Cuộc hôn nhân cay đắng của cặp vợ chồng sinh con “một bề”

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Mười năm chung sống, đứa con gái đầu cũng đã 10 tuổi, đứa kế thì lên 9, chị nghĩ mình chắc không sinh nữa. Vợ chồng chỉ lo làm lụng để nuôi hai con ăn học. Nhưng cảnh nhà sinh con một bề chẳng được mấy lúc vui. 

Dù hai đứa con gái của chị đều ngoan ngoãn dễ thương, nhưng có khi cũng làm chồng chị … chướng mắt. Nhất là những lúc đi “lai rai” với bạn bè về. Anh lại lôi mẹ con chị ra cạnh khóe: “Nhà có con gái chả được tích sự gì. Chỉ được người ta dè bỉu, mỉa mai. Bị người ta cười là không biết đẻ”. Ai chẳng muốn gia đình “có nếp có tẻ”? Mà ông trời chẳng chiều lòng người, chị cũng chịu.

10 năm hạnh phúc, 10 năm đau lòng

Sáng sớm nên trời hơi se se lạnh. Trên hành lang tầng 2 TAND thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) gió luồn theo hành lang hẹp, vi vu thổi bên tai. Theo từng cơn gió, cánh cửa gỗ nơi khán phòng lại xê dịch, cọt kẹt kêu lên những tiếng ảo não. 

Người phụ nữ tầm 45 tuổi lặng lẽ bước vào tòa. Bên cạnh chị là cô gái trẻ mới 20 tuổi. Khác với nhiều vụ án hôn nhân trước, bao giờ con gái ra tòa cũng được mẹ đi theo để hỗ trợ tinh thần, nhưng phiên tòa hôm nay con gái lại đi theo để hỗ trợ, động viên tinh thần mẹ. Người mẹ ấy đứng đơn li hôn, mong muốn được khép lại cuộc hôn nhân kéo dài suốt 20 năm qua. 

Chị kể, chị và anh cùng quê. Đều ở Huế cả. Nhà cả hai chỉ cách nhau mấy con ngõ. Quen nhau từ thuở còn nằm nôi. Lớn lên thì chơi chung trong một con phố. Ngày trước, chị thương anh ở cái  tính hiền lành, suốt ngày chỉ biết chăm chỉ làm ăn. “Ảnh hiền lắm. Ai nói gì cũng chỉ biết cười cười”, chị bùi ngùi nhớ lại. 

Cái người đàn ông từng lành như đất ấy, vậy mà có ngày cũng biết giơ tay đánh vợ. Đã vậy càng đánh càng hăng. Ngày sau còn đánh bạo hơn ngày trước. Cùng anh trải qua 20 năm vợ chồng, nhưng mà càng đi cùng anh, chị càng thấy cuộc đời thêm chông chênh. Bởi anh chẳng còn là anh của ngày xưa nữa. Chị kể, mà mắt cứ ươn ướt.

Vợ chồng thời gian đầu kết hôn, cuộc sống bình dị mà hạnh phúc. Sau khi kết hôn, chị sinh một lèo hai đứa con. Nhưng đều là gái cả. Lúc sinh đứa con gái đầu, vợ chồng còn hạnh phúc mĩ mãn. Khi sinh thêm đứa nữa, cũng là gái, nụ cười trên mặt anh cũng nhạt đi đôi chút.

Chị làm nghề sửa áo quần cũ ở vỉa hè. Chiếc bàn may cũ ấy, theo chị từ hồi con gái. Đến khi lấy chồng, lại theo chị về nhà chồng. Một ngày cặm cụi may vá, cũng kiếm được vài đồng tiền chợ. Chồng chị làm nghề thợ sơn. Vợ chồng chăm chỉ làm lụng, chắt chiu dành dụm, cũng mua được miếng đất nho nhỏ để dựng nhà. Căn nhà nhỏ tuy có chút tạm bợ, nhưng là cả sự cố gắng của đôi vợ chồng trẻ cùng hai đứa con nhỏ.

Mười năm chung sống, đứa con gái đầu cũng đã 10 tuổi, đứa kế thì lên 9, chị nghĩ mình chắc không sinh nữa. Vợ chồng chỉ lo làm lụng để nuôi hai con ăn học. Nhưng cảnh nhà sinh con một bề chẳng được mấy lúc vui. Dù hai đứa con gái của chị đều ngoan ngoãn dễ thương, nhưng có khi cũng làm chồng chị … chướng mắt.

Nhất là những lúc đi “lai rai” với bạn bè về. Anh lại lôi mẹ con chị ra cạnh khóe: “Nhà có con gái chả được tích sự gì. Chỉ được người ta dè bỉu, mỉa mai. Bị người ta cười là không biết đẻ”. Ai chẳng muốn gia đình “có nếp có tẻ”? Mà ông trời chẳng chiều lòng người, chị cũng chịu.

“Ảnh bảo, thôi mình sinh thêm đứa nữa. Hai đứa ít quá. Nhà đông con mới vui. Nếu may mắn mà có con trai thì càng vui. Dù sao sau này cũng cần người giữ hương khói”, chị kể. Một số người vốn dĩ lúc nào cũng muốn có con trai để nối dòng nối dõi. Chị không nghĩ thế. Sống còn không lo được, nghĩ chi đến chuyện sau này, chết rồi còn biết gì nữa mà lo. Nhưng chồng muốn đông con, thích kiếm con trai, vậy là sinh. Nhưng oái oăm, lần này lại “tòi” ra thêm một cô con gái.

Chị nhớ lại, ngày đó nhập viện cả ngày chị mới sinh. Đến lúc nghe bác sĩ bảo con gái, anh liền đứng bật dậy, ra lấy xe rồi về nhà một lèo. Đầu còn không cần ngoảnh lại nhìn vợ vừa mướt mồ hôi vượt cạn, con vừa đỏ hỏn chào đời. Trước khi đi, người đàn ông ấy còn không quên hậm hực ném lại một câu: “Con gái, làm mất công ngồi đợi nguyên ngày”. Chị ôm con, chỉ biết ứa nước mắt. 

Ngày con gái thứ ba chào đời, cũng khép lại những ngày tháng vui tươi hạnh phúc trước đây. Tổ ấm của anh chị, dần dần chuyển sang tổ lạnh. Chị cố gắng vun vén, nhưng một bàn tay sao vỗ kêu? Căn nhà ngày trước vốn đầy ắp tiếng cười, giờ chỉ còn tiếng la hét, tiếng đổ vỡ. Nhìn cả ba đứa con còn nhỏ, chị cắn răng chịu đựng, mặc chồng khi dễ.

Nhưng mà anh đâu ở yên. Dần dần sa vào rượu chè, rồi cá độ, nợ nần chồng chất. Mỗi lần về nhà không lấy được tiền, lại lôi vợ ra đánh, đánh xong lại đi. Chị chịu đựng, chịu đựng. Cứ nghĩ mình sẽ mãi như thế, chẳng mấy chốc mà hết đời, nhưng chịu không nổi nữa. Vậy là li hôn. Chị ôm con về nhà mẹ.

“Con sẽ là chỗ dựa cho mẹ”

Từ ngày gửi đơn ra tòa ly hôn, bao nhiêu lần tòa triệu tập chồng chị đến để xử lý vụ án, anh đều vắng mặt. Hôm tòa mở phiên xét xử lần thứ nhất, anh không đến. Lần thứ hai mở phiên tòa, anh cũng vắng mặt.

Nhưng theo luật định, vụ án vẫn được đưa ra xét xử. Chị mới 45 tuổi mà mang vẻ già nua, dáng người khắc khổ. Trên mặt đầy những nếp nhăn, mái tóc cũng xơ xác theo làn da khô quắt queo, sạm đen vì mưa gió.

Chị nói với tòa lý do mình xin ly hôn, là vì không chịu nổi cảnh bị chồng đánh đập. Giọng chị nghèn nghẹn, đầy đau đớn, như thể chị vừa mới bị chồng đánh xong, vẫn còn đau nên khóc. Chị nói chồng mê cá độ bóng đá, rồi nợ nần chồng chất. Mỗi lần về nhà đòi tiền, nếu chị có tiền đưa, thì nhà cửa êm thấm.

Hôm nào không có tiền, không đưa được cho chồng liền bị đánh. Mà đâu phải chồng chị lâu lâu mới chơi cá độ. Hầu như ngày nào cũng chơi. Thành ra ngày nào chị cũng bị đánh. Những lúc may mắn, thì năm ba ngày mới bị đánh một lần.

Nghĩ vợ chồng đã có 3 mặt con. Bản tính chồng cũng không xấu, nên chị cũng ráng khuyên. Anh nói tại … không có con trai, nên mỗi lần bị bạn xỏ xiên thì buồn. Buồn lại cặp kè bạn nhậu uống rượu. Có tí rượu vào thì xài tiền bao nhiêu đâu có tiếc. Vậy là cứ sa vào đường cá độ. Anh hứa với chị sẽ bỏ bài bạc. Hứa cả trăm lần, nhưng rồi anh chứng nào tật đó.

Năm đó nợ nhiều quá, mảnh đất có chút xíu cũng phải cắt bán đi một nửa để chồng trả nợ. Còn lại hơn hai chục mét, cả nhà 5 người chen chúc ở. Cứ tưởng chồng từ đây sẽ “cải tà quy chánh”, gia đình có thể ăn yên ở yên. Nhưng chị lầm. Anh càng chơi càng hăng. Cuối cùng cái chỗ cho cả nhà chui vào chui ra, cũng bị anh nướng hết trên chiếu bạc.

Bốn năm chục tuổi đầu, vợ chồng lại kéo nhau đi ở trọ. Nếu chồng biết quay đầu, chí thú làm ăn, chị cũng chấp nhận hết. Nhưng bài bạc đã ăn trong máu, sao nói bỏ là bỏ được. Phận đi ở trọ, tiền nhà mỗi tháng phải đóng. Anh đi làm không đưa tiền cho vợ nuôi con, còn về xin thêm vợ. Vợ không đưa lại đánh.

Mệt mỏi quá, chị dắt con về nhà ngoại tá túc. Nhiều lúc muốn li hôn, nhưng chướng ngại “tâm lý” không mấy dễ vượt qua. May mà chị còn có con gái lớn an ủi, động viên mẹ “bỏ chồng”. 

Ba đứa con, hai đứa lớn đều trên 18 tuổi, chỉ có đứa út mới 10 tuổi, nên cần tòa xử cho con bé về ở với ai. Những ngày đầu mỗi người sống một nơi, chồng chị còn “giành” đứa út về nuôi. Nhưng chăm được đôi ba ngày thấy mệt, anh lại mang trả.

Do đứa trẻ cũng có mong muốn được ở cùng mẹ, nên tòa xử cho chị được nuôi đứa út. Tòa chấp nhận cho anh chị ly hôn. Anh phải có trách nhiệm trợ cấp nuôi con mỗi tháng 1 triệu đồng.

Tòa tan, theo chị về căn nhà nhỏ nơi ngoại ô thành phố xem gia cảnh. Căn nhà ba gian nhỏ xíu vốn là nhà cha mẹ để lại làm nhà thờ. Cha chị đã mất, nay chỉ còn mẹ, cũng đã già yếu. Căn nhà trống hoác chẳng có gì ngoài chiếc giường nhỏ xíu của bà ngoại mấy đứa nhỏ được kê một góc. “Tối thì trải chiếu trước gian thờ, rồi mấy mẹ con ngủ. Nhiều khi đêm về cứ hay nghĩ, mình có ăn ở ác với ai đâu, sao cuộc đời lại ra nông nỗi này. Buồn lắm mà không dám khóc, sợ mấy đứa nhỏ buồn theo.

Hai đứa lớn khi nào cũng an ủi, nói còn sức là còn làm được. Mai mốt tụi con kiếm tiền, mua nhà cho mạ ở. Không biết ngày đó có đến không, nhưng con nghĩ được rứa cũng vui lắm. Đứa lớn sinh viên năm hai, nhưng chạy bàn cà phê kiếm thêm tiền phụ mẹ nuôi em, ngoan lắm”, chị cười, mắt còn vương nước mắt nhưng sáng lấp lánh khi nói về các con.

Bữa cơm trưa của gia đình nghèo chỉ có nồi cá kho khô với tô canh lõng bõng, nhưng ấm áp. “Không có ba ở chung cũng buồn. Nhưng như ri, mạ sẽ không bị ba đánh nữa. Lúc nào nhớ ba thì tụi em chở nhau đi thăm”, đứa con gái chị thủ thỉ. Trưa, nắng vàng hắt vào một góc mé hiên. Cái nắng yếu ớt của ngày cuối thu cũng đủ sức sưởi ấm những con người trong căn nhà nhỏ. Chỉ mong, giấc mơ an yên của chị, và giấc mơ về ngôi nhà mới của con gái chị cũng nhanh thôi sẽ thành hiện thực.

Chị nhớ lại, ngày đó nhập viện cả ngày chị mới sinh. Đến lúc nghe bác sĩ bảo con gái, anh liền đứng bật dậy, ra lấy xe rồi về nhà một lèo. Đầu còn không cần ngoảnh lại nhìn vợ vừa mướt mồ hôi vượt cạn, con vừa đỏ hỏn chào đời. Trước khi đi, người đàn ông ấy còn không quên hậm hực ném lại một câu: “Con gái, làm mất công ngồi đợi nguyên ngày”.
Chị ôm con, chỉ biết ứa nước mắt. Ngày con gái thứ ba chào đời, cũng khép lại những ngày tháng vui tươi hạnh phúc trước đây. Tổ ấm của anh chị, dần dần chuyển sang tổ lạnh. Chị cố gắng vun vén, nhưng một bàn tay sao vỗ kêu? Căn nhà ngày trước vốn đầy ắp tiếng cười, giờ chỉ còn tiếng la hét, tiếng đổ vỡ.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.