"Cửa sổ bị vỡ” và nguyên nhân những vụ thảm án

"Cửa sổ bị vỡ” và nguyên nhân những vụ thảm án
(PLO) - Trước những vụ án giết người một cách dã man xảy ra trong thời gian gần đây,  nhiều chuyên gia đưa ra một số lý thuyết mới giải thích nguyên nhân của tội phạm. Đặc biệt lý thuyết “cửa sổ bị vỡ” được đưa ra thảo luận như một giải pháp mà xã hội nào cũng có thể học tập.  
Các chuyên gia lí giải, “cửa sổ bị vỡ” nếu không được sửa, nhiều người sẽ cho rằng đó là nhà hoang, thay nhau đột nhập vào lấy cắp đồ đạc. Nếu tình trạng này kéo dài, nhà này lan sang nhà khác, cả thành phố sẽ rơi vào cảnh hỗn loạn. 
Xã hội cũng vậy, nếu không quản lý thì tội phạm ngày càng tăng. Để khắc phục thuyết “cửa sổ bị vỡ”, phải bắt đầu từ những việc nhỏ như quét dọn nhà cửa, đường sá sạch sẽ, cảnh sát tăng cường tuần tra… và hiệu ứng tốt sẽ nhân lên. Từ một ngôi nhà an toàn, thị trấn nhỏ an toàn, cả thành phố sẽ an toàn.
PL&TĐ đã có cuộc trò chuyện với Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Kiện, Phó Khoa Luật hình sự Trường đại học Luật thuộc Đại học Huế về vấn đề tội phạm học.
- Thưa ông, theo ông đâu là nguyên nhân khiến tội phạm manh động như những vụ án vừa rồi?
ThS Kiện: Nguyên nhân dẫn đến tâm lý phạm tội là tổ hợp những phẩm chất tâm lý tiêu cực của cá nhân nảy sinh. Từ đó có thể giải thích vì sao trong một số vụ án, người phạm tội có nhân thân tốt nhưng vẫn gây án. Đó là vào thời điểm thích hợp, chín muồi, những tố chất tiêu cực trong họ mới bộc phát. Họ chưa vi phạm luật không có nghĩa những tố chất tâm lý tiêu cực trong họ sẽ bị triệt tiêu. 
- Thưa ông, theo tôi được biết thì biểu hiện lối sống và tiêu chí nhân thân cũng là công tác rất quan trọng trong phòng ngừa tội phạm. Chẳng lẽ ông phủ nhận hết những quan niệm này?
ThS Kiện: Xin thưa không. Những công tác đó rất quan trọng, nhưng trong thời điểm hiện nay, khi xã hội hiện đại hơn nhiều, cùng cần xem xét thêm những yếu tố khác. Ví dụ mặt trái của cơ chế thị trường là làm con người nảy sinh nhu cầu lợi ích; hay quá trình giao thoa của các nền văn hóa trên thế giới đến Việt Nam khiến một bộ phận thanh thiếu niên thích đua đòi, thờ ơ với gia đình, thời cuộc xã hội. coi nhẹ các giá trị đạo đức.
- Theo tôi được biết, hiện ở nước ta có ít nhất hai trường phái tội phạm học được nghiên cứu, ông có thể giới thiệu sơ qua vấn đề này?
ThS Kiện: Các giáo trình giảng dạy môn tội phạm học ở nước ta chưa đồng nhất, theo nhiều trường phái khác nhau, chủ yếu là trường phái phương Tây (Mĩ) và của Liên Xô (cũ). 
Nếu quan niệm tội phạm học của Liên Xô cho rằng môi trường là nguyên nhân chính gây nên hành vi phạm tội; thì quan niệm phương Tây lại coi trọng yếu tố bản thân, đạo đức hơn trong lí giải hành vi phạm tội. Họ lập luận rằng môi trường sống không thể là nguyên nhân chính bởi thực tế nhiều người cùng hoàn cảnh sống chung trong một môi trường nhưng người này phạm tội, người kia không. Họ cho rằng người phạm tội phải có những đặc điểm riêng thuộc về bản chất. 
Trên thế giới, các trường phái tội phạm học tồn tại song song, còn ở nước ta chủ yếu vẫn theo trường phái của Liên Xô. Việc áp dụng những lí luận tội phạm học phương Tây còn hạn chế.
- Ông có thể lấy ví dụ về hạn chế áp dụng lí luận tội phạm học phương Tây ở nước ta?
ThS Kiện: Tôi xin lấy ví dụ về quan điểm đặc điểm tội phạm bẩm sinh. Không hoàn toàn đúng nhưng lý thuyết tội phạm học của phương Tây qua nhiều cuộc khảo sát trên hàng ngàn vụ án đã chỉ ra một số đặc điểm nhận diện mầm mống tội phạm qua các đặc điểm sau: Lông mày rậm; Môi dày, gò má cao; Trán cao nhưng dốc (khác với trán cao, dài); Cánh mũi to và nở; Mắt có nhiều tròng trắng...
Ngoài ra những đối tượng nguy cơ phạm tội thường có ưa trò chơi bạo lực từ nhỏ. Một người không thể bỗng dưng cầm hung khí giết người. Thực tế có những người rất sợ giết động vật. Nhưng ngược lại có những người thích chém giết động vật. Đó chính là yếu tố tội phạm bẩm sinh. Tác động của môi trường sống chỉ làm hành vi phạm tội đến nhanh hoặc chậm. Nguyên nhân cốt lõi nằm ở đạo đức, bản chất của tội phạm.
- Ông có lời khuyên nào với bạn đọc trước khi kết thúc cuộc trò chuyện?
ThS Kiện: Xã hội nào cũng vậy, cần xác định không thể xóa bỏ tội phạm mà chỉ giảm tội phạm. Nên ưu tiên áp dụng những biện pháp xã hội (tuyên truyền, răn đe) trước khi xảy ra tội phạm, luật hình sự là giải pháp cuối cùng.
- Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm

Triệt phá đường dây chế độ vũ khí quân dụng

Các đối tượng bị bắt giam về tội "Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng" cùng tang vật (Ảnh: CACC).
(PLVN) -  Cơ quan CSĐT quận 4 (TP HCM) vừa triệt phá đường dây “độ, chế”, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ liên tỉnh/thành; khởi tố, bắt tạm giam 5 đối tượng về tội “Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”.

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với Phó Chủ tịch và nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

Bắt đối tượng vận chuyển gần 12.000 viên ma túy tổng hợp

Tang vật vụ án.

(PLVN) - Ngày 13/1, thông tin từ Công an huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) thuộc đơn vị đang tiếp tục mở rộng điều tra về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với Lê Văn Q (SN 1980, trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ).

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.