Trong cuốn hồi ký được xuất bản ngày 31/8, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đã miêu tả người kế nhiệm Gordon Brown là một “thảm họa”, “một người khó tính, có lúc đến phát bực”. Đây là lần đầu tiên mối quan hệ đầy giông bão giữa hai người được tiết lộ.
Mối quan hệ đầy giông bão giữa ông Blair (phải) và ông Brown đã phần nào được hé lộ trong cuốn hồi ký A Journey |
Trong cuốn hồi ký A Journey (Một chặng đường), cuốn hồi ký phải mất 3 năm mới hoàn thành, cựu Thủ tướng Tony Blair cho biết ông đã nỗ lực hết mình, nhưng không thành, để ngăn ông Brown tiếp quản vị trí mà ông rút lui vào năm 2007.
Ngoài ra, ông Blair cũng “thương tiếc cho những cuộc đời ngắn ngủi” do cuộc chiến
“Áp lực Brown”
Trong cuốn sách, ông Blair cũng miêu tả ông Brown là “người mạnh mẽ, thông minh và giỏi giang”, sở hữu quyền lực quan trọng trong Công đảng và với báo chí, vì vậy mà rất khó có thể đưa ông Brown ra khỏi Bộ tài chính (ông Brown làm Bộ trưởng tài chính trước khi lên nắm quyền thay ông Blair).
Ông Blair viết: “Ông ấy có khó tính, hay có gây bực mình không? Có. Nhưng ông ấy cũng mạnh mẽ, thông minh và giỏi giang. Những phẩm chất này tôi luôn kính trọng”.
“Khi ai đó nói rằng tôi sẽ sa thải hoặc giáng chức ông ấy, không có sự thực nào về việc đó cả. Công đảng và chính phủ đã bị bất ổn nhanh chóng và nặng nề. Vì vậy mà con đường đến với vị trí thủ tướng của ông có thể thậm chí nhanh hơn”.
Ông Blair cho biết ông đã quyết định rằng “để ông ấy vào và miễn cưỡng còn hơn là để ông ấy ở ngoài và thoải mái nhưng trở thành người bù nhìn trên chiếc ghế quyền lực đang ngày càng giảm sút về phía cảnh tả”.
Và ông Blair cũng nói ông không thể ngăn Bộ trưởng Tài chính của mình chuyển từ số 11 tới số 10 Phố Downing.
“Bởi vì tôi tin rằng, trên tất cả, trên cả cảm giác của riêng tôi lúc đó, ông ấy vẫn là Bộ trưởng tài chính tốt nhất cho đất nước”.
Trong các đoạn trích được đăng tải trên tờ Guardian trước khi cuốn sách được xuất bản ông Blair cũng đánh giá thời gian làm thủ tướng của ông Brown “sẽ không bao giờ có hiệu quả”, một phần bởi cựu Bộ trưởng tài chính có “khả năng điều chỉnh cảm xúc bằng không”. (Ông Brown đã thất bại trước đối thủ đảng Bảo thủ Cameron trong cuộc bầu cử sau đó)
Ông Blair cũng cho biết ông đã thay đổi suy nghĩ về một số chính sách của Công đảng, trong đó bao gồm chính sách cấm săn bắn cáo (mà hiện ông coi là một sai lầm) và Luật tự do thông tin (ông cho rằng “không hữu dụng” cho một chính phủ tốt).
Ngoài về mối quan hệ với ông Brown, cuốn sách cũng hé lộ về cuộc bầu cử của ông Blair với tư cách là lãnh đạo Công đảng năm 1994 và thủ tướng 3 năm sau đó, cái chết của Công nương Diana, các cuộc đàm phán hòa bình Bắc Ireland, cuộc chiến ở Bosnia, Kosovo và Afghanistan, cũng như cuộc chiến chống khủng bố.
Ông Blair cũng khẳng định nếu để Saddam Hussein nắm quyền, thì an ninh của chúng ta sẽ “nguy hiểm hơn” là khi lật đổ ông ta.
“Cảm giác buồn”
Song ông Blair cũng thừa nhận “chúng tôi đã không dự đoán trước được vai trò của al-Qaeda hay
Ông Blair đã nói đến “nỗi đau” “xuất phát từ cảm giác buồn vượt lên trên những mô tả thông thường hay lòng trắc ẩn mà bạn cảm thấy khi nghe tin buồn”.
“Tôi cảm thấy rất buồn cho họ, buồn cho những cuộc đời bị cắt ngắn, buồn cho những gia đình mất người thân bị dằn vặt trước câu hỏi vì sao người thân yêu của họ lại ra đi, buồn cho sự lựa chọn không công bằng khiến họ phải gánh chịu mất mát”.
Tuy nhiên, ông Blair khẳng định lật đổ Saddam Hussein là quyết định đúng đắn.
“Trên cơ sở những gì chúng ta biết hiện nay, tôi vẫn tin rằng nếu để Saddam tiếp tục nắm quyền sẽ là một mối nguy hiểm lớn hơn cho an ninh của chúng ta, mặc dù hậu quả của việc lật đổ cũng là rất lớn”.
Trong cuốn sách ông Blair còn tiết lộ ông uống rượu whisky, grin và rượu vang hàng đêm.
Tháng trước, cựu Thủ tướng Anh Blair cho biết ông sẽ chuyển 4 triệu bảng Anh tiền trả trước cho cuốn sách của ông cùng với toàn bộ tiền nhuận bút cho quỹ từ thiện Hoàng gia Royal British Legion để giúp xây một trung tâm thể thao cho các binh sỹ bị thương.
Theo Phan Anh
Dân Trí