Công ty Cổ phần Tập đoàn Hamier Việt Nam bị xử phạt 84 triệu đồng

Ảnh minh họa: Báo SK&ĐS
Ảnh minh họa: Báo SK&ĐS
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế TP HCM vừa công bố danh sách xử phạt vi phạm hành chính của bộ phận khám chữa bệnh (từ ngày 31/3 đến 7/4/2023). Trong đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hamier Việt Nam bị xử phạt số tiền lên tới 84 triệu đồng.

Theo danh sách xử phạt của Thanh tra Sở Y tế TP HCM, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hamier Việt Nam (Phòng khám chuyên khoa Da Liễu), địa chỉ 461 Bà Hạt, phường 8, quận 10, TP HCM bị xử phạt 84 triệu đồng.

Công ty nêu trên đã có các hành vi vi phạm: Sử dụng các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chiếu tia, sóng) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người) tại các cơ sở không phải là bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ;

Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ (Lô hàng bao gồm: 05 hộp ZGTS (lăn kim), 2 hộp PRP Activator, 1 hộp Cuze PRP, 5 hộp Pure PRP, 15 hộp Cefotaxime, 88 ống Gentamicin Kabi 80 mg, 2 hộp E.P.T.G S300 1,1 ml, 27 ống Lignospan Standard, 36 tép Chỉ phẫu thuật, 30 viên Alphachymotrypsine, 28 viên Transamin 500 mg, 19 ống Kim tiêm 1ml, 9 lọ Hyaluronidase 1500 I.U, 30 ống Oriental, 01 hộp Thuốc bôi tê (Samsung Pharm) với giá trị lô hàng vi phạm: 16.302.300 đồng);

Hoạt động có biển hiệu không có đủ các thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật. Không niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Ngoài phạt tiền, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hamier Việt Nam còn bị đình chỉ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong lĩnh vực chăm sóc da, tư vấn duy trì về sắc đẹp thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hamier Việt Nam trong thời hạn 4,5 tháng; Tịch thu tang vật vi phạm; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp là 2 triệu đồng.

Cũng trong danh sách xử phạt, nhân viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hamier Việt Nam - Trần Thị Ngọc Linh bị xử phạt 35,1 triệu đồng, với lý do, khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Ngoài bị phạt tiền, bà Linh còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp là 100.000 đồng có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Ngoài ra, trong danh sách xử phạt của Thanh tra Sở Y tế TP HCM, Công ty TNHH Thẩm mỹ viện Saigon Star (địa chỉ tại số 8 đường số 2, khu phố 5, phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức) bị xử phạt 12,7 triệu đồng do vi phạm tại Chi nhánh Công ty TNHH Thẩm mỹ viện Saigon Star (Phòng khám chuyên khoa Thẩm mỹ) – địa chỉ số 400CD Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10.

Cơ sở này đã không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thay đổi người hành nghề theo quy định của pháp luật; Lập sổ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật và cuối cùng là nhân viên không đeo biển tên.

Thanh tra Sở Y tế TP HCM cũng xử phạt Công ty TNHH Rohto - Mentholatum (Việt Nam) - địa chỉ số 16 VSIP đường số 5, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, phường Bình Hòa, Thuận An, tỉnh Bình Dương số tiền 4 triệu đồng. Lý do xử phạt vì Chi nhánh số 2 của công ty này ở phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM, đã có hành vi ghi tên các khoa, phòng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đúng với hồ sơ giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...