Đà Nẵng đưa giải pháp kinh tế xã hội gắn với cơ chế, chính sách đặc thù

Quang cảnh hội nghị lần thứ 16 để đánh giá tình hình công tác 6 tháng đầu năm, bàn nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Quang cảnh hội nghị lần thứ 16 để đánh giá tình hình công tác 6 tháng đầu năm, bàn nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 16/7, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng tổ chức khai mạc Hội nghị lần thứ 16 để đánh giá tình hình công tác 6 tháng đầu năm, bàn nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.

Thu ngân sách đạt hơn 70% kế hoạch năm

Phát biểu khai mạc, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, ngay từ đầu năm, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 gắn với chủ đề "Năm đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tiếp tục khơi thông các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội".

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng phát biểu tại hội nghị.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng phát biểu tại hội nghị.

Theo đó, Đà Nẵng đã chủ động triển khai sớm công tác chuẩn bị Đại hội lần thứ 23 Đảng bộ thành phố; thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 gắn với sắp xếp tổ chức, đảm bảo chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức.

Đặc biệt, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy đã chủ động, tích cực phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng Đề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 43 của Bộ Chính trị (khóa XII) về "Xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Trên cơ sở đó, trình Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 79 ngày 13/5/2024 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43.

Đồng thời, Thành phố đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 136 ngày 26/6/2024 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.

Cùng với đó, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư, phát triển du lịch; cho chủ trương tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, thí điểm một số chính sách mới.

Nhờ đó, kinh tế quý 2 tăng trưởng 8,35%, 6 tháng tăng trưởng 5%, hoạt động dịch vụ, du lịch tiếp tục phát triển mạnh mẽ, là động lực tăng trưởng quan trọng. Lĩnh vực công nghiệp phục hồi tích cực; lĩnh vực công nghệ thông tin và xuất khẩu phần mềm tiếp tục tăng trưởng ổn định; đã khởi công, khánh thành nhiều công trình, dự án trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ dân sinh.

Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm đạt khá và cao hơn cùng kỳ năm 2023 (thu 13.589 tỷ đồng, bằng 70,3% dự toán và tăng 31,7% so với cùng kỳ).

Tập trung đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng nhìn nhận, tốc độ tăng trưởng GRDP vẫn còn thấp so với mục tiêu Nghị quyết đề ra trong năm 2024 (8-8,5%). Sản xuất công nghiệp tăng trưởng không như kỳ vọng, số lượng doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả xin tạm ngừng và doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường ngày càng tăng, số doanh nghiệp mới gia nhập có xu hướng giảm so với cùng kỳ.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Đình Vĩnh phát biểu tại hội nghị.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Đình Vĩnh phát biểu tại hội nghị.

Một số chỉ số quan trọng về đánh giá môi trường kinh doanh như chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số cải cách hành chính tụt hạng, công tác giải tỏa đền bù, bàn giao mặt bằng phục vụ triển khai các công trình, dự án còn chậm; việc triển khai một số công trình, dự án trọng điểm còn khó khăn, vướng mắc, chậm tiến độ; giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công chưa đảm bảo kế hoạch...

Đề ra những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm, Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Đình Vĩnh cho biết thành phố tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và chủ đề năm 2024 gắn với cụ thể hóa thực hiện, phát huy các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố theo các Kết luận 77, 79 của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội.

Đà Nẵng tiếp tục rà soát, đánh giá tốc độ tăng trưởng GRDP, tập trung vào các ngành kinh tế chủ lực, mũi nhọn, có đóng góp quan trọng, các ngành có sự giảm sút để có giải pháp thúc đẩy, phấn đấu GRDP năm 2024 đạt mức tăng trưởng cao nhất; Ban hành và triển khai có hiệu quả Đề án Phát triển chip vi mạch, bán dẫn; chính sách thu hút chuyên gia và hỗ trợ cho người tham gia đào tạo, cho người học ngành nghề chip bán dẫn và vi mạch.

Đặc biệt, Đà Nẵng chú trọng hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; hoàn thành, khởi công các công trình, dự án trọng điểm đảm bảo kế hoạch năm 2024. Khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong quý III/2024; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đồ án quy hoạch phân khu...

Đọc thêm

Quảng Bình cấm biển từ 18h chiều 6/9

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm (áo sọc) đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại TX Ba Đồn sáng nay 6/9
(PLVN) - Để đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền hoạt động trên biển, chủ động các biện pháp phòng, chống bão số 3, tỉnh Quảng Bình cấm biển từ 18h chiều 6/9.

Người dân Nghệ An chủ động ứng phó bão số 3

Tàu đánh cá đã được ngư dân kéo vào bờ từ chiều 5/9 (Ảnh: Zen Linh).
(PLVN) - Nhằm tránh thiệt hại về người và tài sản, chính quyền và người dân từ miền núi đến vùng biển tại Nghệ An đã khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với cơn bão số 3.

TP Tam Kỳ công bố biểu trưng riêng

TP Tam Kỳ công bố biểu trưng riêng
(PLVN) - Ngày 6/9, tại Quảng trường 24/3, UBND TP Tam Kỳ tổ chức lễ công bố biểu trưng (logo) của thành phố và Công bố giải chạy Tam Kỳ Marathon “Hành trình về Đất Mẹ” năm 2025.

Hà Nội: Bảo đảm tiến độ, chất lượng văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2024

Quang cảnh cuộc họp.

(PLVN) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đề nghị, đối với danh mục văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt phải ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô năm 2024 (sau đây gọi là Luật Thủ đô) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, các đơn vị cần tuân thủ đúng thời gian trình UBND TP và HĐND TP xem xét theo quy trình, thủ tục rút gọn đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.