Độc đáo món Char Kway Teow của Malaysia

Chế biến món Char Kway Teow nổi tiếng của Malaysia.
Chế biến món Char Kway Teow nổi tiếng của Malaysia.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Char Kway Teow thơm nức, cay xè không chỉ là món ăn đặc sản của Malaysia mà còn là một trong những món dễ ăn bậc nhất cho những người không quen với các món có cà ri.

Ẩm thực luôn là một phần không thể tách rời của những chuyến du lịch. Thường khi đi đâu, bên cạnh những điểm du lịch mang tính biểu tượng, kiểu gì người ta cũng phải tìm kiếm, "thủ" sẵn cho mình danh sách một số món ăn ngon, địa chỉ quán xá nổi tiếng.

Nếu đã từng đặt chân đến Malaysia thì chắc chắn bạn phải công nhận rằng, đây là đất nước sở hữu bản đồ ăn vô cùng phong phú và khác biệt hoàn toàn so với các nước khác. Một trong những món ăn được nhiều người truyền tai nhất định phải thử khi tới đây là Char Kway Teow (Char Koay Teow).

Nhiều người từng đi du lịch Malaysia đã phải công nhận rằng, đồ ăn bản địa Malaysia có phần khó ăn với khẩu vị người Việt bởi sự khác biệt trong nguyên liệu, gia vị nấu nướng. Và Char Kway Teow là một trong những món dễ ăn nhất và có phần gần gũi với hương vị món Việt.

Nguồn gốc của món ăn

Mặc dù char kway teow đã trở thành đồng nghĩa với ẩm thực đường phố Penang, nhưng nguồn gốc của nó lại ở Trung Quốc. Vào thế kỷ 19, làn sóng di dân Hoa kiều khiến người Triều Châu và Phúc Kiến từ các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến ở đông nam Trung Quốc đến đây. Trong cùng thời gian đó, Penang phát triển dưới sự cai trị của Anh và trở thành một trung tâm trung chuyển nhộn nhịp đem đến nhiều cơ hội việc làm.

Người Phúc Kiến đến Penang làm việc trong các đồn điền cao su và làm thương nhân và lái buôn, trong khi người Triều Châu tìm việc làm ở các mỏ thiếc và làm ngư dân. Họ đem theo một số thứ chủ yếu trong gian bếp của họ như xì dầu, đậu hũ miếng và hủ tíu gọi là 'kway teow'.

Trong tiếng Phúc Kiến, 'char' có nghĩa là 'xào' và 'kway teow' có nghĩa là 'sợi bánh bột gạo', dùng để chỉ hủ tíu. Thứ mà khởi thủy chỉ là món hủ tíu xào đơn giản ở các tỉnh đông nam Trung Quốc với thịt heo, nước mắm và nước xì dầu đã được biến đổi thành món ngon hải sản khi nó đến bờ hòn đảo này.

Lúc đầu, nó được các ngư dân và người đi nhặt sò muốn kiếm thêm bán vào ban đêm. Thay vì các nguyên liệu truyền thống, họ sử dụng những gì có sẵn nhiều để làm nên phiên bản điều chỉnh của món ăn. Đó là món ăn của người nghèo và những Hoa kiều sống trên đất Malaysia thời đó, bởi nó là một món ăn nhanh, rẻ, ngon miệng để họ có sức hàng giờ dưới nắng nóng. Món này đã trở thành món chủ đạo của dân lao động.

Đặc sản của Penang

Char Kway Teow có thể hiểu là món hủ tiếu xào, được xem là đặc sản của Penang. Nhưng tất nhiên với sự nổi tiếng của mình, độ phủ sóng của Char Kway Teow chắc chắn không chỉ dừng ở Penang mà còn được bán rộng rãi ở các khu food court ở các thành phố khác của Malaysia.

Chẳng khó để tìm được một quầy hàng hay một xe đẩy bán Char Kway Teow di động, nhưng lại rất khó để nhận diện nó. Tuy nhiên, hãy chú ý đến những nơi có người đầu bếp đang xào đồ ăn trên chảo với từng động tác uyển chuyển, nhanh nhẹn và đặc biệt phảng phút mùi khói cay bốc lên thì đó chính là quầy bán Char Kway Teow.

Nguyên liệu của Char Kway Teow kì thực siêu đơn giản, một nắm hủ tiếu gạo bản mỏng, dẹt như bánh phở, giá, hành, trứng, còn tôm và lạp xưởng thái mỏng thì tùy chọn và có nơi có, nơi không. Char Kway Teow xào nhiệt cao trong chảo sâu lòng với gia vị chỉ gồm chút xì dầu, và sốt ớt cay đặc trưng. Nếu có tôm thì xào tôm trước cho chín, kế đó mới đến hủ tiếu, giá, trứng và sốt ớt.

Không rõ sốt ớt ở tiệm Char Kway Teow này chế biến thế nào, chỉ biết dù chỉ chút ít thôi cũng đủ để người ta xuýt xoa vì cay. Ai mà không ăn cay được lại quên dặn đầu bếp thì cứ xác định sẽ "xoắn" cả lưỡi vì cái cay của ớt lan trong từng sợi hủ tiếu. Mà đã thế, dường như cái nóng và dầu mỡ lại càng làm món ăn cay thêm gấp bội.

Char Kway Teow giống món hủ tiếu xào.

Char Kway Teow giống món hủ tiếu xào.

Mỗi nơi bán Char Kway Teow sẽ có một cách chế biến sốt ớt riêng, nhưng điểm chung là nơi nào cũng đều có vị cay xuýt xoa. Thế nên, ai mà không ăn cay được thì nhớ dặn đầu bếp cho ít sốt ớt thôi vì từng sợi hủ tiếu đều ngấm vị cay rất đậm. Thậm chí, khi hòa quyện cùng dầu mỡ thì món ăn này lại thêm phần cay gấp bội.

Các công đoạn chế biến của món này diễn ra rất nhanh. Và do xào lửa to nên đòi hỏi người đầu bếp phải rất tập trung để món xào được đều tay, thấm đều gia vị, không cháy. Có thể đĩa Char Kway Teow mới có thể khiến thực khách thương nhớ, thèm thuồng.

Char Kway Teow vì là món dầu mỡ nên ngon nhất là lúc vừa xào xong. Món này vì nêm ít gia vị nên ăn thấy rõ cái mặn mà của xì dầu, vị ngọt của tôm, giá, quyện cùng độ thơm của trứng, hành hoa, và tất nhiên là cái cay đặc trưng của sốt ớt.

Ở Malaysia, Char Kway Teow chính là món ăn đường phố đích thực, khi vừa có vô số quầy trên đường phố, vừa có thể phục vụ trong những hộp giấy, đĩa nhựa để thực sự có thể đứng ăn cơ động. Một phần Char Kway Teow sẽ có giá từ 6 đồng đến hơn 12 đồng, tùy vào nơi bán cũng như phần nhân đi kèm. Thông thường Char Kway Teow phiên bản chỉ trứng giá thường chỉ 6 RM, tương đương 30 nghìn đồng, các phiên bản thêm tôm sẽ đắt hơn, tùy lượng tôm trong phần ăn.

Vua hủ tiếu xào

Chú Tan, cách người ta gọi ông, là một người đàn ông 79 tuổi rắn chắc với mái tóc bạc trắng và ánh mắt sáng rực hiểu biết.

Ông đã nấu món độc nhất này trên một chiếc chảo lưu động gắn vào xe đạp và được đẩy vào vị trí bên đường Siam ở trung tâm George Town trong hàng chục năm. “Tôi không nhớ mình bao nhiêu tuổi khi bắt đầu. Nhưng char kway teow là tất cả những gì tôi biết”, chú Tan nói.

Sự nổi tiếng không ngờ của chú Tan bắt đầu hồi năm 2012 khi ông được một người địa phương phỏng vấn và đưa lên Facebook. Kinh nghiệm nấu nướng hàng chục năm, kết hợp với hương vị nhiều tầng của hủ tíu mỡ màng ám mùi khói được cân bằng hoàn hảo với lạp xưởng mặn - ngọt, nhanh chóng khiến những người trẻ có tâm hồn ăn uống chảy nước miếng. Không có gì bằng một dĩa hủ tíu đơn giản với câu chuyện thú vị tiếp sau đó.

Năm 2015, đầu bếp nổi tiếng Martin Yan, được biết đến với chương trình truyền hình Yan Can Cook đã ghé thăm quán của ông trong chương trình 'Hương vị Malaysia'. Nhờ có chương trình này mà làm nên thương hiệu “Vua hủ tíu xào” của chú Tan, món Char Kway Teow của chú được xếp hạng 14/50 tại Đại hội Ẩm thực Đường phố Thế giới năm 2017.

Ngày nay, chiếc xe chảo ven đường của ông là điều không thể thiếu trong giới ẩm thực và ông được nhiều người tôn sùng là phục vụ món char kway teow ngon nhất, hợp vị nhất ở Malaysia, bán ra hàng trăm dĩa mỗi ngày và thực khách phải xếp hàng hàng gi

Một số người nói rằng than củi là bí quyết thành công của chú Tan, nhưng “khách hàng thích món Char Kway Teow của cha tôi hơn người khác là vì ông đã hoàn thiện nó trong 60 năm. Các quán khác cũng dùng than và nguyên liệu tương tự, nhưng không ai có cái tài nấu như ông. Ngay cả anh trai tôi Kean Huat, vốn học nghề từ ông, cũng không có”, con trai của chú Tan là anh Evelyn nói.

“Tôi thề. Không có nước sốt bí mật nào cả; đó là tài nấu nướng của ông. Tôi không thể làm ngon như anh hay cha. Anh tôi mất nhiều năm để học từ cha và tay nghề của anh ấy vẫn đang tiếp tục cải thiện. Việc này mất cả đời. Cũng là nguyên liệu ấy, nhưng nếu tôi xào thì hương vị lại khác hoàn toàn”, con trai của ông Tan quả quyết.

Đến Malaysia, Char Kway Teow thực sự là món đáng thử, đặc biệt nếu bạn không ăn được các món có cari. Một đĩa Char Kway Teow nóng hổi, đến cái khói cũng cay không chỉ là cách để khám phá về ẩm thực Malaysia mà sẽ còn là dấu ấn khó quên trong chuyến du lịch.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều người dân Singapore lựa chọn vắc-xin Sinopharm, Sinovac để tiêm tăng cường vì một lợi ích không ngờ

Nhiều người dân Singapore lựa chọn vắc-xin Sinopharm, Sinovac để tiêm tăng cường vì một lợi ích không ngờ

(PLVN) -  Một số phòng khám tư nhân ở Singapore đã ghi nhận nhu cầu tăng vọt đối với vắc-xin (vaccine) Sinovac và Sinopharm khi người dân tiêm mũi tăng cường - phần lớn do lo ngại tác dụng phụ từ liều thứ 3 của vắc-xin loại mRNA. Các loại vắc-xin như Sinovac và Sinopharm sử dụng virus bất hoạt để dạy hệ miễn dịch con người tạo ra kháng thể chống SARS-CoV-2.

Đọc thêm

Bí ẩn ngọn núi hùng vĩ “nuốt chửng người”

Dãy núi Eastern Highlands tại Zimbabwe.
(PLVN) - Nằm trong vùng hoang sơ tuyệt đẹp phía bắc của dãy núi Eastern Highlands (Cao nguyên phía Đông) tại Zimbabwe, với độ cao 2.592m, ngọn núi hùng vĩ Nyangani là nơi gắn liền với những truyền thuyết kỳ bí trong nhiều thế kỷ. Đặc biệt là những vụ mất tích tương tự như vùng Tam giác quỷ Bermuda.

Choáng ngợp với khách sạn 7 sao xa xỉ nhất thế giới

Một nhà hàng khổng lồ thiết kế ngầm dưới nước với hành lang có mái vòm bằng vàng.
(PLVN) - Khách sạn Burj Al Arab của Dubai nổi tiếng bởi độ xa xỉ, tráng lệ bởi phòng khách bát ngát rộng tới gần 800m2 với nội thất dát vàng và cẩm thạch, những ly cà phê phủ vàng 24K khiến du khách được trải nghiệm cảm giác họ thực sự là thượng đế, là ông hoàng, bà chúa... 

Nấm Chaga - Thần dược quý hiếm trị “bách bệnh”

Thần dược nấm Chaga.
(PLVN) - Khi nghe nấm Chaga được xem như “thần dược” chữa bách bệnh như ung thư, ngừa lão hóa, người ta sẽ dễ tưởng tượng hình dung ra loại nấm này trông trống như đá quý hay kim loại quý treo trên cây, nhưng trên thực tế, loại nấm này lại có vẻ ngoài xù xì, đen đúa, không khác gì cục tro cháy sém.

Ốc sên Escargot – đệ nhất ẩm thực Pháp

Món đặc sản từ ốc sên Escargot.
(PLVN) - Nếu như ở Việt Nam, “ốc sên” không được định danh là món ăn thì ở Pháp những món ăn chế biến từ “ốc sên” lại được coi là đệ nhất ẩm thực, thậm chí chỉ dành cho giới thượng lưu sang chảnh.

Cuộc sống xa hoa của các Vương gia triều Thanh

Họa hình những bữa ăn xa hoa của các Vương gia triều Thanh.
(PLVN) - Bên trong Tử Cấm Thành ngoài những câu chuyện về Hoàng thượng, Hoàng hậu và các phi tần thì sự giàu sang của các bậc Vương gia nhà Thanh cũng khiến người đời không khỏi kinh ngạc, không ít thú vui, hưởng lạc xa xỉ tới mức điên loạn...

Món lẩu phô mai “quốc hồn quốc túy” của Thụy Sĩ

Món lẩu Phô mai đặc trưng của văn hóa ẩm thực Thụy Sĩ.
(PLVN) - Nói đến Thụy Sĩ nhiều người sẽ nhớ tới đất nước của đồng hồ, dãy núi Alps, cùng những loại phô mai độc đáo, ngon lành. Từ một nguyên liệu phổ biến, người Thụy Sĩ đã sáng tạo ra món lẩu phô mai “độc nhất vô nhị” béo ngậy và đầy hấp dẫn.