"Cứu“ thị trường BĐS, đẩy khó sang ngân hàng và người mua nhà?

 Thay vì có một con nợ, ngân hàng sẽ có vô vàn con nợ, còn người mua nhà bỗng biến thành con nợ thay cho chủ đầu tư, "đây là một đề xuất ngớ ngẩn", một chuyên gia tài chính, ngân hàng bình luận.

Thay vì có một con nợ, ngân hàng sẽ có vô vàn con nợ, còn người mua nhà bỗng biến thành con nợ thay cho chủ đầu tư, "đây là một đề xuất ngớ ngẩn", một chuyên gia tài chính, ngân hàng bình luận.

Bộ Xây dựng vừa có Công văn số 1004/BXD – QLNN đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nghiên cứu và có hướng dẫn các ngân hàng (NH)  thương mại, tổ chức tín dụng (TCTD) không tăng tỷ trọng tín dụng bất động sản (BĐS) trong tổng dư nợ của toàn hệ thống, nhưng cần phải điều chỉnh linh hoạt tỷ trọng cho vay đối với từng khoản mục tín dụng BĐS.

Một số khoản mục theo đề xuất của Bộ Xây dựng phải giảm tỷ trọng, như: vay xây dựng khu đô thị; vay xây dựng văn phòng (cao ốc) cho thuê; vay xây dựng để chuyển nhượng trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng; vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để bán; vay mua quyền sử dụng đất hoặc bồi thường giải phóng mặt bằng, khởi công dự án mới. Đối với một số khoản mục cần phải tăng tỷ trọng cho vay, như: vay xây dựng cơ sở hạ tầng (nhà, xưởng) phục vụ sản xuất kinh doanh, vay mua nhà để ở. Một số khoản mục có thể giữ nguyên tỷ trọng, như: vay xây dựng - kinh doanh trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng; vay xây dựng, sửa chữa nhà để ở hoặc đối với các dự án dở dang cần vốn để tiếp tục hoàn thành sản phẩm, bán và thu hồi vốn đầu tư;

bds.jpg

Bộ này cũng đề nghị NHNN cần nghiên cứu thêm hình thức "chuyển nợ" từ nhà đầu tư sang người mua nhà bằng cách ký lại khế ước vay giữa NH với nhà đầu tư sang khế ước vay giữa NH với người mua nhà. Bộ Xây dựng cho rằng, bằng cách này sẽ không làm tăng tỷ trọng tín dụng BĐS nhưng sẽ tạo thanh khoản cho nhà đầu tư có vốn để tái đầu tư...Đây được xem là động thái "giải cứu“ thị trường BĐS đang lao đao vì chủ trường thắt chặt tín dụng lĩnh vực phi sản xuất đối với các NH thương mại. Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cũng khẳng định đề xuất kiến nghị “giải cứu” thị trường BĐS không phải là lợi ích của Bộ Xây dựng, cũng chẳng phải là lợi ích của nhóm nào cả mà là vì nền kinh tế.

“Đây là một đề xuất cực kỳ ngớ ngẩn, sai về bản chất, bất khả thi về nghiệp vụ, rắc rối hoá vấn đề một cách không cần thiết”, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng bình luận. Theo vị chuyên gia này, thay vì ngân hàng có 1 con nợ là doanh nghiệp BĐS, với việc chuyển nợ từ nhà đầu tư sang người mua nhà thì vô hình chung ngân hàng sẽ phải quản lý (đòi nợi) hàng ngàn con nợ là người mua nhà với số nợ lắt nhắt trong khi tổng số nợ vẫn vậy. Mặt khác, người mua nhà chẳng liên quan gì đến quan hệ giữa nhà đầu tư BĐS với ngân hàng và chẳng ai muốn đứng ra gánh nợ thay. Về phía các ngân hàng, việc thay đổi với số lượng lớn hồ sơ vay vốn không phải đơn giản, chưa nói đên việc này là không được phép.

Số liệu của NHNN cũng cho biết, tính đến ngày 10/6, dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất giảm 9,46% so với cuối năm 2010, chiếm tỷ trọng 16,92% tổng dư nợ. Đây là tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động kinh doanh của TCTD song các NH vẫn đứng trước 3 rủi ro phát sinh. Thứ nhất, dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng tới 77% trong khi vốn huy động của các TCTD chủ yếu là ngắn hạn nên có thể phát sinh rủi ro về thanh khoản.

Thứ hai, dư nợ cho vay xây dựng, mua nhà, sửa chữa nhà để bán chiếm 45%, khả năng thu hồi nợ cho vay đối với nhu cầu vốn này gặp khó khăn do giá nhà ở đang ở mức vượt quá khả năng thu nhập của đại đa số người có nhu cầu mua nhà để ở và khả năng tiêu thụ nhà ở đang có xu hướng chậm lại. Thứ ba, nguy cơ rủi ro tín dụng và nợ xấu có xu hướng gia tăng, do thị trường BĐS diễn biến bất thường, tình trạng đầu cơ còn phổ biến, lãi suất vay TCTD tăng cao. Đó là những lý do cần phải tiếp tục chặt chẽ hơn với tín dụng BĐS... đặc biệt, đây là thời điểm để đưa giá BĐS về gần với giá trị thực của chúng.

Cũng không phải không có lý do khi có ý kiến cho rằng đề xuất “giải cứu” cho thị trường BĐS của Bộ Xây dựng là để cứu nhóm lợi ích hơn là lành mạnh hóa thị trường và hỗ trợ tích cực những người có nhu cầu thực mà chưa tiếp cận được với nhà ở…

My My

.

 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.