Cuộc dấn thân của nhân sĩ, trí thức Việt Nam

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là một sự kiện vô cùng vĩ đại, một dấu son rực rỡ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Với sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, hai mươi lăm triệu người Việt Nam đã cởi bỏ được xiềng gông nô lệ “một cổ 3 tròng” để trở thành công dân của một nước Tự do và Độc lập.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là một sự kiện vô cùng vĩ đại, một dấu son rực rỡ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Với sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, hai mươi lăm triệu người Việt Nam đã cởi bỏ được xiềng gông nô lệ “một cổ 3 tròng” để trở thành công dân của một nước Tự do và Độc lập.

Phó thủ tướng Phan Kế Toại (bên trái) cắt băng khánh thành tuyến Đường sắt Hà Nội - Lao Cai (ngày 07-8-1956). (ảnh tư liệu)

Phó thủ tướng Phan Kế Toại (bên trái) cắt băng khánh thành tuyến Đường sắt Hà Nội - Lao Cai (ngày 07-8-1956). (ảnh tư liệu)


Chính vì lẽ ấy mà các tầng lớp nhân dân ta khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam, trong đó có tuyệt đại bộ phận các nhân sĩ, trí thức đã đồng tâm, nhất trí ủng hộ, chung tay, góp sức xây đắp và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Thực ra không phải đến Cách mạng tháng 8 năm 1945 các bậc nhân sĩ, trí thức ở nước ta mới đến với Cách mạng, với Đảng Cộng sản.

Là những người có học vấn cao, giàu tâm huyết và hiểu biết, thời nào cũng vậy, sĩ phu, nhà giáo, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, sinh viên, học sinh có đức, có tài bao giờ cũng hướng về chính nghĩa, cũng muốn cống hiến nhiều cho dân, cho nước. Họ sớm giác ngộ Cách mạng, sớm xác định được con đường đi đúng đắn cho bản thân mình, gia đình mình. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Ngay từ những ngày đầu khó khăn, gian khổ của Cách mạng, của Đảng, trong hàng ngũ của Đảng đã có rất đông đảo đảng viên thuộc tầng lớp trí thức.

Trần Huy Liệu (ảnh phải) và Tô Ngọc Vân (ảnh trái)

Trần Huy Liệu (ảnh phải) và Tô Ngọc Vân (ảnh trái)


Nhiều người trong số họ đã trở thành những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, dù tuổi đời lúc ấy của họ đang còn rất trẻ. Năm 1943, Hội “Văn hóa cứu quốc” do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo ra đời đã quy tụ rất đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức tham gia. Trần Huy Liệu, Nam Cao, Nguyễn Đình Thi, Cù Huy Cận, Văn Cao, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tưởng, Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Giàu, v.v… là những nhà trí thức có tên tuổi đã sớm đến với Cách mạng và đóng góp tích cực cho sự thành công của Cách mạng Tháng Tám.

Chính phủ nước Việt Nam mới - như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đặt quyền lợi của Tổ quốc và dân tộc lên trên hết và lấy lòng chí công vô tư mà làm việc, cho nên các bậc có tài đức, danh vọng đều vui lòng hợp tác trong Chính phủ” (*).

Thành viên của Chính phủ, không phải chỉ có các đảng viên Cộng sản, các vị trong Mặt trận Việt Minh, mà còn có rất nhiều vị là nhân sĩ, trí thức đạo cao, đức trọng ví như cụ Phó bảng Huỳnh Thúc Kháng (Bộ Nội vụ), tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên (Bộ Giáo dục), kỹ sư Trần Đăng Khoa (Bộ Giao thông-Công chính), ông Vũ Đình Hòe (Bộ Tư pháp), ông Hoàng Tích Trí (Bộ Y tế), ông Ngô Tấn Nhơn (Bộ Canh nông), cụ Nguyễn Văn Tố, ông Bồ Xuân Luật (Bộ Không bộ)… Trên cương vị Bộ trưởng, các vị nhân sĩ, trí thức đó đã đem hết tâm huyết và tài năng cùng Chính phủ Cách mạng, cùng toàn dân chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm thắng lợi.

Đường lối đúng đắn, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đạo đức, tài năng, nhân cách và uy tín của Hồ Chủ tịch đã cảm hóa được đội ngũ các nhân sĩ, trí thức. Họ tự nguyện gánh vác bao công việc nặng nhọc, khó khăn của Chính quyền Cách mạng những ngày còn trứng nước mà không một chút do dự, băn khoăn về địa vị, quyền lợi. Cụ Huỳnh Thúc Kháng từng là Viện trưởng Viện Dân biểu Trung kỳ thời Pháp thuộc, nhưng khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời tham gia Chính phủ lâm thời đã vui vẻ nhận lời với ý thức cao cả là làm “người công bộc trung thành của nhân dân”.

Năm 1947, Chính phủ cải tổ, mở rộng, nhiều vị nhân sĩ, trí thức rời thành phố hoa lệ lên chiến khu tham gia vào bộ máy Nhà nước để lãnh đạo, điều hành cuộc kháng chiến chống Pháp. Cụ Phan Kế Toại ở Bộ Nội vụ, cụ Hoàng Minh Giám ở Bộ Ngoại giao, ông Tạ Quang Bửu ở Bộ Quốc phòng, các bác sĩ Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Đỗ Xuân Hợp ở ngành y, các vị giáo sư Ngụy Như Kon Tum, Nguyễn Xiển, Trần Văn Giáp, Trần Văn Khang, Ngô Thúc Lanh, Nguyễn Thúc Hào ở ngành Giáo dục, nghiên cứu khoa học… Một số vị có trình độ học vấn cao, sống lâu năm ở nước ngoài cũng trở về nước tham gia kháng chiến như kỹ sư Trần Đại Nghĩa (tên thật là Phạm Quang Lễ), giáo sư Trần Hữu Tước, giáo sư Trần Đức Thảo.

Tầng lớp văn nghệ sĩ thì lại càng đông đảo hơn. Các cây đa, cây đề trong các ngành văn học, nghệ thuật hầu hết đều đi theo Chính phủ Cụ Hồ như các nhà văn Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, các nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Văn Thương, các họa sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Phan Kế An, v.v…

Chắc chắn nếu không có một lòng yêu nước, thương dân nồng nàn, không có một niềm tin ở chế độ mới, ở Chính quyền Cách mạng thì các vị nhân sĩ, trí thức của đất nước khó mà từ bỏ cuộc sống giàu sang nơi đô thị để dấn thân, để hòa nhập vào cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ, khó khăn của toàn dân tộc.

Qua các nguồn sử liệu, qua thực tế cuộc sống, chúng tôi nhận ra rằng: Thời nào cũng vậy, nhân sĩ, trí thức chân chính bao giờ cũng là những người rất có ý thức về sự hành xử, về những việc làm của mình đối với đất nước, với dân, với cuộc sống. Nhiều cống hiến to lớn của họ đối với sự thành công của Cách mạng Tháng Tám, của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vừa qua cũng như của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay luôn luôn được lịch sử, được nhân dân tôn trọng, tôn vinh.

Trần Hoàng

(*) Theo bài Bác Hồ với nhân sĩ, trí thức (GS Nguyễn Lân Dũng) - Báo Nhân Dân số 117 (1-2007)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.