Bí mật những món quà của nguyên thủ (Bài 3): Hộp nhạc Thụy Sĩ phát Quốc ca Việt Nam

Hộp nhạc “Reuge Vietnam Nation Anthem”.
Hộp nhạc “Reuge Vietnam Nation Anthem”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thụy Sỹ vốn nổi tiếng với các hãng đồng hồ xa xỉ nhưng hộp nhạc cơ khí Reuge vẫn là món quà đặc biệt được những người có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực chính trị, nghệ thuật lựa chọn bởi những giá trị độc đáo riêng có của nó.

Tặng quà cho quốc khách được xem là thông lệ trong tất cả các nền văn minh ở mọi thời đại, là một trong những nghi thức ngoại giao quan trọng không thể thiếu của mọi đất nước. Quà tặng là thông điệp cuối cùng mà khách sẽ mang về đất nước họ, ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công trong các hoạt động. Chính vì vậy, bên cạnh các hoạt động chính thức, món quà được các nguyên thủ quốc gia đem ra tặng nhau là thứ mà dư luận luôn rất quan tâm.

Đưa Quốc ca Việt Nam vào hộp nhạc

Năm 2020, vào đúng dịp kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Việt Nam, Reuge - một trong những thương hiệu cơ khí xa xỉ bậc nhất thế giới với hơn 150 năm lịch sử, đã chế tạo nhiều hộp nhạc tinh xảo cùng những giai điệu bất hủ - khiến người hâm mộ Việt Nam nức lòng khi đưa bản “Tiến quân ca” của cố nhạc sĩ Văn Cao vào phiên bản hộp nhạc “Reuge Vietnam Nation Anthem” của hãng.

Chiếc hộp nhạc “Reuge Vietnam Nation Anthem” được chế tác thủ công với hàng trăm chi tiết cơ khí tinh xảo. Bộ phận phát nhạc gồm cylinder hơn 1.200 mấu gai tác động lên bộ răng lược 72 nốt. Cơ cấu này được lắp ráp hoàn toàn bằng tay và cân chỉnh bằng đôi tai của các nghệ nhân.Chiếc hộp nhạc cao 16 cm, chiều dài 35 cm, rộng 25 cm.

Hộp nhạc được làm bằng hộp kính trong suốt. Bốn chân đế hộp được mạ vàng,trang trí chi tiết điêu khắc hình chú cá. Bản nhạc “Tiến quân ca” được chia làm ba phần. Phần chữ viết và hình ảnh Việt Nam trên chiếc hộp được khắc bằng laser, mạ vàng lên mặt sau của tấm kính.

Đại diện hãng Reuge cho biết, một trong những khó khăn lớn nhất khi chế tác hộp nhạc cơ khí là soạn ca khúc. Ban đầu, hãng chọn 36 nốt nhưng sau đó đã quyết định nâng lên thành 72 nốt nhằm truyền tải hết tinh thần bản Tiến quân ca. Nốt là số lượng gai tương ứng với các nốt nhạc trên cylinder, được đặt theo hàng ngang, càng nhiều nốt thì bản nhạc càng phức tạp, phần cylinder cũng dài hơn. Các nghệ nhân ở Thụy Sĩ mất gần 8 tháng thử nghiệm và hiệu chỉnh chiếc hộp.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia được thương hiệu cơ khí trên chọn để đưa quốc ca vào trong hộp nhạc. Phiên bản hộp nhạc “Reuge Vietnam Nation Anthem”không phải là phiên bản hạn chế nhưng số lượng thực tế rất ít do đây là sản phẩm tốn nhiều thời gian để chế tác và lắp ráp.

Mỗi năm Reuge chỉ sản xuất khoảng 20-30 hộp nhạc loại này. Theo thông tin được công bố, phiên bản hộp nhạc Quốc ca Việt Nam chỉ có 88 bản, trong đó có 18 bản được mang về Việt Nam. Số 18 tượng trưng cho 18 đời Hùng Vương của nước Văn Lang, tộc Việt.

Con số 18 cũng nhắc chúng ta nhớ đến một sản phẩm khác lấy cảm hứng từ văn hóa Đông Sơn khác là 18 chiếc đồng hồ Speake Marin VietNam Collection của nhà sản xuất đồng hồ danh tiếng của nước Anh Speake Marin.

Những chú chim cơ học

Reuge vốn không phải cái tên xa lạ với những người đam mê hộp nhạc. Thương hiệu này ra đời tại ngôi làng Sainte-Croix (Thụy Sĩ) vào năm 1865, khi nơi đây vẫn chưa là “thủ đô” của thế giới hộp nhạc. Người sáng lập thương hiệu này là Charles Reuge - một nghệ nhân đồng hồ, người đã đi vào lịch sử với chiếc đồng hồ bỏ túi phát nhạc đầu tiên trên thế giới.Với thế hệ trẻ ngày nay, những hộp nhạc Reuge có thể được coi là “ông tổ” của chiếc iPod.

Charles Reuge khi đó đã đặt một cylinder (thời đó giai điệu của một bản nhạc được “ghi” lên một chiếc ống hình trụ gọi là cylinder – trụ âm nhạc) vào trong chiếc đồng hồ bỏ túi của ông và luôn mang theo bên mình. Sau đó, con của ông là Albert đã tiến một bước xa hơn khi cho cylinder và lược nốt nhạc vào những đồ vật nhỏ nhất, khó nhất như hộp quẹt hay bật lửa. Ông Albert cũng đã chuyển xưởng của gia đình thành một xưởng sản xuất nhỏ, chuyên sản xuất các bản nhạc.

Tuy nhiên, Guido Reuge mới là người tạo nên triều đại âm nhạc cơ khí cho Reuge.Ông đã củng cố thêm sức mạnh cho thương hiệu và tạo nên sự khác biệt trong âm nhạc của mình bằng việc xây dựng nhà máy của hãng ở Sainte-Croix vào năm 1930 và mua lại một số công ty đối thủ cạnh tranh, mang lại giá trị gia tăng thực sự cho Reuge.

Guido Reuge đã làm việc không mệt mỏi để hồi sinh những chú chim (cơ học) biết hót. Ông cũng tiếp quản việc sản xuất, tiếp thị những chú chim hót cơ học của công ty Bontems ở Paris vào năm 1960 và Eschle vào năm 1977. Công ty của ông còn phát triển nhiều giai điệu mới, trong đó có nhiều giai điệu giúp phân biệt Reuge với các đối thủ cạnh tranh.

Những người lính Mỹ trở về nhà sau Chiến tranh thế giới II là những người đã vô tình tạo ra một xu hướng khi mang theo những chiếc hộp âm nhạc trong hành lý của họ trở về quê hương, đưa đây trở thành một biểu tượng của chiến thắng và một cuộc sống mới sắp bắt đầu. Vì vậy, mối quan tâm sâu sắc đối với những chiếc hộp nhạc Thụy Sỹ đã vượt sang bên kia Đại Tây Dương.

Những chú chim cơ học của Guido với những âm thanh diệu kỳ thời kỳ nay trở thành niềm mê hoặc với nhiều người đồng thời gây tiếng vang lớn trên toàn thế giới.Những nốt nhạc vang lên trong hộp bởi sự chuyển động của động cơ kim loại, các đinh ghim trên ống nhạc “cà” vào răng lược đã trở thành những giai điệu hút hồn không biết bao nhiêu thế hệ. Vì thế, thợ làm việc tại Reuge vẫn được mọi người gọivới biệt danh là “nhà soạn nhạc cơ khí”.

Hộp nhạc Reuge Vietnam mang những nét đặc trưng nổi bật với thẩm mỹ tuyệt đẹp và âm thanh tuyệt hay.Nhà vua William II của Wurttemberg (Đức, 1848-1921) là một người đặc biệt yêu thích âm nhạc. Ông thích lái xe và chẳng bao giờ đi đâu mà không có hộp nhạc Reuge trên xe. Chính điều này về sau đã trở thành lý do để Reuge kết hợp với Maybach – hãng sản xuất ra những chiếc xe siêu cao cấp chạy êm nhất thế giới, đặt những hộp nhạc Reverse trong khoang sau.

Những món quà quý

Trên thực tế, nhiều người lựa chọn Reuge làm quà tặng không phải vì chúng là đồ vật có giá trị cao mà họ bị chinh phục ngay lập tức bởi vẻ đẹp độc đáo bên ngoài hộp nhạc và âm thanh tinh túy mà chúng phát ra.

Năm 1981, Tổng thống Thụy Sỹ từng chọn một chiếc hộp nhạc Reuge làm quà cưới cho Thái tử Charles và Công nương Diana. Chính phủ Thụy Sỹ cũng đã dùng Reuge như một báu vật quốc gia để trao tặng hoàng đế Nhật Bản. Nữ hoàng Anh cũng từng được tặng một hộp nhạc có tên “Diamond Pave Byzance”với 737 viên kim cương.

Vào năm 2007, Tổng thống Thuỵ Sỹ lúc đó là Calmy Rey cũng từng tặng Nhà Vua Tây Ban Nha Juan Carlos một hộp nhạc Reuge với những giai điệu của hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Không chỉ một lần Reuge được người đại diện của đất nước vốn nổi tiếng với những cỗ máy cơ khílựa chọn làm món quà đại diện cho dân tộc.

Trước đó 5 năm, người đứng đầu Chính phủ Thụy Sỹ là ông Pascal Couchepin cũng từng mang theo 20 hộp nhạc Reuge làm quà tặng khi viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan và một số nước châu Á. Tổng thống Thụy Sỹ Pascal Couchepin cũng từng tặng một hộp nhạc Reuge cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ông có chuyến công du Việt Nam vào năm 2008. Người Thụy Sỹ tuy đã về nước nhưng họ không dễ bị lãng quên bởi Reuge ở lại, đảm nhận vai trò của người đại sứ văn hóa, gắn kết Thụy Sỹ với các quốc gia trên toàn thế giới.

Nhà vua Thái Lan Rama IXkhi làm lễ kỷ niệm 50 năm tại vị của mình đã đặt Reuge chế tác phiên bản hộp nhạc chơi bản nhạc ông tâm đắc nhất. Hộp nhạc sau đó được bán đấu giá cho mục đích từ thiện. Giáo hoàng Benedict XVI, cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, nguyên Tổng thống Pháp Jacques Chirac cũng sở hữu cỗ máy độc đáo này. Năm 1999, khi còn đang là một doanh nhân, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng từng tặng chiếc hộp nhạc phim Titanic cho nữ ca sỹ Celine Dion.

Từ khi ra đời cho đến nay, dù mọi vật không ngừng biến chuyển, cỗ máy Reuge vẫn mang giá trị riêng, trở thành thú chơi tao nhã của hoàng tộc lẫn chính khách. Những giai điệu do sắt thép va vào nhau tạo nên âm thanh hoài cổ, cũ kỹ, được ví như tiếng vọng của thời gian. Reuge hiện đã xây dựng được chỗ đứng thực sự với tư cách là nhà sản xuất hộp nhạc cao cấp duy nhất trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều người dân Singapore lựa chọn vắc-xin Sinopharm, Sinovac để tiêm tăng cường vì một lợi ích không ngờ

Nhiều người dân Singapore lựa chọn vắc-xin Sinopharm, Sinovac để tiêm tăng cường vì một lợi ích không ngờ

(PLVN) -  Một số phòng khám tư nhân ở Singapore đã ghi nhận nhu cầu tăng vọt đối với vắc-xin (vaccine) Sinovac và Sinopharm khi người dân tiêm mũi tăng cường - phần lớn do lo ngại tác dụng phụ từ liều thứ 3 của vắc-xin loại mRNA. Các loại vắc-xin như Sinovac và Sinopharm sử dụng virus bất hoạt để dạy hệ miễn dịch con người tạo ra kháng thể chống SARS-CoV-2.

Đọc thêm

Bí ẩn ngọn núi hùng vĩ “nuốt chửng người”

Dãy núi Eastern Highlands tại Zimbabwe.
(PLVN) - Nằm trong vùng hoang sơ tuyệt đẹp phía bắc của dãy núi Eastern Highlands (Cao nguyên phía Đông) tại Zimbabwe, với độ cao 2.592m, ngọn núi hùng vĩ Nyangani là nơi gắn liền với những truyền thuyết kỳ bí trong nhiều thế kỷ. Đặc biệt là những vụ mất tích tương tự như vùng Tam giác quỷ Bermuda.

Choáng ngợp với khách sạn 7 sao xa xỉ nhất thế giới

Một nhà hàng khổng lồ thiết kế ngầm dưới nước với hành lang có mái vòm bằng vàng.
(PLVN) - Khách sạn Burj Al Arab của Dubai nổi tiếng bởi độ xa xỉ, tráng lệ bởi phòng khách bát ngát rộng tới gần 800m2 với nội thất dát vàng và cẩm thạch, những ly cà phê phủ vàng 24K khiến du khách được trải nghiệm cảm giác họ thực sự là thượng đế, là ông hoàng, bà chúa... 

Nấm Chaga - Thần dược quý hiếm trị “bách bệnh”

Thần dược nấm Chaga.
(PLVN) - Khi nghe nấm Chaga được xem như “thần dược” chữa bách bệnh như ung thư, ngừa lão hóa, người ta sẽ dễ tưởng tượng hình dung ra loại nấm này trông trống như đá quý hay kim loại quý treo trên cây, nhưng trên thực tế, loại nấm này lại có vẻ ngoài xù xì, đen đúa, không khác gì cục tro cháy sém.

Ốc sên Escargot – đệ nhất ẩm thực Pháp

Món đặc sản từ ốc sên Escargot.
(PLVN) - Nếu như ở Việt Nam, “ốc sên” không được định danh là món ăn thì ở Pháp những món ăn chế biến từ “ốc sên” lại được coi là đệ nhất ẩm thực, thậm chí chỉ dành cho giới thượng lưu sang chảnh.

Cuộc sống xa hoa của các Vương gia triều Thanh

Họa hình những bữa ăn xa hoa của các Vương gia triều Thanh.
(PLVN) - Bên trong Tử Cấm Thành ngoài những câu chuyện về Hoàng thượng, Hoàng hậu và các phi tần thì sự giàu sang của các bậc Vương gia nhà Thanh cũng khiến người đời không khỏi kinh ngạc, không ít thú vui, hưởng lạc xa xỉ tới mức điên loạn...

Độc đáo món Char Kway Teow của Malaysia

Chế biến món Char Kway Teow nổi tiếng của Malaysia.
(PLVN) - Char Kway Teow thơm nức, cay xè không chỉ là món ăn đặc sản của Malaysia mà còn là một trong những món dễ ăn bậc nhất cho những người không quen với các món có cà ri.

Món lẩu phô mai “quốc hồn quốc túy” của Thụy Sĩ

Món lẩu Phô mai đặc trưng của văn hóa ẩm thực Thụy Sĩ.
(PLVN) - Nói đến Thụy Sĩ nhiều người sẽ nhớ tới đất nước của đồng hồ, dãy núi Alps, cùng những loại phô mai độc đáo, ngon lành. Từ một nguyên liệu phổ biến, người Thụy Sĩ đã sáng tạo ra món lẩu phô mai “độc nhất vô nhị” béo ngậy và đầy hấp dẫn.