COVID-19 và bạo hành

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Vì sao số vụ bạo hành trẻ em không giảm nhiều, mà một số vụ mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng là điều trăn trở tại phiên giải trình về “tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em” diễn ra sáng 22/2 do Ủy ban Văn hoá, Giáo dục chủ trì phối hợp Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Xã hội (cùng thuộc Quốc hội) tổ chức.

Một thống kê cho thấy trẻ bị bạo lực bởi người thân trong gia đình trong 2021 chiếm tỷ lệ cao nhất, 72,84%; tăng 5,3% so với 2020. Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH cho biết tình hình xâm hại trẻ em vẫn diễn biến phức tạp.

Báo cáo của Bộ Công an cho thấy, năm 2021, toàn quốc có 1.914 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện. Một số vụ như mẹ bạo hành con gái 6 tuổi ở Hải Dương; bé gái 8 tuổi bị người tình của bố bạo lực ở TP HCM dẫn tới tử vong; bé gái 3 tuổi ở Hà Nội bị cha dượng đóng đinh vào đầu…

Trong 3 vụ việc bạo lực trẻ nổi cộm gần đây, lãnh đạo Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) nhận định, hầu hết do chính người thân, người có trách nhiệm nuôi dưỡng, quản lý các em gây nên. Vụ việc diễn ra trong môi trường kín nên khó phát hiện và phòng ngừa.

Đại diện Cục Cảnh sát Hình sự phân tích mặt trái của xã hội khi nhiều người quan niệm đây là việc riêng của mỗi gia đình, chưa có ý thức tố giác để ngăn chặn, nhiều vụ việc kéo dài trước khi được phát hiện. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên nhiều người mất việc làm, khó khăn trong kinh tế và mâu thuẫn gia đình, là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em.

Cùng quan điểm, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH cho biết bạo lực gia đình đang tăng lên rất nhanh. Năm 2021, bạo lực trẻ chủ yếu xảy ra tại gia đình do phần lớn thời gian các gia đình ở nhà vì dịch COVID-19. Thực tế, con số có thể cao hơn vì nhiều trường hợp chưa được phát hiện.

Vẫn theo lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, còn có nguyên nhân sự xuống cấp về đạo đức, vấn đề về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội trong một bộ phận người dân; xung đột gia đình và ứng xử của người lớn sau ly hôn cũng là một lý do, điển hình như vụ cháu bé bị bố ném xuống sông.

Vẫn biết đại dịch COVID-19 trong 2 năm qua đã gây tổn thất nặng nề trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Vẫn biết việc hạn chế đi lại, cách ly xã hội và biện pháp ngăn chặn dịch bệnh tạo thêm áp lực kinh tế, đời sống gia đình khó khăn, nhưng đó có phải là nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực gia tăng với phụ nữ và trẻ em?

Ví dụ không có COVID-19 thì trong gia đình nào và bất kỳ thời đại nào cũng ít nhiều có những lúc mâu thuẫn, áp lực, khó khăn; vậy chẳng lẽ cứ gặp khó là trút giận lên đầu con trẻ? Nói như vậy để thấy rằng, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tu dưỡng đạo đức của mỗi bậc làm cha, làm mẹ là rất quan trọng; chứ không nên chỉ quy hết lỗi cho COVID-19.

Để xảy ra những vụ bạo hành dã man còn có phần nguyên nhân từ năng lực cơ quan quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em ở một số địa phương. Và công tác phát hiện tố giác với những vụ bạo hành trẻ em còn chưa được phát huy. Như vụ cháu bé 3 tuổi tại Thạch Thất trước khi bị bắn đinh còn bị bắt nuốt đinh, uống thuốc sâu... nếu vụ việc được tố giác sớm đã có thể giúp ngăn hành vi bạo hành về sau. Vì vậy, như ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội; cần có cuộc tổng rà soát toàn diện trẻ em có nguy cơ bị bạo hành để chủ động phòng ngừa, xử lý tình huống phát sinh từ cơ sở; là rất xác đáng.

Đọc thêm

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bán sang nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mua bán người hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi như lừa "việc nhẹ, lương cao" hoặc mai mối "lấy chồng ngoại quốc". Những hành vi lợi dụng lòng tin để lừa bán người ra nước ngoài sẽ bị xử lý nghiêm khắc, với mức án có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) -  Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai; tài khoản mạng xã hội phải xác thực mới được đăng thông tin; áp dụng nhiều quy định về khuyến mại; hướng dẫn định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.