp lý để triển khai Nghị quyết ngay khi có hiệu lực.

Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh, trong Nghị quyết, việc thí điểm xây dựng Khu thương mại tự do là rất quan trọng. Đây là mô hình mới, khó, nhưng phải làm, khó mấy cũng phải làm, mạnh dạn làm. Đây không chỉ là nhiệm vụ riêng của Đà Nẵng, mà các bộ, ngành Trung ương cần tập trung nghiên cứu.

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng Nghị quyết 136 sẽ được triển khai hiệu quả, Đà Nẵng sẽ cùng cả nước "theo kịp, tiến cùng, hội nhập và vượt lên" trong giai đoạn phát triển mới.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)

Phải gỡ vướng về thể chế, mới đạt được mục tiêu 100 năm đã đề ra

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, nếu cứ tăng trưởng với tốc độ 6-7%/năm như hiện nay thì ta rất khó đạt được mục tiêu 100 năm đã đặt ra. Để thực hiện được ưu tiên tăng trưởng, phải tháo gỡ vướng mắc thể chế để huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, Nhân dân, xã hội, của nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam đạt 2 giải C Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc’ lần thứ XVI

Báo Pháp luật Việt Nam đạt 2 giải C Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc’ lần thứ XVI
(PLVN) - Tại Lễ tổng kết và trao thưởng Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024, Báo Pháp luật Việt Nam được trao hai giải C cho loạt bài "Tri ân liệt sĩ thời số hóa" của nhóm tác giả Bùi Thị Xuân Hoa - Lê Võ Nguyệt Thương - Lê Thị Ngọc Hương và loạt bài "Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế" của tác giả Lương Thị Vân Anh.

Bộ Y tế đề xuất cấm sử dụng để chặn hệ luỵ từ thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phân tích những tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, đặc biệt đối với giới trẻ. Để giải quyết vấn nạn thuốc lá mới này, 'tư lệnh' ngành y tế đề xuất sửa đổi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá trình Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Sẽ triển khai nhiều giải pháp để vàng không còn là nơi 'trú ẩn' của tiền nhàn rỗi

Phó Thủ tướng Chính phủ Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Có nhiều nguyên nhân khiến vàng là nơi 'trú ẩn' của tiền nhàn rỗi nhưng Chính phủ sẽ chỉ đạo thực hiện mua bán đúng pháp luật, minh bạch; áp dụng công nghệ thông tin để quản lý các cửa hàng và công ty; tiếp tục chống buôn lậu mạnh mẽ; thúc đẩy sản xuất kinh doanh; thúc đẩy thị trường vốn phát triển… để quản lý thị trường vàng.

Đã giảm chênh lệch giá vàng từ 15-16 triệu xuống còn 3-4 triệu đồng/lượng

Phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Để giảm chênh lệch giá vàng, từ phương án đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang phương án bán vàng trực tiếp qua 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và SJC. Do đó, khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế từ khoảng 15-18 triệu đồng/lượng đến nay chỉ còn khoảng 3-4 triệu đồng/lượng.

Tin tưởng phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 sẽ diễn ra sôi nổi, dân chủ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu mở đầu phiên chất vấn. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chủ tịch Quốc hội tin tưởng rằng, với trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao, kinh nghiệm thực tiễn công tác, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 sẽ diễn ra sôi nổi, dân chủ, trên tinh thần xây dựng, có nhiều thông tin phản ánh thực trạng tình hình, có nhiều đề xuất, kiến nghị, hiến kế cho Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành.

“Chỉ có đoàn kết mới thắng lợi”

Người dân Nghệ An vui mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
(PLVN) -  Cả nước đang có nhiều hoạt động thực chất, hiệu quả hướng tới Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc, nhân dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam 18/11 hàng năm.

Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trò chuyện với cán bộ, Nhân dân thôn Lời. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Ngày 10/11, nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các địa phương nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Bài cuối: Phải bắt đầu từ việc kiên quyết thay đổi nhận thức, phá bỏ mọi rào cản, lợi ích nhóm

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. Ảnh: VGP
(PLVN) -Trong khi các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra thì các chuyên gia, nhà quản lý cũng đưa ra hàng loạt biện pháp để sớm thực thi các thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.

Bài 4: Đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8

Bài 4: Đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8
(PLVN) - Trên diễn đàn Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp…, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra.

Bài 3: Thông điệp đổi mới của Tổng Bí thư rất được lòng dân

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV - Ảnh quochoi.vn
(PLVN) - Thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ Tổng Bí thư “dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm”, “chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển”, theo ý kiến một số chuyên gia, là rất được lòng dân.