Cục An toàn thực phẩm nói không nên sợ cá nục nhiễm Phenol

 Cơ quan chức năng Quảng Trị đã niêm phong lô cá nục đông lạnh bị nhiễm phenol
Cơ quan chức năng Quảng Trị đã niêm phong lô cá nục đông lạnh bị nhiễm phenol
(PLO) -Theo như cách tính toán của TS. Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế: một người dù ăn 30 cân cá nhiễm phenol với hàm lượng như mẫu cá nục bị nhiễm chất phenol ở Quảng Trị trong vòng 1 tháng thì vẫn không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trước đó, theo kiểm tra của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị có một trong sáu mẫu cá nục tại kho đông lạnh của bà Lê Thị Thuộc, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh có hàm lượng phenol mức 0,037mg/kg.

Trong khi ngành y tế Quảng Trị cho rằng phenol là chất cấm, không được phép có trong thực phẩm còn lãnh đạo ngành nông nghiệp lại nói chất này được phép tồn tại nếu có hàm lượng dưới ngưỡng cho phép. 

Không nguy hiểm?

Trao đổi với PLVN, TS. Long cho biết: chất phenol có thể tìm thấy ở mọi nơi. Trong thực phẩm, một lượng phenol cũng đã được tìm thấy trong xúc xích, thịt hun khói, thịt ba chỉ rán, thịt gà rán, chè đen lên men, phenol và hợp chất phenol có tự nhiên trong một số loại thực phẩm. Các loại thực phẩm có hàm lượng phenol cao được chỉ ra như: cà chua, táo, lạc, chuối, cam, ca cao, nho đỏ, các loại dâu rừng và sữa. 

Tuy vậy, trao đổi với PLVN,  Phó Cục trưởng Long cho biết: nếu ăn uống phải sản phẩm có chứa phenol với hàm lượng cao có thể sẽ gây phá hủy đường ruột nghiêm trọng.  “Có một thí nghiệm ở loài gặm nhấm cho thấy phenol có thể gây chết chúng với một liều lượng nhất định. 50% con chuột được đưa ra thí nghiệm dùng 300-600 mg phenol/kg thể trọng, đã bị chết”- ông Long nói.  

Ông Long nói hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy phenol gây ung thư ở người. Viện Nghiên cứu ung thư quốc tế và cơ quan quản lý môi trường của Hoa Kỳ EPA cũng không xếp phenol vào nhóm gây ung thư ở người.  

Tuy nhiên, một nghiên cứu TDI (tổng lượng hấp thu trong ngày) của Cơ quan quản lý thực phẩm châu Âu đã chỉ ra thông tin đáng chú ý:  phenol mà cơ thể người có thể chịu được rơi vào khoảng 0,18 microgram/kg tỷ trọng/ngày.  

“Như vậy, mỗi người ăn với mức như vậy thì vẫn không có vấn đề gì với sức khỏe cả. Vì thế, với hàm lượng phenol mức 0,037mg/kg cá xét nghiệm ở trong Quảng Trị phát hiện ra, thì chúng tôi tính trung bình ra, 1 người Việt Nam có cân năng là 50 kg dùng khoảng 200g cá/ngày thì vẫn còn dưới cái mức này. Nhưng trên thực tế có phải ai cũng có thể ăn 2 lạng cá một ngày mà ngày nào cũng ăn như vậy”- ông Long nói. 

Vì sao người dân hoang mang?

Theo Cục An toàn thực phẩm, hiện nay chưa có cơ quan nào quy định đối với ngưỡng phenol trong hải sản. Bởi bình thường cá hay hải sản tự nhiên được đánh bắt lên hàm lượng phenol hầu như không có.  

“Nói thật, từ trước tới nay chẳng ai nghiên cứu hàm lượng phenol trong hải sản cả. Nếu có nghiên cứu là để đánh giá về mức độ ô nhiễm của môi trường. Khi môi trường bị ô nhiễm thì có thể nhiễm vào con cá chứ tự nhiên chẳng ai người ta đi nghiên cứu phenol trong cá. Hơn nữa, không có quy định thì đi kiểm tra làm gì”- TS Long nói. 

Theo ông Long, sau khi sự cố cá chết tại 4 tỉnh miền Trung, lại có thông tin nói cá nục nhiễm chất độc phenol khiến dư luận lo lắng là chuyện bình thường. Hiện nay thì cũng chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân cá chết là cái gì. Vì thế chúng ta không thể quy về cái này, cái khác được. Phải chờ kết quả chính thức rồi mới có đánh giá được. 

“Còn với thông tin mẫu cá nhiễm phenol ở mức 0,037mg, nếu thực sự nhiễm đúng như thế thì chưa có bằng chứng nào là ảnh hưởng tới sức khỏe cả. Cá như vậy thì yên tâm và ăn được bình thường không lo bị ảnh hưởng sức khỏe. Tôi cho rằng do việc địa phương cung cấp thông tin không rõ ràng nên mới làm cho người dân cảm thấy hoang mang.”- TS. Long nêu quan điểm.  

Nhưng trước sự quan tâm của dư luận, Phó Cục trưởng Cục ATTP lưu ý cần phải lấy mẫu để xét nghiệm thêm cho chắc chắn. Nhưng để làm rõ vấn đề lô cá nục này phải có sự vào cuộc của liên ngành gồm Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương và địa phương. 

“Phía Bộ Y tế đã yêu cầu trước mắt, lô cá đó cứ để nguyên ở đấy chưa cho lưu thông. Vài hôm nữa khi có kết quả nếu không thấy có vấn đề gì thì sẽ thông báo chính thức và cho người ta tiêu thụ thôi”- ông Long nói. 

Báo PLVN đã cố gắng liên hệ với Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, Bộ NN&PTNT để nắm thêm thông tin nhưng ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục này từ chối bình luận và cho rằng đây là vấn đề của liên ngành xử lý. Cục ông chỉ cung cấp thông tin để Cục ATTP, Bộ Y tế thống nhất phát ngôn.  

Đại diện Bộ Y tế cho biết, phenol có thể tìm thấy trong nước, không khí do chất thải công nghiệp có chứa phenol, thậm chí chất này cũng có thể tìm thấy trong mạch nước ngầm dưới đất. Phenol bị phân hủy trong không khí từ 1-2 ngày, tồn tại trong nước khoảng 1 tuần hoặc có thể hơn, tồn tại trong đất và có thể bị phân hủy bởi vi sinh vật. 

Đọc thêm

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.