Lạm phát và một vài nhân tố khác đã và đang làm phân hóa giá vốn trên thị trường Việt
Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang rục rịch tăng lãi suất. Diễn biến này có vẻ như ăn nhập với quá trình tăng lãi suất của Việt Nam nhưng thực tế, mặt bằng lãi suất tại Việt Nam cao hơn hẳn và điều đó đã tạo ra những sự khác biệt là nguyên nhân của nhiều vấn đề.
Khách hàng làm thủ tục vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển (Chi nhánh Hải Phòng). Ảnh: Duy Thính |
Từ khi nền kinh tế Việt
Đây chính là phản ứng của thị trường vốn tín dụng. Trước sự phản ứng đó. Ngân hàng Nhà nước buộc phải “cởi trói” đối với lãi suất kỳ hạn trung và dài. Sau khi cho phép các TCTD được áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với cho vay sản xuất, kinh doanh trung và dài hạn, mặt bằng lãi suất loại kỳ hạn này đã lập tức tăng lên rất cao. Theo tổng hợp của NHNN, hiện tại lãi suất kỳ hạn này là khoảng 12-14%/năm đối với nhóm NHTMNN và khoảng 15-17%/năm đối với nhóm NHTMCP. Thậm chí, có những doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao hơn nhưng vẫn không thỏa mãn điều kiện vay vốn.
Với mặt bằng lãi suất cao như vậy, thật khó hình dung doanh nghiệp nào có thể chịu đựng được nếu duy trì một cơ cấu vay nợ thiên về kỳ hạn trung và dài hạn. Thực trạng lãi suất này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp hoạt động theo kiểu cầm cự, không dám nhìn xa, trông rộng. Chớ trêu là số doanh nghiệp như vậy không hề ít. Điều này xuất phát từ thực tế phụ thuộc vào vốn tín dụng của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa, những đối tượng vừa không được hưởng “bầu sữa” vốn nhà nước nhưng lại chưa mon men được vào thị trường chứng khoán.
Có thể dễ nhận ra sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp Việt
Tóm lại, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp phải vật lộn với mức lãi suất cao để tồn tại. Giá vốn cao về lâu dài sẽ làm kiệt quệ sinh lực của doanh nghiệp. Nhưng điều đáng nói là sự phân hóa về giá vốn trên thị trường sẽ đẩy các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều nhanh chóng lâm vào cảnh ngộ xấu hơn do chịu thêm áp lực cạnh tranh.
Quay lại cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội vừa đề cập ở trên, dễ thấy các doanh nghiệp được hưởng lợi từ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp FDI là những người chiếm lợi thế về giá vốn. Đối với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, mặc dù đã có cơ chế thu từ sử dụng vốn ngân sách nhưng chắc rằng cơ chế này không thể cập nhật kịp với diễn biến lãi suất của thị trường hiện nay. Do vậy, chi phí sử dụng nguồn vốn này vẫn thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung. Còn đối với doanh nghiệp FDI, do chỉ chịu lãi suất từ thị trường vốn bản địa, nhìn chung thấp hơn nhiều so với mặt bằng lãi suất tại Việt
Cạnh tranh là một “cuộc chiến” sàng lọc, là động lực của sự phát triển vì qua đó giúp thải loại những đối tượng yếu và giữ lại những cá thể khỏe mạnh. Nhưng cạnh tranh phát triển trước tiên phải là một cuộc chơi sòng phẳng. Dường như điều này không tồn tại trong cuộc cạnh tranh về giá vốn đang đề cập. Bối cảnh kinh tế không mong muốn vô tình đã đẩy các doanh nghiệp trong nước nhỏ và vừa, thiếu vốn nhưng tiềm ẩn năng lực sáng tạo rơi vào thế bất lợi trong cuộc cạnh tranh. Hàng loạt “hạt mầm” cho một môi trường cạnh tranh hơn có thể sẽ “chết yểu”.
Nhìn từ góc độ giá trị tuyệt đối, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tổng số 704,2 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2009, trong đó có 153,8 nghìn tỷ đồng đầu tư từ ngân sách Nhà nước, 180 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện (nếu tính tỷ giá VND/USD là 18.000) và 3,35 nghìn tỷ đồng giải ngân vốn ODA.
|
Lạm phát chính là thủ phạm gây “chia rẽ” thị trường vốn tại Việt Nam từ bấy lâu nay nhưng đã và đang gây tác hại mạnh hơn trong bối cảnh kinh tế trong nước chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Lãi suất không thể thấp hơn tỷ lệ lạm phát và lạm phát lo ngại. Lạm phát cao đã đẩy lãi suất lên cao và đưa doanh nghiệp vào thế bị kẹp giữa chi phí đầu vào tăng cao và đầu ra bị thu hẹp.
Trong điều kiện như vậy, các doanh nghiệp bị rơi vào thế bất lợi trong cạnh tranh chỉ còn cách tập trung sự sáng tạo, xoay sở hết khả năng để “cái khó ló cái khôn”. Doanh nghiệp sẽ phải tìm mọi cách để tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn. Mỗi doanh nghiệp làm được điều đó mới có thể tồn tại và đồng thời góp phần hiện thực hóa các chỉ tiêu kinh tế mà Quốc hội đã đề ra. Theo đó, tăng trưởng dư nợ tín dụng chỉ tối đa 25% (so với mức 37,73% của năm 2009) nhưng tăng trưởng kinh tế phải đạt 6,5% (so với mức 5,32% của năm 2009), trong khi bội chi ngân sách giảm còn 6,2% (so với mức 6,9% của năm 2009) và việc phát hành trái phiếu chính phủ vẫn chưa thuận lợi.
Quang Huy