Cuộc tìm kiếm và định vị "bản sắc Việt" của Nhà thiết kế Minh Hạnh

Nhà thiết kế (NTK)  Minh Hạnh và nhóm cộng sự, trong đó có  bốn người mẫu VN như Hoa hậu Ngọc Hân, quán quân VN Next Top Model 2010 Huyền Trang, cùng Phạm Trang và Phương Liên (đến từ New Talent) vừa trở về sau Lễ hội quốc tế về dệt may đặc biệt (FITE) được tổ chức tại Pháp từ ngày 12-16/9/2012.

1       Nhà thiết kế (NTK)  Minh Hạnh và nhóm cộng sự, trong đó có  bốn người mẫu VN như Hoa hậu Ngọc Hân, quán quân VN Next Top Model 2010 Huyền Trang, cùng Phạm Trang và Phương Liên (đến từ New Talent) vừa trở về sau Lễ hội quốc tế về dệt may đặc biệt (FITE) được tổ chức tại Pháp từ ngày 12-16/9/2012.
Lễ hội được UNESCO tài trợ và Bộ Văn hóa Truyền thông nước Cộng hòa Pháp chứng nhận “Triển lãm vì lợi ích quốc gia”. Đây chẳng phải là lần đầu tiên Minh Hạnh đem thời trang của xứ mình – nơi chưa thật sự có nền thời trang mang tính chuyên nghiệp từ thiết kế đến trình diễn – đến những nơi được coi là kinh đô thời trang thế giới.  
Mẫu thiết kế của Minh Hạnh trình diễn tại kinh đô thời trang
Mẫu thiết kế của Minh Hạnh trình diễn tại kinh đô thời trang
Tuy nhiên, lễ hội FITE lần đầu tiên được tổ chức tại Pháp lần này thật đặc biệt. Nhiều nghệ nhân trong ngành dệt may thế giới đã mang đến triển lãm giới thiệu sản phẩm có một không hai trên thế thế giới với chất liệu, sắc màu dân dã nhưng không phải dễ tìm kiếm, tận dụng trong một thế giới đang biến đổi khôn lường về khí hậu, môi trường.
Những sản phẩm quý hiếm này đã tạo ấn tượng mạnh mẽ về một lĩnh vực luôn theo sát tiến trình phát triển của xã hội, liên kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và hiện đại và mở rộng con đường đi đến tương lai , nhắc nhở cộng đồng về ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường để giữ  được sự tinh khôi, trong lành của không gian mà thế giới đang sống một cách bền vững hơn.
2       Cuộc xuất ngoại lần này của Minh Hạnh cũng khá đặc biệt. Ban tổ chức tìm thông tin về chị qua internet và mời đích danh. Vẫn biết là cuộc chơi này dành cho những sáng tạo mang dấu ấn cá nhân với thời đại nhưng Minh Hạnh cũng nghĩ rằng mình là người VN duy nhất có mặt tại Lễ hội này nên  bộ sưu tập cũng phải nói lên điều đó.
Ba tháng miệt mài,  Minh Hạnh đã  đem đến Lễ hội  50 mẫu thiết kế đặc biệt bằng loại vải dệt tay của người H’Mông ở vùng Tây Bắc , Hà Giang và đồng bào thiểu số Tây nguyên, kết hợp với kỹ thuật thêu tay truyền thống tinh xảo và với sự tinh tế, sáng tạo bền bỉ của người luôn biết tìm cái mới trong những chất liệu tưởng như quen thuộc, Minh Hạnh tự tin góp phần tích cực vào thông điệp chung của Lễ hội là duy trì và bảo vệ những vốn quý truyền thống của ngành dệt may cho thế hệ mai sau một cách bền vững.
Với Hạnh, mỗi cuộc ra ngoài là một lần tiếp cận thực tế cái mới và đem cái mới của mình ra trình với thiên hạ  để mọi người có thể nhìn rõ hơn, cảm nhận sâu hơn về thời trang Việt và con người Việt thông qua những sắc màu, chất liệu dân dã, tự nhiên. Sở trường và sự sắc sảo của Minh Hạnh là biết tìm ra những điểm tương đồng Đông-Tây ẩn chứa trong các chất liệu vải sợi, hoa văn của đồng bào vùng cao, từ Tây Bắc xuống Tây nguyên để làm nó nổi bật lên với bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề trong từng đường kim mũi chỉ.
3          Có thể nói,  con đường đi vào nghề thiết kế thời trang của Minh Hạnh cũng ngẫu nhiên như một sự đẩy đưa của số phận. Những năm sau giải phóng, gia đình Hạnh từ Đà Nẵng chuyển vào TPHCM với cái nghề kiếm sống lúc bấy giờ là may đồ gia công cho Hợp tác xã . Vừa đi học, vừa may gia công, rồi chị cũng vào được trường Mỹ thuật Gia Định. Sau đó ra trường Minh Hạnh làm công việc của một họa sĩ vẽ tranh cổ động tại Duyên Hải ( Cần Giờ), rồi làm họa sĩ cho các báo Tuổi Trẻ, Người Lao Động (lúc bấy giờ còn là tên Công nhân) và Phụ nữ TPHCM. Chị đã là người đầu tiên thực hiện trang thời trang trên báo Phụ nữ TPHCM với thiết kế của mình  và người mẫu là chị em phóng viên trong cơ quan.  
Người mẫu nước ngoài trong thiết kế của thời trang Việt
Người mẫu nước ngoài trong thiết kế của thời trang Việt
Duyên nghiệp với ngành thiết kế thời trang có lẽ thật sự đến vào năm 1992 chị được mời về phụ trách Trung tâm thời trang Legafashion của Legamex (đây cũng là Trung tâm thời trang đầu tiên của VN),  Minh Hạnh chính thức bước vào nghề thiết kế thời trang một cách chuyên nghiệp. Và sau đó được mời về làm ở Viện mẫu thời trang VN (FADIN) của Ngành dệt may VN thì Minh Hạnh cũng như ngành thiết kế thời trang VN bắt đầu được chú ý đến và khởi sắc bằng các cuộc trình diễn thời trang dành cho những người yêu thích thời trang.
Nếu đưa Minh Hạnh vào nhóm những NTK của thế hệ thứ nhất thì chính tại đây chị đã xây dựng một đội ngũ các nhà thiết kế thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba qua cuộc thi Vietnam Collection Granprix và những hoạt động thời trang chuyên sâu như Vietnam Fashion Week hàng năm.
 Hơn 20 năm được làm công việc yêu thích, được tung tẩy trên xa lộ thời trang mà bản thân mình cũng phải vừa làm vừa học. Học từ người H’Mông trên vùng  Tây Bắc đến đồng bào dân tộc sống ở cao nguyên Trung phần, và cả những thợ làm vải Mạc nưa ở vùng sông nước miền Tây; những thợ may, thợ thêu  ở miền Trung, miền Đông. Học từ những bạn bè, những nhà thiết kế chuyên nghiệp ở nước ngoài. Cần mẫn như ong thợ để rồi góp phần đem lại nguồn mật ngọt cho ngành thiết kế thời trang còn non trẻ như VN. Một lớp đàn em kế thừa cũng đã có những bộ sưu tập, những “show” trình diễn không chỉ ở trong nước mà còn ra nước ngoài.
4. Nghề thiết kế thời trang chộn rộn những sắc màu kết hợp với sự tinh tế, khéo léo, sáng tạo, cảm nhận của mỗi nhà thiết kế. Nhưng xem ra nghề nào càng hào nhoáng thì cũng đầy thử thách khắc nghiệt. Vì vậy dù đã có  hàng chục  cuộc trình diễn bộ sưu tập của mình một cách ấn tượng như tại các Festival, triển lãm, lễ hội từ trong nước ra nước ngoài, từ Đông qua Tây, từ thiết kế đồng phục cho tiếp viên hàng không Vietnam Airlines cho đến  đồng phục VN cho nguyên thủ các nước thành viên ASEM, APEC họp tại VN (năm 2006) …, Minh Hạnh vẫn thấy rằng Việt Nam chưa có ngành công nghiệp thời trang mặc dù công nghiệp may (gia công) phát triển với tốc độ rất nhanh. Chị cho rằng để có thể chuyên nghiệp đòi hỏi phải có một tầm nhìn, chính sách đủ để khuyến khích,  tập hợp, đào tạo đúng mức nhân lực cho ngành  thời trang.
Năm 2013 lễ hội về ngành dệt may thế giới sẽ  được tổ chức tại VN. Ngay từ bây giờ, ý tưởng và sự khởi động chuẩn bị cho bộ sưu tập mới đã bắt đầu hình thành. NTK Minh Hạnh vẫn nghiêng về sở trường là tìm kiếm những nét riêng trong bản sắc văn hóa của các đồng bào dân tộc với sự tương đồng văn hóa cổ điển, của sự nền nã Đông – Tây kết hợp.
Theo chị, lễ hội dệt may 2013   là dịp để VN nhìn rõ hơn về vị thế của Viet Nam trong thế giới thời trang với đa sắc màu, sự gắn kết giữa quá khứ-hiện tại, giữa truyền thống và hiện đại giữa Đông và Tây…Và quan trọng là một chiến lược phát triển đúng đắn  thì sẽ có đội ngũ cho ngành Thời trang hôm nay và trong tương lai không xa.
Kim Loan

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.