Cuộc so tài giữa 'Thiên nga trắng' Tu-160 của Nga và 'Sát thủ tàng hình' B-21 Raider

Siêu phẩm máy bay ném bom của Mỹ
Siêu phẩm máy bay ném bom của Mỹ
(PLVN) - Máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược phiên bản sau nâng cấp Tu-160M của Nga vừa thực hiện chuyến bay đầu tiên. Theo một số chuyên gia, máy bay này có thể sánh ngang với B-21 Raider - một dự án đầy triển vọng của Không quân Mỹ, được thiết kế để thay thế các máy bay ném bom B-1 và B-2.

2 phiên bản cải tiến của “Thiên nga trắng”

Tu-160M là phiên bản hiện đại hóa sâu sắc của máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược siêu thanh Tu-160 vốn được giới phi công đặt cho biệt danh là “Thiên nga trắng”. Nguyên mẫu đầu tiên Tu-160M được nâng cấp từ phiên bản hiện tại của máy bay Tu-160 trong khuôn khổ Chương trình hiện đại hóa không quân tầm xa của Nga. Công việc này hiện đang do Công ty cổ phần Công cộng Tupolev thực hiện.

Ngày 2/2 vừa qua, chiếc máy Tu-160M đầu tiên được sản xuất trong khuôn khổ dự án hiện đại hóa máy bay Tu-160 của Nga đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm tại sân bay của nhà máy Kazan. Theo thông tin do Bộ Quốc phòng Nga công bố, chuyến bay diễn ra ở độ cao 1.500 m, kéo dài 34 phút. Thông cáo của Công ty Tupolev cho hay, trong thời gian chuyến bay, các chuyên gia đã kiểm tra các hệ thống và thiết bị cập nhật được cài đặt trên máy bay. Theo phi hành đoàn, chuyến bay diễn ra bình thường, các hệ thống và thiết bị đều hoạt động ổn định. Kết quả của các công việc là nâng cao đáng kể hiệu quả tổng thể của các thiết bị trên máy bay khi được sử dụng theo chỉ dẫn.

Truyền thông Nga dẫn các nguồn tin cho biết, dù bên ngoài chiếc máy bay này gần như không khác gì so với các máy bay có biệt danh “Thiên nga trắng” được phát triển từ thời Liên Xô nhưng về khả năng chiến đấu, Tu-160M là một máy bay mới về cơ bản. Đơn vị sản xuất cho hay, Tu-160M vẫn sử dụng khung thân máy bay của các máy bay tiền nhiệm nổi tiếng. 4 động cơ phản lực cánh quạt đẩy NK-32 đã được đưa vào biên chế của Không quân Nga từ năm 1983 vẫn sẽ được sử dụng nhưng sẽ được nâng cấp. Động cơ này giúp máy bay hiệu quả hơn, nhờ đó Tu-160 vẫn giữ được vị thế máy bay ném bom nhanh nhất thế giới. Máy bay dự kiến sẽ có tốc độ lên đến 2.200 km/h, là kỷ lục tuyệt đối cho các máy bay lớp này.

Máy bay Tu-160M của Nga
Máy bay Tu-160M của Nga 

Trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa sâu, trên máy bay Tu-160M đã được lắp đặt thiết bị bay-điều hướng mới cùng nhiều thiết bị tối tân khác, qua đó gia tăng đáng kể hiệu quả tổng thể của máy bay khi thực hiện nhiệm vụ ấn định. Phạm vi bay của máy bay cũng tăng thêm 1.000 km. Trong đó, theo Phó Thủ tướng Nga phụ trách công nghiệp quân sự Yuri Borisov, máy bay ném bom hạng nặng mang tên lửa bản nâng cấp Tu-160M của Nga đã được trang bị thiết bị vô tuyến điện tử thế hệ mới. Đây là hệ thống điện tử và động cơ hoàn toàn mới, có tuổi thọ và đặc điểm tốt hơn 10% so với các hệ thống cũ.

Danh sách các loại vũ khí được trang bị cho máy bay Tu-160M đến nay chưa được công bố nhưng theo một số nguồn tin, loại vũ khí tấn công chính trên máy bay vẫn sẽ là tên lửa hành trình Kh-101 và Kh-102. Tuy nhiên, rất có thể máy bay này cũng sẽ được trang bị thêm tên lửa siêu thanh Kinzhal. Ngoài ra, nếu cần thiết, máy bay này còn có thể sử dụng tên lửa chống hạm tầm xa. ““Thiên nga trắng” sẽ không chỉ là máy bay ném bom nhanh nhất thế giới mà còn là phi cơ siêu thanh lớn nhất và mạnh nhất trong lịch sử. Ngoài ra, Tu-160 có trọng lượng cất cánh tối đa cao nhất so với các đối thủ cánh tranh - khoảng 275 tấn”, một chuyên gia quân sự của Nga nhận định. Cuối năm 2019, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko cho biết rằng, những chiếc máy bay T-160M được nâng cấp sâu sẽ bắt đầu được bàn giao cho quân đội Nga vào năm 2021.

Ngoài ra, Nga cũng đang tiến hành sản xuất biến thể nâng cấp toàn diện Tu-160M2. Đây là máy bay được sản xuất mới hoàn toàn. Năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố Nga đã nối lại chương trình sản xuất máy bay ném bom mang tên lửa. Các thông tin được công bố cho thấy, Tu-160M2 sẽ được chế tạo nhanh hơn so với các máy bay tiền nhiệm thời Liên Xô và sẽ có các thiết bị được cài đặt trên những chiếc máy bay từ thời Liên Xô đang được nâng cấp khác. Nhờ đó, hiệu quả chiến đấu của máy bay này sẽ tăng gấp 2,5 lần so với Tu-160.

Kênh truyền hình Zvezda của quân đội Nga đưa tin, để phục vụ cho việc hiện đại hóa dòng máy bay trên, Nhà máy Kazan đã khôi phục hoàn toàn các dây chuyền sản xuất và các công nghệ độc đáo được sử dụng để chế tạo máy bay Tu-160. Ví dụ, nhà máy này đã sử dụng trở lại thiết bị hàn chùm tia điện tử và nhiệt luyện bộ phận trung tâm của thân máy bay mang tên lửa bằng titan siêu bền - công việc đã không được thực hiện tại nhà máy kể từ năm 1991.

Sức mạnh của “sát thủ tàng hình”

Một số chuyên gia cho rằng, phiên bản nâng cấp của máy bay Tu-160M của Nga có thể sánh ngang với máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-21 Raider có biệt danh “sát thủ tàng hình” của Mỹ. Năm 2014, Mỹ đã bắt đầu phát triển máy bay ném bom mang tên lửa B-21 Raider trong khuôn khổ chương trình Máy bay ném bom tầm xa. Dự án đang phát triển bởi tập đoàn Northrop Grumman thực hiện. Các máy bay B-21 Raider được thiết kế để thay thế các đội máy bay ném bom B-1 và B-2.

Máy bay B-21 Raider của Mỹ
Máy bay B-21 Raider của Mỹ 

Được biết, tương tự dòng máy bay tiền nhiệm B-2, máy bay B-21 Raider tích hợp công nghệ tàng hình hiện đại. Song, B-21 sẽ nhỏ hơn và nhẹ hơn. Theo một số nguồn tin, trọng lượng cất cánh của máy bay B-21 Raider là khoảng 100 tấn, sải cánh là 40 m. Điều quan trọng không kém là chi phí sản xuất của máy bay này sẽ rẻ hơn đáng kể so với những máy bay tiền nhiệm. Chi phí sản xuất của máy bay B-21 Raider là khoảng 550 triệu USD so với hơn 2 tỷ USD cần để làm ra 1 chiếc B-2. Loại máy bay chiến lược mới của Mỹ được cho là sẽ mang theo các loại vũ khí hiện đại và đầy triển vọng. Ngoài ra, dòng máy bay cũng có phiên bản không người lái. Giữa năm 2019, một số thông tin cho biết, việc lắp ráp những nguyên mẫu B-21 đầu tiên đã bắt đầu tại nhà máy ở thành phố Palmdale, bang California. Theo kế hoạch, vào tháng 12/2021, máy bay sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên. Máy bay này sẽ được cung cấp cho quân đội Mỹ vào giữa thập kỷ.

Đại tá Makar Aksyonenko - chuyên viên hàng không quân sự, Phó tiến sỹ khoa học quân sự và là một phi công giàu kinh nghiệm cho rằng không nên so sánh giữa máy bay Tu-160M và Tu-160M2 với máy bay B-21. “Tu-160 là loại máy bay siêu thanh có thể thực hiện hầu hết các chuyến bay với tốc độ âm thanh. Còn máy bay của Mỹ là máy bay cận âm. Các chuyên gia Mỹ đã áp dụng công nghệ tàng hình đầy hứa hẹn”, ông nói. Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh việc máy bay của Nga được sản xuất dựa trên nguyên mẫu có sẵn còn máy bay của Mỹ vẫn đang ở giai đoạn dự án nên chưa thể đánh giá được chính xác.

Ngoài việc hiện đại hóa máy bay “Thiên nga trắng”, Nga hiện cũng đang triển khai dự án phát triển máy bay ném bom tầm xa PAK DA. Tất cả các hợp đồng cần thiết đã được ký kết, bản phác thảo cuối cùng của máy bay mới cũng đã được phê duyệt. Hiện nay, các thông số kỹ thuật của máy bay cũng đã được làm rõ và đơn vị sản xuất đã bắt đầu giai đoạn thiết kế. Trong quá trình tạo ra máy bay mang tên lửa mới nhất, các chuyên gia Nga cũng sẽ sử dụng công nghệ tàng hình. Theo chương trình vũ trang nhà nước, các chuyến bay thử nghiệm của PAK DA dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2027.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều người dân Singapore lựa chọn vắc-xin Sinopharm, Sinovac để tiêm tăng cường vì một lợi ích không ngờ

Nhiều người dân Singapore lựa chọn vắc-xin Sinopharm, Sinovac để tiêm tăng cường vì một lợi ích không ngờ

(PLVN) -  Một số phòng khám tư nhân ở Singapore đã ghi nhận nhu cầu tăng vọt đối với vắc-xin (vaccine) Sinovac và Sinopharm khi người dân tiêm mũi tăng cường - phần lớn do lo ngại tác dụng phụ từ liều thứ 3 của vắc-xin loại mRNA. Các loại vắc-xin như Sinovac và Sinopharm sử dụng virus bất hoạt để dạy hệ miễn dịch con người tạo ra kháng thể chống SARS-CoV-2.

Đọc thêm

Bí ẩn ngọn núi hùng vĩ “nuốt chửng người”

Dãy núi Eastern Highlands tại Zimbabwe.
(PLVN) - Nằm trong vùng hoang sơ tuyệt đẹp phía bắc của dãy núi Eastern Highlands (Cao nguyên phía Đông) tại Zimbabwe, với độ cao 2.592m, ngọn núi hùng vĩ Nyangani là nơi gắn liền với những truyền thuyết kỳ bí trong nhiều thế kỷ. Đặc biệt là những vụ mất tích tương tự như vùng Tam giác quỷ Bermuda.

Choáng ngợp với khách sạn 7 sao xa xỉ nhất thế giới

Một nhà hàng khổng lồ thiết kế ngầm dưới nước với hành lang có mái vòm bằng vàng.
(PLVN) - Khách sạn Burj Al Arab của Dubai nổi tiếng bởi độ xa xỉ, tráng lệ bởi phòng khách bát ngát rộng tới gần 800m2 với nội thất dát vàng và cẩm thạch, những ly cà phê phủ vàng 24K khiến du khách được trải nghiệm cảm giác họ thực sự là thượng đế, là ông hoàng, bà chúa... 

Nấm Chaga - Thần dược quý hiếm trị “bách bệnh”

Thần dược nấm Chaga.
(PLVN) - Khi nghe nấm Chaga được xem như “thần dược” chữa bách bệnh như ung thư, ngừa lão hóa, người ta sẽ dễ tưởng tượng hình dung ra loại nấm này trông trống như đá quý hay kim loại quý treo trên cây, nhưng trên thực tế, loại nấm này lại có vẻ ngoài xù xì, đen đúa, không khác gì cục tro cháy sém.

Ốc sên Escargot – đệ nhất ẩm thực Pháp

Món đặc sản từ ốc sên Escargot.
(PLVN) - Nếu như ở Việt Nam, “ốc sên” không được định danh là món ăn thì ở Pháp những món ăn chế biến từ “ốc sên” lại được coi là đệ nhất ẩm thực, thậm chí chỉ dành cho giới thượng lưu sang chảnh.

Cuộc sống xa hoa của các Vương gia triều Thanh

Họa hình những bữa ăn xa hoa của các Vương gia triều Thanh.
(PLVN) - Bên trong Tử Cấm Thành ngoài những câu chuyện về Hoàng thượng, Hoàng hậu và các phi tần thì sự giàu sang của các bậc Vương gia nhà Thanh cũng khiến người đời không khỏi kinh ngạc, không ít thú vui, hưởng lạc xa xỉ tới mức điên loạn...

Độc đáo món Char Kway Teow của Malaysia

Chế biến món Char Kway Teow nổi tiếng của Malaysia.
(PLVN) - Char Kway Teow thơm nức, cay xè không chỉ là món ăn đặc sản của Malaysia mà còn là một trong những món dễ ăn bậc nhất cho những người không quen với các món có cà ri.

Món lẩu phô mai “quốc hồn quốc túy” của Thụy Sĩ

Món lẩu Phô mai đặc trưng của văn hóa ẩm thực Thụy Sĩ.
(PLVN) - Nói đến Thụy Sĩ nhiều người sẽ nhớ tới đất nước của đồng hồ, dãy núi Alps, cùng những loại phô mai độc đáo, ngon lành. Từ một nguyên liệu phổ biến, người Thụy Sĩ đã sáng tạo ra món lẩu phô mai “độc nhất vô nhị” béo ngậy và đầy hấp dẫn.