Cụ bà 75 tuổi vượt hàng ngàn km kiện em trai, đòi nhà

Bà Văn Tuyết Hảo vượt hàng ngàn cây số từ Bến Tre ra Hà Nội tìm đến Báo Pháp luật Việt Nam để kêu oan. Vụ kiện 10 năm chưa có hồi kết gây cảm giác buồn thương cho cuộc đời vất vả long đong của đương sự, buồn cho thế thái nhân tình và buồn cho hiện tượng “án dân sự, xử sao cũng được”.

Bà Văn Tuyết Hảo, 75 tuổi vượt hàng ngàn cây số từ Bến Tre ra Hà Nội tìm đến Báo Pháp luật Việt Nam để kêu oan. Vụ kiện 10 năm chưa có hồi kết gây cảm giác buồn thương cho cuộc đời vất vả long đong của đương sự, buồn cho thế thái nhân tình và buồn cho hiện tượng “án dân sự, xử sao cũng được”.

Nhọc nhằn hành trình kiện đòi nhà

Bà Hảo là con thứ tư trong một gia đình có tới 11 anh em, trong đó ông Văn Yến Tuấn (bị đơn vụ án) là em trai út. Bà Hảo có căn nhà số 225/2 Trần Quốc Tuấn ở phường 4, TX Bến Tre đã được Sở Xây dựng cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà số 49/CN-XD ngày 24/2/1994 mang tên Văn Tuyết Hảo.

fsbgtrt

Bà Hảo đã vượt ngàn cây số đến kêu oan tại Báo Pháp luật Việt Nam.

Ngày 8/1/1995, trước khi đi xuất cảnh sang Mỹ, bà Hảo đã làm giấy ủy quyền căn nhà trên cho mẹ ruột là cụ Văn Cần và em trai Văn Yến Tuấn với nội dung ủy quyền như sau: Quản lý và sử dụng toàn bộ diện tích nhà, có quyền sửa chữa những hư hại nhỏ nhưng tuyệt đối không được bán, cho thuê hay cầm cố thế chấp.

Thời hạn ủy quyền được tính đến khi bà Hảo hồi hương, cụ Cần và ông Tuấn phải trả lại nhà. Giấy ủy quyền trên được lập tại Phòng Công chứng nhà nước số 1 tỉnh Bến Tre với sự có mặt của bà Hảo, cụ Cần, ông Tuấn và ông Phan (chồng bà Hảo), do công chứng viên Bùi Trọng Tâm ký. Giấy ủy quyền xác nhận rất rõ: Người ủy quyền, người nhận ủy quyền đã ký tên trước mặt công chứng viên.

Năm 1999, vợ chồng bà Hảo về nước, thấy ngôi nhà của mình đã được ông Tuấn xây sửa, tự ý cho thuê không thực hiện đúng như cam kết trong giấy ủy quyền nên đòi lại nhà nhưng ông Tuấn không trả. Trong khi đang có tranh chấp thì ngày 17/4/2000, ngôi nhà trên đã được UBND tỉnh Bến Tre cấp “sổ đỏ” (sau đó tỉnh đã phải thu hồi).

Qua ba vòng tố tụng.

Bản án sơ thẩm vòng tố tụng thứ nhất của TAND tỉnh Bến Tre vào năm 2003 xử bác yêu cầu hủy giấy ủy quyền và đòi nhà của bà Hảo đã bị bản án phúc thẩm Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM tuyên hủy án, giao về cấp sơ thẩm để điều tra xét xử lại theo thủ tục chung.

Bản án sơ thẩm vòng tố tụng thứ hai năm 2005 vẫn tuyên bác yêu cầu khởi kiện của bà Hảo, buộc nguyên đơn phải kháng cáo. Bản án trên đã bị Tòa phúc thẩm sửa án, tuyên hủy hợp đồng ủy quyền, buộc ông Tuấn phải giao trả nhà cho bà Hảo. Tuy nhiên, bản án phúc thẩm trên bị kháng nghị và giám đốc thẩm xử hủy giao về cấp sơ thẩm xử lại.

Đến vòng tố tụng thứ ba vào năm 2009, công lý đã hé mở với bà Hảo khi cả bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên chấp nhận yêu cầu hủy hợp đồng ủy quyền và đòi nhà của bà Hảo, buộc ông Tuấn phải trả lại nhà. Bà Hảo phấp phỏng chờ đến ngày được thi hành án thì đột ngột ngày 6/8/2010, TANDTC lại có kháng nghị số 637/DS-KN kháng nghị giám đốc thẩm hủy án để điều tra xét xử lại từ đầu.

Day dứt lương tâm...

Bà Hảo bật khóc uất ức: “Sự thật vụ án đã rõ như vậy mà TANDTC cố tình ra kháng nghị giám đốc thẩm với căn cứ hết sức “trời ơi đất hỡi” là phải giám định chữ ký của cụ Văn Cần trong Giấy ủy quyền lập tại Phòng Công chứng nhà nước số 1 tỉnh Bến Tre ngày 8/1/1995.

Trong Giấy ủy quyền này đã xác nhận rất rõ: Bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền đã ký trước mặt công chứng viên, vậy thì yêu cầu giám định chữ ký đó liệu có căn cứ hay không? Lẽ đơn giản đó tại sao người có thẩm quyền kháng nghị cố tình không hiểu, tôi là dân đen, biết kêu ai bây giờ?”.

Tôi gợi chuyện khác để đương sự vơi đi nỗi bức xúc: “Trong Bến Tre thời tiết ấm áp, ra ngoài này trời lạnh thế bà có khó ở không?”. Bà Hảo cười mà mắt rưng rưng lệ: “Lạnh thế này chưa thấm chi với bên đó đâu cô! Ở bển tuyết trắng trời, lạnh thấu xương cộng với nỗi nhớ cố hương khiến tôi không lúc nào yên.

Nhớ thắt lòng cô ạ! Chính vì thế mà vợ chồng tôi mới hồi hương về quê Mẹ. Không ngờ xảy ra chuyện tranh chấp nhà với cậu em, rồi thì trên hành trình tố tụng mệt mỏi, ông nhà tôi đã qua đời, bỏ lại tôi một mình. Khi mất, ổng khuyên tôi hay là bỏ cuộc, ừ thì ngôi nhà kỷ niệm thời son trẻ, được gây dựng bằng mồ hôi nước mắt của vợ chồng mình quý thật, nhưng bây giờ vốn quý nhất là sức khoẻ của mình.

Các con tôi biết chuyện cũng khuyên thôi cho qua đi má, tụi con sẽ mua cho má ngôi nhà tốt hơn nhiều. Nhưng đó là ngôi nhà gắn với kỷ niệm, nghĩa tình của đời mình, tôi làm sao có thể bỏ qua?”.

Bà Hảo bồi hồi nhớ lại, ngày ông bà hồi hương, ngồi trên máy bay, đôi vợ chồng già cùng khấp khởi mơ ước sẽ được về sống an nhàn lúc tuổi già trong ngôi nhà mình, chăm sóc nhau và làm từ thiện.

Mười năm trôi qua, ông đã qua đời, bà thành một bà già tóc bạc phơ, đau khổ và tuyệt vọng mà vẫn chưa tìm được công lý. Mười năm qua bà Hảo phải thuê nhà trọ để sống và theo kiện, và bà không biết còn phải thuê nhà trọ đến bao giờ? Bà Hảo năm nay đã 75 tuổi, suy sụp cả sức khỏe lẫn niềm tin công lý, chẳng biết có sống được đến ngày đòi được nhà hay không?

Tôi chỉ biết động viên bà cụ phải vững tin vào công lý, và mong rằng Hội đồng xét xử giám đốc thẩm TANDTC sẽ sáng suốt công tâm, bác kháng nghị không có căn cứ pháp luật số 637/DS- KN ngày 6/8/2010, để bà Văn Tuyết Hảo được sống trong ngôi nhà được gây dựng bằng mồ hôi nước mắt của mình trong những năm tháng cuối đời.

Nguyễn Lê

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.