Cõng chữ Bác Hồ lên vùng cao

QTV - Trên mọi nẻo đường đất nước - từ những thành phố sôi động đến các bản vùng cao xa xôi, những bản, ấp vùng sâu vùng xa vẫn luôn có những thầy giáo, cô giáo, những người đảng viên, giáo viên lặng lẽ ngày đêm tận tuỵ với nghề “trồng người”, truyền đạt kiến thức cho lớp lớp đàn em nhỏ, thắp lên những ước mơ của thế hệ tương lai.

QTV - Trên mọi nẻo đường đất nước - từ những thành phố sôi động đến các bản vùng cao xa xôi, những bản, ấp vùng sâu vùng xa vẫn luôn có những thầy giáo, cô giáo, những người đảng viên, giáo viên lặng lẽ ngày đêm tận tuỵ với nghề “trồng người”, truyền đạt kiến thức cho lớp lớp đàn em nhỏ, thắp lên những ước mơ của thế hệ tương lai. Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, cộng tác viên của Tạp chí Xây dựng Đảng giới thiệu với bạn đọc cả nước về ba tấm gương bình dị, hết lòng vì học sinh thân yêu.

Người thắp sáng phong trào học tập


Danh hiệu ấy thật xứng đáng dành cho người đảng viên trẻ Nguyễn Văn Chung, Hiệu trưởng trường THCS xã Tả Phìn. Nhắc đến Tả Phìn, không ít người còn e ngại về một vùng đất đầy khó khăn, gian khổ trên cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang. Đây là một xã vùng ba, với 100% đồng bào Mông sinh sống, diện tích gieo trồng rất ít, không có ruộng làm lúa nước. Năm năm về trước, Tả Phìn còn trên 50% số hộ đói nghèo, thậm chí có nhà “đứt bữa” hằng tháng. Vì vậy, không cho con cái đi học chữ, đối với đa phần gia đình người Mông là việc bình thường. Bởi trong suy nghĩ thường trực của họ cũng thật đơn giản: “Học cũng ăn ngô, không học cũng ăn ngô”.

Năm 2003, được phân công về làm Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường THCS Tả Phìn, chứng kiến thực tế này, thầy Chung bứt rứt không yên trong lòng, luôn thôi thúc ý nghĩ nhất định phải tìm cách giúp các em nhỏ ở đây thoát khỏi thất học, để tương lai của các em không lặp lại cuộc sống đói cơm, dốt chữ mà cha mẹ các em đã từng phải gánh chịu. Sau nhiều đêm trăn trở, thầy giáo Chung đã bàn bạc, tham mưu để Đảng uỷ xã ra nghị quyết về công tác giáo dục và vận động cán bộ, đảng viên đi học bổ túc văn hoá tại huyện để làm gương cho con em mình. Nhờ đó, đến nay đội ngũ cán bộ xã Tả Phìn đều đã học hết THCS và 30% số cán bộ đó đang theo học tiếp THPT và trung cấp chính trị tại huyện và tỉnh. Nhưng với thầy giáo Chung, thành quả lớn nhất là đã góp phần làm thay đổi nhận thức của bà con người Mông nơi đây về việc học hành của các em nhỏ. Từ phong trào học tập của đội ngũ cán bộ xã, phong trào học tập của trẻ em ở Tả Phìn bắt đầu khởi sắc. Từ năm học 2003-2004 đến nay, Tả Phìn luôn là điểm sáng trong toàn huyện.

Hằng ngày, chứng kiến nhiều em cõng sách đi bộ cả giờ qua những vách núi cheo leo để đến lớp đúng giờ, thầy Chung vừa vui, vừa rất thương! Có cách nào để các em đỡ vất vả, không phải đi học xa? Anh lại cùng tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường thực hiện thử nghiệm mô hình bán trú dân nuôi tại xã. Anh tham mưu để Đảng uỷ, chính quyền xã thành lập lớp và trực tiếp chỉ đạo hoạt động. Để có cơ sở vật chất và lương thực nuôi học sinh, anh đề xuất với thường trực HĐND xã ra nghị quyết chuyên đề về mở lớp bán trú dân nuôi và quy định về việc đóng góp của nhân dân, cán bộ, giáo viên để đảm bảo tốt đời sống cho học sinh. Bản thân anh đã cùng Ban giám hiệu và các thầy cô giáo trong trường không ngại khó, ngại khổ, ngày đêm bám trường, bám lớp, nắm chắc tình hình của mỗi lớp, mỗi em học sinh. Anh cùng giáo viên của trường xuống từng hộ gia đình, vận động, tuyên truyền và thuyết phục các bậc phụ huynh chung sức, chung lòng, quyết tâm duy trì hoạt động của các lớp. Đặc biệt, thầy hiệu trưởng Chung còn viết những bản tin, biểu dương những xóm hoạt động tốt, những em học sinh có kết quả học tập cao… để phát trên đài truyền thanh xã và đọc trong các buổi họp thôn, xóm. Điều này đã khích lệ tinh thần học tập của các em học sinh và các bậc phụ huynh. Đội ngũ giáo viên tuy còn khó khăn, nhưng với sự đồng cảm, yêu thương học trò, thầy Chung chủ động vận động và nêu gương cùng các thầy cô giáo đóng góp từ tiền lương của mình để mua lương thực, thực phẩm nuôi các em ăn học. Nhờ những tấm lòng nhiệt thành như thầy giáo Chung, nhiều hộ trong xã đã tích cực làm theo và lôi cuốn bà con bản làng đóng góp. Tâm huyết của thầy Chung và các thầy, cô trong trường đã đem lại sự tin cậy trong nhân dân. Nếu năm học 1999-2000, số tiền đóng góp và hỗ trợ của phụ huynh học sinh chỉ là 15 triệu đồng thì đến năm học 2003-2004 đã là 82 triệu đồng và năm học 2004-2005 là hơn 100 triệu đồng. Không những thế, nhân dân trong xã còn đóng góp hàng ngàn ngày công để xây dựng sân trường bê tông, tu sửa bàn ghế và các điểm trường. Các em có đủ trường, lớp, có điều kiện tốt để ăn ở, học hành; nhiều gia đình đã không còn thấy việc học hành của con cái như một gánh nặng, nên động viên con em mình đến trường. Đến nay, tỉ lệ học sinh theo học ở xã đạt trên 98%. Tại trung tâm xã luôn có từ 200 đến 250 em theo học các lớp bán trú dân nuôi. Năm 2004, Tả Phìn đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Thầy Chung tâm sự: “Người thầy giáo vùng cao như mình, được nhìn thấy các em học sinh đến trường đều đặn là hạnh phúc lớn lao nhất!”.

Để duy trì hoạt động của các lớp bán trú dân nuôi có chất lượng tốt, tạo điểm tựa vững chắc cho các em học sinh ở lại, yên tâm học tập, Chi bộ Nhà trường đã lãnh đạo Ban giám hiệu đề ra quy chế hoạt động cụ thể, quy định rõ trách nhiệm của từng giáo viên về bám lớp, bám điểm để giảng dạy và vận động học sinh theo học. Là Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Nhà trường, thầy Chung luôn gương mẫu thực hiện trước. Mặc dù gia đình ở trung tâm huyện Đồng Văn chỉ cách trường 12km, đường đi thuận tiện, nhưng thầy vẫn ở lại trường để theo dõi sát mọi hoạt động của các lớp học. Thầy còn đề xuất với Đảng uỷ, chính quyền xã dành quỹ đất để nhà trường làm vườn, trồng rau xanh, nuôi lợn cải thiện bữa ăn cho học sinh. Những nỗ lực của thầy Chung và tập thể giáo viên nhà trường đã được đền đáp xứng đáng. Từ năm học 2004-2005, Tả Phìn đã có học sinh giỏi và giáo viên giỏi cấp huyện. Đến Tả Phìn hôm nay, không còn nữa cảnh trường vắng vẻ, lớp thiếu học sinh, thầy không có trò. Thay vào đó là những lớp học đông vui, nhộn nhịp học sinh theo học. Những thành quả đó, có công lao của thầy Hiệu trưởng, Bí thư chi bộ Nguyễn Văn Chung, một người con quê hương xứ Thanh đã tình nguyện cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp trồng người ở vùng cao.


Theo xaydungdang.org.vn

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.