Cuộc “bầu cử” độc đáo phân xử vụ việc cả làng giành nhau chức thủ từ

Chẳng cần hô hào vận động, một ngày đầu tháng 7/2012 vừa qua, người dân làng Vân Cát (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) nô nức kéo nhau về chật kín Hội trường UBND xã đông như đi hội. Cứ tưởng địa phương có liên hoan văn nghệ đặc sắc hay cuộc bỏ phiếu tín nhiệm quan chức xã, ai ngờ cuộc họp đặc biệt này lại là cuộc bỏ phiếu phân xử vụ việc hai người dân giành nhau chiếc “ghế nóng”: Chức thủ từ.

Chẳng cần hô hào vận động, một ngày đầu tháng 7/2012 vừa qua, người dân làng Vân Cát (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) nô nức kéo nhau về chật kín Hội trường UBND xã đông như đi hội. Cứ tưởng địa phương có liên hoan văn nghệ đặc sắc hay cuộc bỏ phiếu tín nhiệm quan chức xã, ai ngờ cuộc họp đặc biệt này lại là cuộc bỏ phiếu phân xử vụ việc hai người dân giành nhau chiếc “ghế nóng”: Chức thủ từ. 
Phủ Vân Cát
Phủ Vân Cát
Giành nhau chức vụ “cha truyền con nối”
Phủ Vân Cát thuộc quần thể khu di tích Phủ Giầy tại địa phương do cụ Trần Văn Bái (80 tuổi) từ 20 năm qua liên tiếp giữ chức thủ nhang. Với lý do tuổi cao sức yếu, một thời gian trước đây cụ đã làm đơn gửi làng xin trả lại chức thủ nhang. Nhớ lại những công sức đóng góp của cụ đã có nhiều năm quản lý, trông coi và tôn tạo khu di tích từng bị chiến tranh, thời gian tàn phá thành một khu di tích có quy mô “hoành tráng”, người dân trong làng đều mong muốn cụ tiếp tục giữ “chức vụ” nhưng ông lão nhất mực từ chối.
Ông Trần Văn Cường (SN 1969, người con trai út ông Bái) cho biết sau khi mẹ mất năm 2007, sức khỏe ông Bái ngày một giảm sút, từng họp nội bộ gia đình mong muốn một người trong số bốn người con trai tiếp tục làm thủ nhang của phủ theo truyền thống địa phương “cha truyền con nối”. Sau khi xem xét chọn lựa, cụ nhận thấy người con trai út làm thủ nhang là hợp hơn cả bởi đã từng nhiều năm theo cha phục vụ các công việc tại phủ; thông thạo các nghi lễ trong những ngày diễn ra lễ hội; hoặc tế lễ vào những ngày sóc vọng.
Tuy nhiên khi nghe ý định của cha, những người con trai lớn của ông thủ từ không đồng ý vì cho rằng “quyền huynh thế phụ”, chức thủ từ nếu không đến lượt anh con trai cả thì cũng phải là anh thứ hai, thứ ba; còn đứa em út thì không có lý gì lại được giao công việc “cha truyền con nối”. Vì những quan niệm này mà mâu thuẫn giữa anh em, cha con xuất hiện; trong gia đình lúc nào cũng nặng nề. “Có những lần mấy anh em con ông thủ từ còn kéo nhau ra cả phủ, nơi tôn nghiêm mà mắng mỏ nhau, thật chẳng ra làm sao”, một người dân trong làng nhớ lại. 
Ông lão cũng bất lực khi tìm cách phân xử cho đúng vì đây là công việc của làng, của xã; không phải là tài sản của cụ mà có thể phân chia hay viết di chúc thừa kế cho con này, con kia. Người con mà cụ chọn lựa để kế nghiệp thì các con lớn không đồng ý, mà những người anh lại không có đủ những tiêu chí làm thủ nhang. Sau nhiều ngày suy nghĩ, ông lão quyết định trả lại chức thủ nhang lại cho làng. Trong đơn, ông thủ từ tha thiết đề nghị: “Tôi tuổi đã cao, sức khỏe yếu; nay các con đã khôn lớn, trưởng thành chẳng còn thiếu thứ gì, tôi xin trao trả lại công việc thủ nhang lại cho làng để tìm người thay thế”. Không chỉ người dân trong làng mà ngay chính các con cụ cũng khá bất ngờ trước quyết định của cụ. Tuy nhiên lời nói của cụ “chắc như đinh đóng cột”, ai can gián thế nào cụ cũng không thay đổi.
Lá đơn xin thôi giữ công việc thủ nhang của cụ Bái làm không chỉ chính quyền thôn mà ngay cả UBND xã cũng khá lúng túng trong cách giải quyết để chọn lựa người vào vị trí này. Nhiều cuộc họp được tổ chức, từ họp bô lão, họp đoàn thể, họp chính quyền địa phương nhưng vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Nguyên tắc đưa ra là trong bất cứ giải pháp nào, người được chọn lựa làm thủ nhang phải kế thừa và phát huy được những công việc của người thủ nhang trước đây. Bao nhiêu cuộc họp là bấy nhiêu lần tranh luận nảy lửa, thậm chí có những cuộc họp suýt xảy ra ẩu đả nếu không có sự can thiệp kịp thời của Ban an ninh thôn.
Cuộc “bầu cử” có một không hai
Nhận thấy tình hình ngày càng phức tạp, vượt ra khỏi khuôn khổ quản lý và điều hành của thôn, UBND xã Kim Thái đã phải vào cuộc. Đầu tiên, chính quyền xã xin ý kiến chỉ đạo của huyện, rồi tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp ý kiến thông qua chính quyền thôn, qua các tổ chức, phường hội. Mọi người thống nhất thành lập Quy chế điều hành của Hội đồng bầu cử “chức” thủ nhang; quyết định lựa chọn người hương khói cho di tích qua phương thức tự ứng cử và bầu cử; xây dựng 6 tiêu chí để mọi người trong làng nghiên cứu tham gia giới thiệu hoặc tự ứng cử vào “chức” thủ nhang nếu xét thấy mình đủ điều kiện. 
Vị thủ từ mới được dân làng lựa chọn sau cuộc “bầu cử’ đặc biệt
Vị thủ từ mới được dân làng lựa chọn sau cuộc “bầu cử’ đặc biệt
Từ hôm ấy, cứ mỗi ngày đủ 3 lần sáng – trưa - tối, hệ thống loa truyền thanh của thôn Vân Cát lại ra rả phát thông báo: “Mọi công dân đủ 18 tuổi, là người đăng ký thường trú tại địa phương, có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật, am hiểu Luật Di sản văn hóa và phong tục thờ cúng địa phương, thông thạo các nghi lễ trong việc tổ chức lễ hội, tế lễ đều có thể ứng cử vào chức thủ nhang của phủ”. Hội đồng bầu cử xét duyệt của làng không ngờ số “ứng cử viên” đạt mức kỉ lục: Gần 100 lá đơn từ 3 đội sản xuất. Qua vòng sơ tuyển, danh sách được chốt lại còn 7 người. Tiếp đó là qua cuộc bầu cử lần thứ nhất, 3 người bị loại và bốn người lọt vào vòng trong.

Phủ Vân Cát nằm ở phía tây bắc thôn Vân Cát, thuộc quần thể khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Giầy, tọa lạc trên khu đất rộng 2 mẫu 3 sào Bắc Bộ, theo sử sách được xây dựng từ năm 1663 và đã qua nhiều lần tôn tạo. Phủ nằm giữa đền làng và chùa Long Vân, tạo thành một quần thể kiến trúc thờ Mẫu - Thần - Phật có quy mô lớn. Lễ hội được tổ chức vào dịp tháng ba âm lịch hàng năm, gắn liền với sự tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh và để tôn vinh Thánh Mẫu -  một bậc thiên hạ mẫu nghi, vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu, một vị thánh trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Trước vòng đấu “chung kết”, hai trong số bốn “thí sinh” còn lại nhận thấy khả năng của mình không thể thắng trong cuộc bỏ phiếu sắp tới nên đã tự nguyện xin rút. Vậy là chỉ còn lại hai người tham gia “cuộc đấu” trong “trận chung kết’. “Những người trong Ban kiểm phiếu khi đó đã chịu những áp lực không ngờ. Trong thời gian bầu cử, một số đối tượng quá kích còn ném những thứ rác bẩn vào trong nhà “khủng bố tinh thần” vì cho rằng có sự gian lận phiếu bầu, làm cho tình hình anh ninh, trật tự tại địa phương bỗng phức tạp”, một thành viên trong Ban kiểm phiếu cho biết.

Ngày phân xử cuối cùng đã đến. Trong cuộc bầu cử của Hội nghị họp dân thôn Vân Cát 3/7 vừa qua, chính ông Trần Văn Cường là con trai út của cụ thủ từ cũ đã trúng cử với số phiếu bầu 287/421, đạt gần 70%. Từ kết quả của cuộc bầu cử, chính quyền xã Kim Thái đã ra quyết định công nhận ông Cường là người quản lý di tích (thủ nhang) phủ Vân Cát.
Phần lớn người dân làng Vân Cát đều hài lòng với kết quả cuộc bầu cử “chức” thủ nhang “có một không hai” này dù kết quả của cuộc bầu cử sau nhiều ngày lòng vòng đã lại “châu về hợp phố”; kết quả bầu cử phù hợp với truyền thống làm thủ nhang của phủ ở địa phương là “cha truyền con nối”. “Sẽ chẳng ai có thể đảm nhận chức thủ nhang của phủ tốt hơn bố con cụ Bái, một người đã được cả làng kính trọng, trong 20 năm làm thủ nhang đã góp công lớn tôn tạo, tu sửa khu phủ được như ngày hôm nay”, một người dân đánh giá.
Còn ông Trần Văn Vụ, Trưởng thôn Vân Cát thì lại có một niềm vui riêng khác: “Chính quyền cũng thở phào khi phải giải quyết hợp tình hợp lý một sự việc chưa hề có tiền lệ tại địa phương, mà cũng chưa có luật nào quy định”.
Doãn Kiên

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.