"Cựu" vú em" kể về quá khứ của Obama

Một người đàn ông chuyển giới ở Indonesia, đang sống khổ sở tại một khu "ổ chuột", bất ngờ nổi tiếng, sau khi được phát hiện từng là "vú em" của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Một người đàn ông chuyển giới ở Indonesia, đang sống khổ sở tại một khu "ổ chuột", bất ngờ nổi tiếng, sau khi được phát hiện từng là "vú em" của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Turdi (phải) chia sẻ niềm vui với những người hàng xóm trong khu ổ chuột của ông.
Turdi (phải) chia sẻ niềm vui với những người hàng xóm trong khu "ổ chuột" của ông.

Những kỷ niệm khó phai

Nhân vật đặc biệt kể trên có tên Turdi, tình cờ được phóng viên hãng tin AP tìm thấy tại một khu ổ chuột phía đông Jakarta, nơi ông đang sống một cách vô cùng vất vả nhờ khoản thu nhập bèo bọt kiếm được từ việc giặt thuê quần áo của hàng xóm. 

Turdi kể rằng, khi còn bé, ông thường bị cha đánh vì không thể chịu nổi đứa con trai "đồng cô bóng cậu" của mình. "Cha muốn tôi làm con trai, dù tôi không cảm thấy điều ấy trong tâm hồn" - ông nói.

Bị trêu chọc, bắt nạt, Turdi đã bỏ học khi mới lên lớp 3 và đi học nấu ăn. Ông nấu ăn giỏi nên khi bước vào tuổi teen đã được vài quan chức cấp cao ở Indonesia tuyển dụng. Trong một bữa tiệc cocktail hồi năm 1969, Turdi đã gặp bà Ann Dunham, mẹ của ông Barack Obama, người mới tới Indonesia được 2 năm sau khi kết hôn với người chồng thứ 2 là Lolo Soetoro.

Dunham quá ấn tượng với món bít tết và cơm rang của Turdi nên đã đề nghị ông tới làm việc cho gia đình. Chẳng bao lâu, Turdi đã kiêm luôn nghề vú em, chuyên chăm sóc Barack Obama, chơi với cậu bé khi đó mới 8 tuổi và đưa đón cậu từ trường về nhà. Turdi nói rằng ông có được những kỷ niệm tốt đẹp về Obama, trong 2 năm ông làm việc cho nhà họ ở vùng Menteng, Jakarta.

Dù Obama được bạn bè yêu mến, họ thường trêu chọc người Turdi, gọi ông là "banci", một từ mang tính chế nhạo ở Indonesia dành cho dân chuyển giới. "Khi tôi đón cậu ấy về từ trường, bạn bè thường trêu chọc tôi và hét tướng lên những câu như 'banci, banci'. Nhưng Barry chỉ bỏ qua và nói: 'Thôi nào, chúng ta về nhà thôi" - Turdi nói .

Các học sinh cũng thường trêu Obama vì vóc người tầm thước, vì màu tóc và làn da của ông. "Bạn bè thường gọi cậu ấy là 'Barry gã nhọ' khi họ thua một trận đấu bóng đá, nhưng cậu ấy chỉ cười. Cậu ấy luôn nói rằng: "Anh phải trong tư thế chuẩn bị để thắng hay thua một cuộc chơi".

Hàng xóm kể rằng họ thường thấy Turdi rời nhà Obama vào ban đêm khi đã trang điểm kỹ càng và bận một bộ váy đẹp. Nhưng Turdi khẳng định Obama không hề biết về giới tính bí mật của mình. "Tôi cảm thấy tự do khi mặc đồ phụ nữ, giống như vừa được giải thoát khỏi nhà tù vậy. Nhưng trước Barry, tôi luôn là một người đàn ông. Cậu ấy khi đó còn quá nhỏ để hiểu về thế giới của chúng tôi. Cậu ấy còn trẻ quá" - ông nói - "Tôi không bao giờ cho cậu ấy thấy mình mặc đồ phụ nữ. Nhưng thi thoảng cậu ấy có thấy tôi tô son và thường cười ngặt nghẽo".

Sống khổ như dân chuyển giới

Khi gia đình Obama rời đi vào đầu những năm 1970, chuyện bắt đầu trở nên xuống dốc với Turdi. Ông chuyển tới sống với một người bạn trai. Mối quan hệ chỉ kéo dài 3 năm trước khi ông phải ra đường bán thân để kiếm sống. "Tôi đã cố xin làm ô sin trong nhà, nhưng chẳng ai thuê tôi. Tôi cũng cần tiền để mua thức ăn và thuê nhà để ở" - ông kể.

Đó là thời gian Turdi chơi trò "mèo đuổi chuột" với các nhân viên an ninh và binh lính, bởi khi đó Indonesia vẫn nằm dưới sự quản lý của chính quyền độc tài Suharto. Họ thường bắt những người chuyển giới, đồng tính, đưa tới một cánh đồng để tiện đánh đập.

Bước ngoặt tới vào năm 1985, khi quân đội truy bắt mạnh người đồng tính. Turdi và bạn bè chạy tán loạn để trốn và một cô gái chuyển giới rất xinh đẹp tên Susi, bạn của Turdi, đã nhảy xuống một mương nước để trốn. Khi chuyện kết thúc, người ta quay lại tìm và thấy nạn nhân đã chết.

Sự kiện khiến Turdi quyết định che giấu giới tính để bảo vệ bản thân. Ông lập tức vớ lấy những bộ trang phục phụ nữ vẫn chứa trong nhà bấy lâu nay, nhét đầy 2 hộp lớn và đem cho. Son môi dùng dở, phấn má cùng nhiều đồ trang sức khác cũng được ông cho đi sạch. "Tôi biết trong thâm tâm mình là phụ nữ. Nhưng tôi không muốn chết như vậy. Vì thế tôi đã sống tiếp như thế này, trong hình hài một người đàn ông" - Turdi kể.

Hãng tin AP nói rằng thái độ của người Indonesia với người chuyển giới hết sức phức tạp. Không rõ có bao nhiêu người chuyển giới đang sống tại đất nước với 240 triệu dân này, dù một số ước tính nói rằng con số rơi vào khoảng 7 triệu.

Do Indonesia là nơi có nhiều người Hồi giáo hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, việc một số lượng lớn nam giới ở đây là dân chuyển giới có thể khiến không ít khách lạ ngạc nhiên. Không những thế, người chuyển giới còn thường xuyên thi sắc đẹp, làm ca sĩ hoặc hoạt động ở các salon làm đẹp. Thậm chí có người còn tham gia diễn chương trình truyền hình và trở nên nổi tiếng như Dorce Gamalama.

Nhưng sự kỳ thị cộng đồng chuyển giới vẫn chạy sâu trong xã hội Indonesia và họ thường xuyên bị chế nhạo. Mấy năm gần đây, người chuyển giới đã sống kín đáo hơn, sau khi bị những người Hồi giáo cứng rắn tấn công. Cơ quan Hồi giáo có quyền hành cao nhất nước đã ban sắc lệnh yêu cầu mọi người sinh ra phải sống đúng với giới tính của mình, do họ có cách trách nhiệm phải thực hiện như sinh con đẻ cái. Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Indonesia thì nói rằng mỗi năm họ nhận được tin báo về khoảng 1.000 vụ lạm dụng liên quan tới cộng đồng người chuyển giới, đồng tính.

Mơ có ngày tái ngộ

Turdi đang sống khổ sở trong một khu ổ chuột và không hề biết cậu bé ông từng giúp nuôi dưỡng trở thành tổng thống Mỹ, cho tới khi nhìn thấy bức ảnh gia đình Obama đăng trên một tờ báo địa phương. Bạn bè lúc đầu cười lớn khi Turdi nói rằng ông quen Obama, nhưng rồi những người sống quanh bà xác nhận chuyện này.

Thật may mắn cho Turdi, dân ở khu "ổ chuột" của ông chấp nhận dễ dàng cộng đồng chuyển giới, với khoảng 50 người giống ông đã dọn tới sống ở đây. Bất chấp cảnh sống khổ sở, Turdi dường như rất hài lòng với mọi thứ trong đời. Ông bày tỏ khát khao một ngày nào đó có thể cùng Obama đi dạo quanh trường tiểu học cũ, nơi tổng thống Mỹ từng theo học, sau khi đã bỏ lỡ các chuyến thăm của Obama tới Jakarta trong năm 2010 và 2011.

"Tôi muốn nói với cậu ấy rằng không chỉ người Mỹ mà nhiều người dân khác trên thế giới đều chào đón cậu ấy" - Turdi nói - "Có lần cậu ấy đã chỉ vào ảnh Tổng thống Indonesia Sukarno và nói 'Cháu hy vọng mình sẽ lớn lên để trở thành người như ông ấy". Tôi mừng rằng mong ước này đã thành hiện thực. Và nếu tổng thống Mỹ vẫn là Barry như tôi từng biết tới, tôi tin cậu ấy sẽ chấp nhận con người tôi, dù là dân chuyển giới hay không".

Tường Linh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.