Diễn đàn Á-Âu về ứng phó với biến đổi khí hậu đã khai mạc tại Quảng Ninh. Hơn 150 đại biểu, trong đó khoảng 70 đại biểu quốc tế đến từ 45 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự diễn đàn.
Đây là 1 kênh đối thoại nhằm tăng cường hợp tác Á-Âu về biến đổi khí hậu thông qua quan hệ đối tác, trao đổi quan điểm và chia sẻ thông tin về thích ứng và giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ngay trước ngày diễn đàn khai mạc (hôm 4/9), LHQ đã lên tiếng kêu gọi chính phủ các nước hành động khẩn cấp để tránh các thảm hoạ thiên tai do biến đổi khí hậu.
Có lẽ chưa bao giờ cuộc chiến chống biến đổi khí hậu lại được coi trọng như bây giờ. Cũng bởi lẽ, chưa bao giờ các thảm hoạ thiên tai - hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu lại nghiêm trọng đến thế.
Trong tháng 8 vừa qua, thế giới đã phải chứng kiến các thảm hoạ thiên tai chưa từng thấy như trận lũ lụt lịch sử ở Pakistan và cháy rừng dữ dội ở Nga. Cũng đầu tháng 8, một tảng băng khổng lồ rộng hơn 200 km2 đã vỡ ra từ đảo băng Greenland, một tín hiệu khẩn cấp nữa của tình trạng biến đổi khí hậu.
Từ lâu, các nhà khoa học đã cảnh báo hậu quả không thể lường trước của biến đổi khí hậu do hoạt động của con người thải khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển. Theo các chuyên gia, nhân loại cũng có thể phòng ngừa và ngăn chặn các thảm hoạ thiên tai nếu giảm mạnh lượng khí thải này.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 4/9, Ban Thư ký Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu đã lên tiếng kêu gọi chính phủ các nước hành động khẩn cấp để tiến tới một thế giới ít hoặc không có khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Trong khuôn khổ LHQ, chính phủ các nước đã cam kết cắt giảm hoặc không để tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, song tại Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu ở thành phố Cancun, Mexico sắp tới, các nước sẽ phải thỏa thuận hạn ngạch khí thải, quyết định thời điểm và cách thức thực hiện các cam kết này một cách có trách nhiệm để đạt được 1 hiệp ước toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý về chống biến đổi khí hậu.
Cho đến nay, các nước công nghiệp phát triển đã cam kết tài trợ 30 tỷ USD cho các nước đang phát triển để giảm khí thải, thích nghi và làm giảm tác động của biến đổi khí hậu từ nay đến năm 2012. Tuy nhiên, LHQ nhấn mạnh, các nước phát triển cũng như đang phát triển cần có các đề xuất cụ thể để thực hiện các cam kết này tại Hội nghị Cancun vào tháng 12 tới.
Theo đánh giá của các nhà khoa học trong nước và quốc tế, Việt Nam là một trong số ít quốc gia bị tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Nhận thức rõ vấn đề này, Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động quốc tế và khu vực nhằm chung tay với cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Với mục đích tăng cường hợp tác các nước Á-Âu, chia sẻ kinh nghiệm cũng như thông tin nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã đề xuất tổ chức "Diễn đàn Á-Âu về ứng phó với biến đổi khí hậu". Diễn đàn diễn ra trong hai ngày (6 và 7/9).
Theo VTV
Đây là 1 kênh đối thoại nhằm tăng cường hợp tác Á-Âu về biến đổi khí hậu thông qua quan hệ đối tác, trao đổi quan điểm và chia sẻ thông tin về thích ứng và giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ngay trước ngày diễn đàn khai mạc (hôm 4/9), LHQ đã lên tiếng kêu gọi chính phủ các nước hành động khẩn cấp để tránh các thảm hoạ thiên tai do biến đổi khí hậu.
Có lẽ chưa bao giờ cuộc chiến chống biến đổi khí hậu lại được coi trọng như bây giờ. Cũng bởi lẽ, chưa bao giờ các thảm hoạ thiên tai - hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu lại nghiêm trọng đến thế.
Trong tháng 8 vừa qua, thế giới đã phải chứng kiến các thảm hoạ thiên tai chưa từng thấy như trận lũ lụt lịch sử ở Pakistan và cháy rừng dữ dội ở Nga. Cũng đầu tháng 8, một tảng băng khổng lồ rộng hơn 200 km2 đã vỡ ra từ đảo băng Greenland, một tín hiệu khẩn cấp nữa của tình trạng biến đổi khí hậu.
Từ lâu, các nhà khoa học đã cảnh báo hậu quả không thể lường trước của biến đổi khí hậu do hoạt động của con người thải khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển. Theo các chuyên gia, nhân loại cũng có thể phòng ngừa và ngăn chặn các thảm hoạ thiên tai nếu giảm mạnh lượng khí thải này.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 4/9, Ban Thư ký Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu đã lên tiếng kêu gọi chính phủ các nước hành động khẩn cấp để tiến tới một thế giới ít hoặc không có khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Trong khuôn khổ LHQ, chính phủ các nước đã cam kết cắt giảm hoặc không để tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, song tại Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu ở thành phố Cancun, Mexico sắp tới, các nước sẽ phải thỏa thuận hạn ngạch khí thải, quyết định thời điểm và cách thức thực hiện các cam kết này một cách có trách nhiệm để đạt được 1 hiệp ước toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý về chống biến đổi khí hậu.
Cho đến nay, các nước công nghiệp phát triển đã cam kết tài trợ 30 tỷ USD cho các nước đang phát triển để giảm khí thải, thích nghi và làm giảm tác động của biến đổi khí hậu từ nay đến năm 2012. Tuy nhiên, LHQ nhấn mạnh, các nước phát triển cũng như đang phát triển cần có các đề xuất cụ thể để thực hiện các cam kết này tại Hội nghị Cancun vào tháng 12 tới.
Theo đánh giá của các nhà khoa học trong nước và quốc tế, Việt Nam là một trong số ít quốc gia bị tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Nhận thức rõ vấn đề này, Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động quốc tế và khu vực nhằm chung tay với cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Với mục đích tăng cường hợp tác các nước Á-Âu, chia sẻ kinh nghiệm cũng như thông tin nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã đề xuất tổ chức "Diễn đàn Á-Âu về ứng phó với biến đổi khí hậu". Diễn đàn diễn ra trong hai ngày (6 và 7/9).
Theo VTV