Kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương

HĐND TP Đà Nẵng khóa 10, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc Kỳ họp thứ 15.
HĐND TP Đà Nẵng khóa 10, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc Kỳ họp thứ 15.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Đà Nẵng ước đạt 2,58%, thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Bí thư Nguyễn Văn Quảng đề nghị, HĐND TP cùng các cấp, các ngành thành phố cần quyết tâm và chủ động hơn nữa, khắc phục các khó khăn, hạn chế, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu năm 2024...

Ngày 12/12, HĐND TP Đà Nẵng khóa 10, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc Kỳ họp thứ 15.

Kỳ họp này, các đại biểu HĐND TP. Đà Nẵng cùng thảo luận, bàn bạc cho ý kiến đối với 156 tài liệu, tờ trình, báo cáo thẩm tra… và thông qua 43 Nghị quyết với nhiều chủ trương quan trọng, có tác động lớn và trực tiếp đến phát triển kinh tế-xã hội và đời sống của người dân thành phố. Trong đó, có các nội dung: Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; Dự toán thu, chi ngân sách và kế hoạch đầu tư công năm 2024; Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025; Điều chỉnh, bổ sung Danh mục dự án trọng điểm, động lực thành phố giai đoạn 2021-2025; Điều chỉnh chế độ, chính sách người hoạt động không chuyên trách phường, xã, người tham gia công việc ở tổ dân phố, thôn.

Kỳ họp cũng xem xét, cho ý kiến một số chính sách an sinh xã hội mang tính đặc thù của thành phố như nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội và mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội; chính sách trợ cấp thường xuyên và đột xuất đối với người có công cách mạng, thân nhân liệt sĩ mắc bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo; xem xét, cho chủ trương đầu tư một số dự án nhóm B.

Đại biểu dự Kỳ họp cũng thảo luận, thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề: “Về tình hình thực hiện các dự án chậm triển khai, dự án chậm bàn giao, dự án chậm đưa đất vào sử dụng” và “Về việc thực hiện các quy định pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố”, làm cơ sở khắc phục những tồn tại, hạn chế được chỉ ra qua giám sát để thực hiện tốt hơn các nội dung này thời gian tới.

Ông Lương Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng thông tin về các nội dung quan trọng của Kỳ họp trong 3 ngày làm việc (từ 12 đến 14/12)

Ông Lương Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng thông tin về các nội dung quan trọng của Kỳ họp trong 3 ngày làm việc (từ 12 đến 14/12)

Tại Kỳ họp, ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng cho biết, năm 2023, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) ước tăng 2,58% so với năm 2022. Giá trị gia tăng khu vực dịch vụ ước tăng 4,1%; khu vực công nghiệp- xây dựng ước giảm 2,05%; khu vực nông-lâm nghiệp- thuỷ sản ước tăng 1,19%.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước giảm 12,3%; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn giảm 14,6%; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 20.598 tỷ đồng, bằng 87,8% dự toán HĐND TP giao, bằng 85,6% so với năm 2022.

Ông Minh lý giải, nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế thấp do ảnh hưởng lớn của tình hình kinh tế thế giới, nhiều đơn hàng sản xuất bị cắt giảm dẫn tới tình trạng thu hẹp quy mô trong hoạt động công nghiệp chế biến chế tạo. Tiến độ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư KCN Hòa Cầm giai đoạn 2 còn chậm, do nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình lập thủ tục.

Về tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn giảm 14,6% do tình hình thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, nhu cầu mua, thuê bất động sản giảm mạnh, nhu cầu đầu tư chững lại; Ngoài ra, các kết luận thanh tra, bản án đang chờ được tháo gỡ…

Bí thư Nguyễn Văn Quảng thừa nhận, Đà Nẵng giải ngân vốn đầu tư công, thu ngân sách chưa đạt yêu cầu; nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sụt giảm, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn...

Bí thư Nguyễn Văn Quảng thừa nhận, Đà Nẵng giải ngân vốn đầu tư công, thu ngân sách chưa đạt yêu cầu; nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sụt giảm, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn...

Theo ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, bên cạnh những kết quả đạt được, năm 2023 TP còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục, nhất là mức tăng trưởng GRDP thấp. “Chúng ta là địa phương thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương có việc giải ngân vốn đầu tư công, thu ngân sách chưa đạt yêu cầu, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sụt giảm, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn”, ông Quảng nói.

Bí thư Nguyễn Văn Quảng đề nghị, năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng với nhiều thời cơ và khó khăn, thách thức đang đặt ra. Do đó, HĐND TP cùng các cấp, các ngành cần quyết tâm và chủ động hơn nữa, khắc phục các khó khăn, hạn chế, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2024.

Cụ thể, thành phố đặt mục tiêu năm 2024, GRDP tăng từ 8-8,5%; thu ngân sách tăng từ 5-7% so với ước đạt của năm 2023. Đặc biệt là xây dựng các cơ chế, chính sách để thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, vi mạch bán dẫn, công nghệ AI phát triển nhằm tạo nền tảng cho sự bứt phá của thành phố trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tuyên Quang xây 78 căn “Nhà nhân ái”

Tuyên Quang xây 78 căn “Nhà nhân ái”
(PLVN) - Nhân dịp chào mừng 78 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024) Hội Chữ thập đỏ tỉnh Tuyên Quang khởi công 78 căn “Nhà Nhân ái” cho 78 hộ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Bí thư Tỉnh Cà Mau yêu cầu các đơn vị hoàn thành đúng tiến độ công trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Bí thư Tỉnh Cà Mau yêu cầu các đơn vị hoàn thành đúng tiến độ công trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc
(PLVN) - Ông Nguyễn Tiến Hải - Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau cùng ông Nguyễn Minh Luân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở, ban, ngành... vừa đi kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau).

Ấm áp những ngôi nhà đại đoàn kết ở Thừa Thiên Huế

Nhiều ngôi nhà đại đoàn kết đã được Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, nhân dân...xây dựng và bàn giao cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện A Lưới.
(PLVN) -  Từ sự chung tay góp sức của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, mạnh thường quân và nhân dân, nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được hỗ trợ làm nhà mới khang trang, ấm áp nghĩa tình, tạo điều kiện cho họ “an cư, lạc nghiệp”, vươn lên thoát nghèo.

Tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao trên địa bàn

Tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao trên địa bàn
(PLVN) - Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư nuôi trồng, chế biến dược liệu. Các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã giúp đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào canh tác, sơ chế, chế biến cây dược liệu.

Đề xuất phương án xây dựng quốc lộ 5 trên cao

Quốc lộ 5 là tuyến giao thông huyết mạch của khu vực phía Bắc. (Ảnh: Thanh Sơn)
(PLVN) -   Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hải Dương vừa đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, sớm quy hoạch và đầu tư quốc lộ 5 theo phương án đường trên cao. Hiện quốc lộ 5 có lưu lượng thực tế hiện nay khoảng 90.000 xe/ngày đêm, vượt hơn 6 lần lưu lượng thiết kế.

46 xã ở Bến Tre được công nhận xã An toàn khu

Nhà truyền thống của Khu di tích Đồng Khởi Bến Tre (xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam). Ảnh: bentre.gov.vn
(PLVN) - Ngày 1/11/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1316/QĐ-TTg về việc công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thuộc tỉnh Bến Tre.